4 ông lớn “nhảy” vào du lịch sinh thái tâm linh đầy tai tiếng

(Kiến Thức) - Nói đến các ông lớn đầu tư dự án du lịch sinh thái tâm linh không thể không nhắc đến đại gia Nguyễn Văn Trường với các dự án chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc, ông Lương Minh Tường - dự án Khu du lịch tâm linh Lũng Cú… Tất cả những dự án trên đều gây lùm xùm dư luận.

4 ông lớn “nhảy” vào du lịch sinh thái tâm linh đầy tai tiếng
Đại gia Lương Minh Tường chủ dự án Khu du lịch tâm linh Lũng Cú
Dự án Khu du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh Lũng Cú đang được triển khai xây dựng trên diện tích quy hoạch 75ha tại xã Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) với 4 hạng mục công trình như khu tâm linh, khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng, khu cột cờ, khu đặt đại tượng Phật. Trong đó là 2 hạng mục chính gồm khu tâm linh chùa Lũng Cú rộng 70,5ha và khu đại tượng Phật diện tích 4,5ha.
Một phần diện tích của dự án đã lấn vào khu vực bảo vệ I và II của cột cờ (theo xác nhận của Bộ VHTTDL), do vậy, dư luận lo ngại công trình trên sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến di tích và môi trường, cảnh quan xung quanh.
Mới đây, chủ đầu tư dự án cam kết phần diện tích nằm trong khu vực bảo vệ của cột cờ Lũng Cú sẽ chỉ trồng cây cối để tạo cảnh quan, không xây dựng bất cứ hạng mục gì. Tuy nhiên, thực tế ngọn núi đang bị đục khoét nham nhở tạo mặt bằng và đang xây dựng các gian chùa, bậc thang, các công trình lưu trú khiến cảnh quan ở nơi đây bị ảnh hưởng.
4 ong lon “nhay” vao du lich sinh thai tam linh day tai tieng
Ông Lương Minh Tường và dự án Khu du lịch tâm linh Lũng Cú.
Dự án Khu du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh Lũng Cú được UBND tỉnh Hà Giang cấp phép đầu tư năm 2016. Tuy nhiên đến tháng 11/2018, Bộ TN&MT mới có quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án này. Bộ TN&MT yêu cầu khu du lịch phải đảm bảo nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích Cột cờ Lũng Cú và tuân thủ các quy định về bảo vệ di sản văn hóa.
Mới đây, Bộ VHTTDL khẳng định, dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú đã được triển khai nhưng chưa tuân thủ Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chưa thực hiện đúng các ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trước đó, Bộ VHTTDL đã nhiều lần có ý kiến tại các công văn 1569/BVHTTDL-DSVH ngày 17/4/2018 và số 2532/BVHTTDL-DSVH ngày 11/6/2018 về Dự án Khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú.
Do vậy, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Hà Giang chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra toàn diện việc triển khai dự án nêu trên và kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Được biết, Dự án Khu du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh Lũng Cú do Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ đầu tư. Tập đoàn Phúc Lộc có địa chỉ tại xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình do ông Lương Minh Tường làm Chủ tịch HĐQT. Ngoài ra, ông Tường còn là Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông Cienco 8. Tập đoàn Phúc Lộc được biết đến là một trong những doanh nghiệp lớn nhất tỉnh Ninh Bình với số vốn điều lệ 2.650 tỷ đồng. Tập đoàn này hoạt động trong nhiều lĩnh vực, từ dịch vụ cảng, thi công san lấp đến kinh doanh bất động sản.
Đại gia Nguyễn Văn Trường và dự án chùa Tam Chúc, Bái Đính
Nói đến ông lớn “nhảy” vào du lịch sinh thái tâm linh không thể không nhắc đến đại gia Nguyễn Văn Trường, ông chủ Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường với hàng loạt dự án “khủng” từng gây nhiều tai tiếng như chùa Bái Đính, khu du lịch Tam Chúc. Đáng chú ý, Đại gia Nguyễn Văn Trường, ông chủ doanh nghiệp Xuân Trường được cấp hàng nghìn hecta đất để xây chùa. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật lại không thể hiện rõ khi nào Xuân Trường phải bàn giao lại cho Nhà nước sau khi hoàn thành xây dựng.
