Vì sao bàn phím xếp theo kiểu QWERTY mà không phải ABCDE?

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao bàn phím máy tính lại được sắp xếp theo kiểu QWERTY mà không phải là ABCD hay kiểu gì khác?

Vì sao bàn phím xếp theo kiểu QWERTY mà không phải ABCDE?
Bàn phím máy tính là một thứ rất quen thuộc với mỗi người trong thời đại công nghệ số này, từ máy tính để bàn, máy tính xách tay cho đến máy tính bảng. Tuy nhiên bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tại sao cách sắp xếp của các kí tự lại là QWERTY (đặt tên theo 6 phím chữ góc trên cùng bên trái) mà không phải là ABCD.
Để biết được lý do này chúng ta cần quay trở lại những năm 1860, khi mà chiếc máy đánh chữ đầu tiên được phát minh bởi Christopher Sholes, một nhà báo đồng thời cũng là thợ in, sống ở Milwaukee.
 
Ban đầu, các ký tự trên máy đánh chữ ông sáng chế ra được xếp theo thứ tự bảng chữ cái ABCD, đặt từ phím bấm tới đầu in. Chữ sẽ được in lên giấy khi một phím bất kì được nhấn xuống.Tuy nhiên, những chữ cái được sử dụng thường xuyên lại được đặt cạnh nhau, khi người dùng có thao tác gõ nhanh, những ký tự nằm gần nhau trên bàn phím bắt đầu bị kẹt, vướng vào nhau, vì thế người gõ phải dùng tay gỡ các thanh gõ ra và kết quả là để lại dấu trên văn bản.
Vì lý do này James Densmore, một đối tác làm ăn với Sholes, đã đề nghị sắp xếp lại những ký tự hay được sử dụng, đưa chúng sang vị trí xa nhau hơn để tránh tình trạng kẹt phím. Từ đó bàn phím QWERTY ra đời.
 
Không lâu sau, Sholes và các cộng sự của ông đã bán thiết kế bàn phím của mình cho nhà sản xuất máy đánh chữ đầu tiên là Remington & Sons. Đến năm 1893, Remington và bốn nhà sản xuất máy đánh chữ lớn khác là Caligraph, Yost, Densmore và Smith-Premier đã cùng quyết định lấy QWERTY làm tiêu chuẩn về bàn phím trên những sản phẩm của mình. Với sự phổ biến của máy đánh chữ thời bấy giờ, bàn phím QWERTY đã tạo nên một thói quen khó có thể thay đổi của người dùng và ảnh hưởng lớn đến mọi loại bàn phím máy tính được sản xuất hiện nay.
 
Nhưng vào năm 2011, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto, Nhật Bản là Koichi Yasuoka và Motoko Yasuoka đã dựa theo sự phát triển của bàn phím vào thời kỳ của những đoạn mã Morse và đưa ra lập luận hoàn toàn khác. Theo họ, những chiếc máy đánh chữ ban đầu được sử dụng bởi các điều phối viên điện toán, tuy nhiên họ lại cảm thấy bàn phím với cách sắp xếp dạng ABCD gây ra nhiều phiền toái trong việc giải mã những bức điện tính. Vì thế, bàn phím QWERTY được tạo ra để giải quyết vấn đề nêu trên.
 
Dù vẫn chưa thể xác minh được chính xác lý do việc sắp xếp những phím bấm theo kiểu QWERTY, thế nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại.

Mách bạn vài “chiêu” khi mua bàn phím máy tính

(Kiến Thức) - Bàn phím máy tính có nhiều loại, khiến bạn không biết chú ý gì khi mua, loại nào phù hợp? Bạn có thể tham khảo chú ý dưới đây.

Mách bạn vài “chiêu” khi mua bàn phím máy tính
Meo chon mua ban phim may tinh tot
Bạn có thể dễ dàng tìm mua bàn phím máy tính tại cửa hàng thiết bị điện tử hoặc siêu thị điện máy... Trong đó, các dạng bàn phím có dây và không dây thuộc nhiều nhãn hiệu và giá bán khác nhau. 
Meo chon mua ban phim may tinh tot-Hinh-2
Khá nhiều loại giá "mềm" như Genius có giắc cắm USB (từ 90 đến trên 200 nghìn đồng), Logitech (trên 150 nghìn đồng), Delux (150 nghìn đồng). Một số loại có giá "chát" hơn do trang bị nhiều tính năng đi kèm (bàn phím phát sáng, tích hợp chuột cảm ứng...) như: Logitech K400R (790 nghìn đồng), Eblue dành cho dân game (600 -700 nghìn đồng)....
Meo chon mua ban phim may tinh tot-Hinh-3
Ngoài ra, loại bàn phím Multimedia (từ 200 đến trên 300 nghìn đồng) có thêm các phím hỗ trợ điều khiển cho các chương trình giải trí như xem video, nghe nhạc và các chương trình truy cập internet... trên máy tính.

Tận mục 12 mẫu bàn phím máy tính lịch sử

(Kiến Thức) - Chiếc bàn phím máy tính quen thuộc hàng ngày của bạn đã có những dấu mốc thay đổi, hoàn toàn lột xác kể từ khi chúng lần đầu xuất hiện.

Tận mục 12 mẫu bàn phím máy tính lịch sử
Tan muc 12 mau ban phim may tinh lich su
1. Câu chuyện về bố cục bàn phím. Chúng ta đều biết rằng bàn phím QWERTY được thiết kế không mang lại hiệu quả khi đánh máy.Một giải pháp được đưa ra dựa trên kết cấu máy đánh chữ của tiến sĩ August Dvorak, thiết lập lại cách bố trí bàn phím hiệu quả hơn trước, tránh kẹt phím và cải thiện tốc độ đánh máy. Chúng được biết đến là bàn phím Simplifield Keyboard được cấp bằng sáng chế năm 1936.

Điểm danh những bàn phím máy tính có giá… “trên trời”

Trên thế giới, có những chiếc bàn phím máy tính trị giá lên đến vài nghìn USD, chẳng hạn như Happy Hacking Keyboard.

 Điểm danh những bàn phím máy tính có giá… “trên trời”


Diem danh nhung ban phim may tinh co gia… “tren troi”
Bàn phím máy tính Happy Hacking Keyboard của hãng HP Nhật Bản vô cùng tinh xảo. Nó có giá... 4.440 USD

Đọc nhiều nhất

Tin mới