3 phương án cứu cầu Long Biên: Vô lý, không tưởng, thực dụng!

(Kiến Thức) - "Rất vô lý, không tưởng, thực dụng" là những từ được KTS Trần Thanh Vân nhắc đi nhắc lại trong cuộc trò chuyện cùng Kiến Thức, khi bàn về 3 phương án bảo tồn cầu Long Biên.

3 phương án cứu cầu Long Biên: Vô lý, không tưởng, thực dụng!
Di dời cầu là điều không tưởng
- Ở góc độ là một kiến trúc sư, bà đánh giá thế nào về 3 phương án liên quan đến cầu Long Biên mà Bộ GTVT vừa đưa ra?
Trước hết, nói đến cầu Long Biên là nói đến nhiều thứ, từ đường bờ sông, chợ Long Biên, bãi giữa sông Hồng, ký ức, lịch sử..., chứ không chỉ đơn thuần là một cây cầu hơn 100 năm tuổi và chỉ dành cho xe máy, xe thô sơ, tàu hỏa.
Bây giờ, Bộ GTVT lại đưa ra những phương án di dời cầu để bảo tồn, rồi xây dựng cầu đường sắt mới trên tim cầu cũ là một điều không tưởng, mang tính thực dụng và thật sự rất vô lý. Tôi không hiểu sao họ lại đưa ra được đề xuất ấy.
- Những sự "không tưởng", "mang tính thực dụng", "rất vô lý" biểu hiện cụ thể như thế nào vậy?
Cần nhận thấy rằng, một cây cầu đã hơn trăm năm tuổi, bị nát như thế rồi, sửa đi sửa lại rồi mà bây giờ lại đòi dỡ ra, di dời là không khả thi, vì làm thế nó sẽ càng hỏng hơn. Nếu ai đó muốn quan tâm tới nền văn hóa này bằng cách làm một mô hình cầu Long Biên nhỏ thôi rồi đặt trong phòng để người ta chiêm ngưỡng thì còn được. Còn sự mang tính thực dụng, rất vô lý là ở chỗ, tôi có cảm giác rằng Bộ GTVT chỉ quan tâm tới việc đi lại. Họ không cần quan tâm đến những thứ như nền móng nhà dân ở khu đó, người Hà Nội (đặc biệt là những người mà ký ức gắn liền với cầu Long Biên) sẽ cảm thấy như thế nào khi phá vỡ đi không gian ấy.
KTS Trần Thanh Vân nói về 3 phương án xây mới và bảo tồn cầu Long Biên của Bộ Giao thông Vận tải.
KTS Trần Thanh Vân nói về 3 phương án xây mới và bảo tồn cầu Long Biên của Bộ Giao thông Vận tải. 
- Việc Bộ GTVT quan tâm tới chuyện đi lại âu cũng là lẽ đương nhiên chứ?
Đúng. Họ cần quan tâm tới việc đi lại. Nhưng ở ta bao nhiêu năm qua vẫn giữ cái kiểu làm việc rằng mạnh ai thì người ấy làm; tôi chỉ cần lo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, trọng trách của ngành mình, còn ảnh hưởng tới ngành khác hay không thì đó là việc của người khác. Thế mới dẫn đến cái việc kiểu như thế này, khi mà Bộ GTVT lại đi can thiệp vào việc xây dựng liên quan đến cây cầu không đơn thuần là sự đi lại. 
- Nhưng quan điểm của họ đưa ra là để bảo tồn cây cầu, thưa bà? Và họ cũng gửi văn bản tới Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, UBND TP Hà Nội để cùng nghiên cứu?
Làm sao mà tin được lời họ! Mở đầu tưởng bảo tồn nhưng không đâu. Tôi đảm bảo rằng không có chuyện bảo tồn ở trong cả 3 phương án mà Bộ đưa ra. Làm như vậy thà đánh sập cầu còn hơn.
- Vì sao bà lại đảm bảo được điều đó?