Cụ thể, vào tháng 8/2019, trả lời chất vấn của ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng) xung quanh việc cấp hàng ngàn hecta đất để đầu tư, xây dựng khu văn hoá tâm linh chùa Bái Đính (Ninh Bình), chùa Tam Chúc (Hà Nam), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà đã chỉ ra những “vấn đề” tại 3 đại dự án xây dựng chùa trên.
Theo đó, tại Khu núi chùa Bái Đính thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 82/2003 và quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Tràng An đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó khu vực núi chùa Bái Đính có diện tích 1.005,3 hecta.
4 ong lon “nhay” vao du lich sinh thai tam linh day tai tieng-Hinh-2
 Dự án chùa Tam Chúc.
Bộ TN&MT chỉ rõ, UBND tỉnh Ninh Bình giao đất cho 3 cơ quan gồm: Sở Thương mại - Du lịch (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) 495,3 hecta để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính; Ban quản lý quần thể danh thắng Tràng An 18,6 hecta để xây dựng cơ sở hạ tầng khu núi chùa Bái Đính và UBND huyện Gia Viễn 4,3 hecta để mở rộng khu dân cư hiện hữu.
Việc giao đất cho 3 đơn vị như trên để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, xây dựng khu tâm linh là chưa thể hiện rõ đối tượng được giao đất để quản lý hay giao đất để sử dụng; không thể hiện chế độ sử dụng đất; không thể hiện mục đích sử dụng từng loại đất theo quy định của Luật Đất đai nên chưa đủ cơ sở để xác định diện tích phải tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, căn cứ để xác định giá đất.
Tại dự án chùa Tam Chúc, từ năm 2008 đến năm 2011, UBND tỉnh Hà Nam ban hành 2 quyết định thu hồi đất đã giao và giao toàn bộ diện tích 815,1 hecta cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Xuân Trường để thực hiện dự án.
Trong đó, Quyết định số 1364 ngày 04/11/2008 cho doanh nghiệp này thuê đất với diện tích 509,0 hecta, thời hạn 50 năm. Quyết định số 1380 ngày 09/11/2011 giao 306,1 hecta đất, hình thức giao đất để quản lý và đầu tư xây dựng khu du lịch, nhưng không yêu cầu phải bàn giao lại cho Nhà nước sau khi hoàn thành xây dựng.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, các quyết định giao đất của tỉnh Hà Nam còn chưa rõ ràng về nội dung: Mục đích sử dụng chỉ thể hiện “đầu tư xây dựng khu du lịch Tam Chúc” mà không thể hiện loại đất cụ thể theo quy định tại Điều 13 của Luật đất đai; chưa xác định được mục đích sử dụng đất cụ thể trong từng quyết định (do tại thời điểm giao đất chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng) là không thống nhất và thiếu cơ sở để tính tiền thuê đất.
Đối với Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt (ATK) Định Hóa có quy mô sử dụng đất là 19,9 ha thì đến nay UBND tỉnh Thái Nguyên chưa giao đất cho doanh nghiệp. Lý do là doanh nghiệp đang hoàn thiện thiết kế dự án theo quy hoạch được duyệt, chưa có hồ sơ xin thuê đất theo quy định.
Ông chủ Bánh pía - Lạp xưởng Tân Huê Viên và lùm xùm quanh dự án Liên hoa Bảo tháp và tượng Phật Dược Sư
Mới đây, dư luận lùm xùm vụ việc ông chủ thương hiệu bánh pía – lạp xưởng Tân Huê Viên (Sóc Trăng) triển khai xây dựng công trình Liên hoa Bảo tháp và tượng Phật Dược Sư hoành tráng trên đất Khu công nghiệp.
Dự án Dịch vụ Tân Huê Viên - Liên hoa Bảo tháp chủ đầu tư là Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Bánh pía - Lạp xưởng Tân Huê Viên do ông Thái Tuấn làm Tổng Giám đốc. Dự án được xây dựng trên phần đất thuê 42.000m2 (thuộc Khu Công nghiệp An Nghiệp, địa chỉ tại Quốc lộ 1A, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng. Thời gian thuê đất là 49 năm, quyết định cho thuê bắt đầu từ năm 2018.
Dự án bao gồm nhiều hạng mục, trong đó điểm nhấn là tòa tháp hình hoa sen (có tên là Liên hoa Bảo tháp), được thiết kế với chiều cao 68m, đường kính 119m, phần trung tâm tháp là 16 tấm thép lớn mô phỏng cánh hoa sen. Phần trung tâm tháp được đặt một tượng Phật Dược Sư nặng 19 tấn, chiều cao là 6,8m (dự kiến pho tượng này sẽ được dát 88 lượng vàng). Chủ đầu tư cũng đã tiến hành lễ đúc tượng Phật vào 14/8/2019. Hiện dự án đang ở giai đoạn thi công nền móng.