Là vì, bảo tồn thì phải giữ nguyên trạng. Dĩ nhiên, chúng ta không cực đoan đến mức cái gì của quá khứ cũng giữ lại cho bằng được, kể cả từ cái bậc cầu thang mục ruỗng. Làm như thế đâu phải để bảo tồn. Nhưng bảo tồn phải trên cơ sở của cái cũ. Cầu Long Biên sẽ chỉ có ý nghĩa khi đặt ở chỗ mà nó đã đứng từ cả trăm năm nay, chứ không phải dịch nó đi về hạ lưu hay thượng nguồn, tức là đã nhấc nó ra khỏi không gian lịch sử, văn hóa rồi bảo làm như thế để bảo tồn.
Đi ngược lại với quy hoạch thành phố
Bộ GTVT đưa ra những phương án đề xuất này cũng dựa trên tình hình thực tế, khi mà cầu đường sắt đã quá cũ.
Tôi đồng ý rằng, việc sửa chữa, tu bổ, nâng cấp cầu đường là cần thiết. Vậy nhưng, tại sao lại cứ phải xây dựng cầu đường sắt vượt sông Hồng ở chỗ này? Hà Nội đâu thiếu gì chỗ chứ.
- Nếu không thì phải xây ở đâu, theo bà?
Bây giờ, Hà Nội đang muốn giảm tải giao thông trong khu vực vành đai 1 (khu phố cổ), thực hiện bảo tồn bằng cách tổ chức những tuyến phố đi bộ, hạn chế phương tiện cá nhân đi trong đó. Giờ mà Bộ GTVT lại nhúng tay vào xây dựng cầu đường sắt để đi vào tim thành phố thì không thể hiểu nổi. Đến tôi là người dân, tôi cũng chẳng muốn đi vào vành đai 1 vì chật chội. Nói thế để thấy rằng, họ chẳng hiểu gì về quy hoạch cả. Vẫn biết giao thông là huyết mạch, là quan trọng nhưng không có nghĩa cứ phải đi vào tim Hà Nội. Bên kia sông là quận Long Biên cũng đủ để làm trạm nối với các tỉnh rồi. Cầu Long Biên cần một cách ứng xử khéo léo hơn chứ không phải thực dụng như thế.
- Vậy đâu mới là cách hành xử khéo léo với cây cầu này?
Tôi cho rằng, khu phố cổ sẽ còn hấp dẫn nếu như cạnh đó có chỗ thoáng mà không phá đi không gian của nó. Nếu khéo léo thì cầu Long Biên nên quy hoạch thành nơi chỉ để đi bộ. Khu bãi giữa sông Hồng quy hoạch lại để làm nơi vui chơi cho người dân ở quanh đó, làm vườn hoa nổi lên xuống theo con nước. Chúng ta cũng nên thiết kế những chiếc thang máy có cửa kính để người dân, du khách đi từ trên cầu xuống bãi giữa vui chơi vào mùa khô. Còn mùa mưa thì thang máy tạm ngừng hoạt động.
Giải quyết giao thông nội đô: Không phải của Bộ!
- Đây không phải là lần đầu tiên, Bộ GTVT đưa ra những phương án đề xuất và bị dư luận xã hội, đặc biệt là các nhà khoa học phản đối.
Thú thực là bây giờ, cứ nghe có Bộ GTVT dính vào khiến tôi rất khó chịu. Vì họ chỉ xuất phát thuần túy từ sự đi lại thôi. Giải quyết giao thông nội đô không bao giờ được để Bộ GTVT dính vào. Đó là nguyên tắc. 
- Vậy thì, đó là việc của ai?
Đấy phải là trách nhiệm của lãnh đạo thành phố, của sở giao thông, mà phải cân nhắc từ thềm nhà dân. Điều đó lý giải cho việc tại sao ngày xưa quy hoạch thềm nhà thì kiến trúc phải vào cuộc. Còn Bộ GTVT, họ không quan tâm đến cái mái nhà, cái hiên đâu. Họ không hiểu về quy hoạch tổ chức cuộc sống mà chỉ nghĩ đến cái tiện lợi. Trong trường hợp cầu Long Biên này, theo tôi không có chỗ cho Bộ GTVT.
- Như vậy thì phải chăng, bà muốn bác toàn bộ những phương án mà Bộ đưa ra? 
Đúng. Tôi cũng tin là nó sẽ bị hủy bỏ vì đấy là những phương án rất vô lý. Không thể nói bảo tồn mà kết hợp được với giao thông đâu.