4 ong lon “nhay” vao du lich sinh thai tam linh day tai tieng-Hinh-3
 Ông chủ Bánh pía - Lạp xưởng Tân Huê Viên và lùm xùm quanh dự án Liên hoa Bảo tháp và tượng Phật Dược Sư.
Tuy nhiên, dư luận băn khoăn, đây có phải là một dự án mang tính tôn giáo, tín ngưỡng vì có nhiều hạng mục mang đậm tính tâm linh (Liên hoa Bảo tháp, tượng Phật Dược Sư...) và việc xây dựng dự án trên đất thuê của KCN có đúng? Việc xây dựng tượng Phật nêu trên có phải xin phép?
Trao đổi với báo chí khi đó, ông Thái Tuấn – Tổng giám đốc Công ty Tân Huê Viên - cho biết điểm dừng chân của công ty ông là điểm du lịch cấp tỉnh. Do đất công ty liền kề khu công nghiệp nên ông mạnh dạn thuê đất trong khu công nghiệp, đầu tư trên 500 tỷ đồng để mở rộng sản xuất, xây dựng dự án Liên hoa bảo tháp, dự kiến sau 2-3 năm hoàn thành. Đồng thời khẳng định, ông không kinh doanh tâm linh. Việc đúc tượng Phật Dược sư cao 6,8m thể hiện sự biết ơn, mong muốn có nhiều sức khỏe.
Ông Trần Văn Chuyện - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - khẳng định không có chuyện Công ty TNHH chế biến thực phẩm - bánh pía - lạp xưởng Tân Huê Viên (Công ty Tân Huê Viên) thuê đất trong Khu công nghiệp An Nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Sóc Trăng) để xây dựng dự án kinh doanh tâm linh.
Bà chủ 8X và dự án Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy
Mới đây, UBND tỉnh Hòa Bình có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển mục đích sử dụng 47,67 ha đất trồng lúa năm 2019 để thực hiện dự án Khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy (tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy), do Công ty TNHH Một thành viên Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư.
Theo hồ sơ pháp lý của dự án, Công ty Pacific - Hòa Bình có trụ sở chính tại thôn Lão Nội, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy. Người đại diện pháp luật của Công ty Pacific - Hòa Bình là bà Phan Thanh Hà (sinh năm 1986, thường trú tại phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội) làm Chủ tịch công ty.
Công ty TNHH Một thành viên viên Pacific - Hòa Bình là thành viên của Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương (Tập đoàn Thái Bình Dương). Tập đoàn được thành lập từ năm 2001 do ông Phan Văn Quý làm chủ tịch HĐQT.
Về dự án tâm linh Lạc Thủy, Bộ Quốc Phòng đã có văn bản gửi UBND tỉnh Hòa Bình trả lời về việc xin ý kiến địa điểm, ranh giới và nội dung đầu tư xây dựng dự án. Bộ Quốc phòng thống nhất với đề nghị của UBND tỉnh Hoà Bình về địa điểm quy hoạch và sử dụng khu đất để thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, công ty TNHH Phú Bình (nay là Công ty Cổ phần du lịch KOVA) cũng tham gia hoạt động xây dựng các công trình tâm linh tại Dự án Khu du lịch Thác Bạc - Suối Sao (xã Yên Trung, Yên Bình, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội).
Dự án được triển khai đầu tư xây dựng từ năm 2002 và được chia làm 2 giai đoạn. Về cơ bản, dự án hoàn thành giai đoạn 1 năm 2005 với quy mô 59,2ha, bắt đầu khai thác từ năm 2006. Sau đó, chủ đầu tư dự án đã có văn bản xin mở rộng quy mô dự án thêm khoảng 200ha.
Năm 2008, xã Yên Trung, xã Yên Bình huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được điều chỉnh địa giới hành chính, tách khỏi tỉnh Hòa Bình và sáp nhập về TP Hà Nội. Việc mở rộng Dự án buộc phải tạm dừng thực hiện để đảm bảo phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội,
Tháng 3/2015, Chủ đầu tư có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội xin tiếp tục thực hiện các thủ tục đầu tư mở rộng quy mô Dự án, trên cơ sở tiếp nối các nội dung đã thực hiện từ năm 2008 trở về trước theo quy định của pháp luật. Năm 2017, dự án được UBND TP Hà Nội chấp thuận Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1819/QĐ-UBND ngày 21/3/2017.

Liên quan các dự án du lịch tâm linh ngày càng mọc lên nhiều, Đại biểu Phạm Văn Hòa, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng, Chính phủ cần phải vào cuộc hết sức quyết liệt để ngăn ngừa, phòng ngừa những ai lợi dụng vấn đề tâm linh để xây dựng chùa chiền to lớn.

Đại gia Xuân Trường thông tin "sốc" về siêu dự án ở Chùa Hương

Ông Nguyễn Văn Trường - GĐ doanh nghiệp Xuân Trường - bất ngờ khẳng định rằng ông "chỉ gợi ý" cho Hà Nội về siêu dự án tâm linh 15.000 tỉ đồng tại Chùa Hương, còn cá nhân ông đang rất bận, "có khi mời cũng chẳng làm".

Đại gia Xuân Trường thông tin "sốc" về siêu dự án ở Chùa Hương
Liên quan đến các ồn ào về đề xuất xây dựng siêu dự án tâm linh quy mô 15.000 tỉ đồng tại chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), mới đây, đại gia Nguyễn Văn Trường đã đồng ý chia sẻ quan điểm riêng với PV.

Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh

Đại gia Nguyễn Văn Trường nổi tiếng với các dự án du lịch tâm linh siêu khủng như Khu du lịch Tràng An – Tam Cốc - Bích Động, cố đô Hoa Lư - chùa Bái Đính...

Đại gia chay trường và những siêu dự án tâm linh
Là người góp phần quan trọng làm vùng đầm lầy Tràng An (Ninh Bình) thành Di sản thiên nhiên thế giới, biến trại giam Ba Sao (Hà Nam) thành ngôi chùa Tam Chúc có quy mô lớn nhất thế giới, rồi đề án tam giác tâm linh Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình…, ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, khiến người ta không khỏi tò mò tiền ở đâu mà nhiều thế? Về phần mình, ông Trường nói, đại gia cũng chỉ ngày ăn 3 bữa, chết không thể mang tiền theo nên cần để lại cho đời những dấu ấn đặc biệt.

Công ty Khánh Hòa băm nát núi Chín Khúc để xây dự án tâm linh

Chủ đầu tư - Công ty Khánh Hòa-  khẳng định được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép bạt núi để xây khu du lịch tâm linh, dựng tượng phật trên đỉnh núi Chín Khúc.

Công ty Khánh Hòa băm nát núi Chín Khúc để xây dự án tâm linh
Như Zing.vn đã có loạt bài phản ánh về việc doanh nghiệp cho máy móc san ủi, bạt núi Chín Khúc để làm dự án, trong khi đó nhiều cơ quan ban ngành tỉnh Khánh Hòa nói không nắm hồ sơ và không rõ ai đang xây dựng gì trên đỉnh núi này.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.