Xin cảm ơn KTS Trần Thanh Vân trong cuộc đối thoại này!

Bộ GTVT vừa đưa ra 3 phương án xây mới, bảo tồn cầu Long Biên. Phương án 1:  Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu Long Biên hiện tại và di dời 9 nhịp cầu phía Hà Nội về phía thượng lưu (cách cầu hiện tại 85m) để bảo tồn. Với phương án này, cầu Long Biên cũ sẽ được bảo tồn dạng bảo tàng. Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên cũ và xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp dàn thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902. Cầu mới có hình dáng tương tự cầu cũ nhưng công năng thay đổi, được dùng cho cả đường sắt, đường bộ (đường sắt đôi chạy ở giữa, ô tô, xe máy, xe thô sơ đi hai bên cánh gà). Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn. Cả 3 phương án này đều chiếm dụng đất của dự án khoảng hơn 60.000m2 và di dời hơn 600 nhà dân. Chi phí xây dựng của 3 phương án lần lượt là 7.982 tỷ đồng, 9.094 tỷ đồng và 9.389 tỷ đồng.

Zoom Hà Nội: Dấu ấn thời gian bên cây cầu Long Biên

Zoom Hà Nội: Dấu ấn thời gian bên cây cầu Long Biên

Bồng bềnh trên sông mây
 Bồng bềnh trên sông mây

Chiều vắng trên sông
 Chiều vắng trên sông
Một con đường nhỏ chạy dưới chân cầu
 Một con đường nhỏ chạy dưới chân cầu

Dấu ấn thời gian
 Dấu ấn thời gian

Đợi khách
 Đợi khách

Ký ức tuổi thơ
 Ký ức tuổi thơ

Hoàng hôn tím
 Hoàng hôn tím

Nỗi nhớ
 Nỗi nhớ

Xóm nhỏ bên cầu
 Xóm nhỏ bên cầu

Ngã rẽ
 Ngã rẽ


Nghiêng ngã dòng đời
 Nghiêng ngã dòng đời


Bình yên
 Bình yên




Cầu Long Biên già cỗi bỗng hóa lãng mạn bởi khóa tình nhân

(Kiến Thức) - Còn 2 ngày nữa mới tới ngày lễ tình nhân nhưng đang có thêm nhiều khóa với ký hiệu ngọt ngào của các bạn trẻ trên cây cầu lịch sử của thủ đô.

Cầu Long Biên già cỗi bỗng hóa lãng mạn bởi khóa tình nhân
Gần đến ngày Valentine, tại cầu Long Biên - cây cầu lịch sử của Hà Nội, khá nhiều bạn trẻ đã mang khóa tình yêu tới.
Gần đến ngày Valentine, tại cầu Long Biên - cây cầu lịch sử của Hà Nội, khá nhiều bạn trẻ đã mang khóa tình yêu tới.

Cướp ô tô giữa ban ngày tại TP HCM

(Kiến Thức) - Bất ngờ nhìn thấy gã thanh niên nổ máy chiếc ôtô của mình, ông chủ tiệm rửa xe chỉ biết ú ớ nhìn theo kẻ cướp lao về hướng QL1 tẩu thoát.

Cướp ô tô giữa ban ngày tại TP HCM
Khoảng xế chiều 20/2, ông Nguyễn Tài Nhân (43 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, chủ tiệm rửa xe Tin Tin số 5A, đường số 6, KP3, phường Linh Trung) đi công việc về đậu chiếc xe ô tô hiệu Toyota-Innova biển số 60M-4384 tại góc đường số 6 – Linh Trung (trước tiệm rửa xe).
Vụ cướp xảy ra tại giao lộ đông người qua lại.
Vụ cướp xảy ra tại giao lộ đông người qua lại. 

Lúc này tiệm có rất đông khách nên ông Nhân đã cùng với nhân viên tất bật làm việc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cuộc chiến đến từ lương tâm

Cuộc chiến đến từ lương tâm

(Kiến Thức) - "Hoạt động trong lĩnh vực thuốc, sức khoẻ mà không có lương tâm khó có thể thành công...", ông Hoàng Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty Nam Dược chia sẻ.
Độc và lạ

Độc và lạ

(Kiến Thức) - Tết năm nay thật lắm những trái cây độc lạ: dưa hấu hình thỏi vàng, hình chữ nhật, bưởi hình trái hồ lô, lê hình người... giá cao ngất ngưởng. 
Thất bại và sự thừa nhận

Thất bại và sự thừa nhận

(Kiến Thức) - Việc Hà Nội phải dỡ bỏ dải phân cách cứng sau gần 4 năm gây bao tai nạn và bức xúc cho người dân đã tạm nguôi đi...
Quy trách nhiệm để hạn chế lãng phí

Quy trách nhiệm để hạn chế lãng phí

(Kiến Thức) - Nhà hát huyện Đan Phượng với tổng vốn đầu tư 117,41 tỷ đồng được phê duyệt khi chưa có nguồn vốn bố trí, không thực hiện quy trình thẩm định vốn.