3 ngày tìm kiếm máy bay Malaysia: Không dấu hiệu tích cực!
(Kiến Thức) - Có mặt tại Sở chỉ huy tiền phương, trả lời báo giới sau chuyến thị sát ra khu vực tìm kiếm, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu cho biết: Đến giờ vẫn không có một dấu hiệu tích cực!
Thứ trưởng Bộ GTVT: Vẫn không có dấu hiệu tích cực trong cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia
Có mặt tại Sở chỉ huy tiền phương - Trung tâm kiểm soát không lưu Phú Quốc, trả lời báo giới sau chuyến thị sát trên thủy phi cơ DHC6 ra khu vực tìm kiếm máy bay Malaysia, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho biết: Đến giờ vẫn không có một dấu hiệu tích cực!
Với câu hỏi của phóng viên nước ngoài về việc hiện nay Việt Nam đã cấp phép cho những nước nào vào tham gia tìm kiếm cứu nạn, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu cho biết đã cấp phép cho 4 nước bao gồm: Malaisia, Singapore, Mỹ và Trung Quốc. Tổng cộng có 34 máy bay và 40 tàu biển các loại tham gia tìm kiếm trong những ngày qua.
Cũng liên quan câu hỏi của báo giới về 2 tàu Trung Quốc được chấp thuận vào vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, nói: “Cả hai tàu này rất hiện đại nên khi vào sẽ phải phối hợp với Việt Nam tìm kiếm và cùng đi với nhau. Theo đó, tàu của Trung Quốc sẽ hoạt động theo sự hướng dẫn của Việt Nam khi tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Ngày mai (11/3), phạm vi tìm kiếm mở rộng của các quốc gia lên đến 126.000km2 (rộng hơn 26.000km2 so với 2 ngày trước đó), trong bán kính cách đảo Thổ Chu (Phú Quốc) từ 150-300km.
Các đội bay sẽ tập hợp ở Cà Mau và bắt đầu ra biển lúc 6-7h nếu nhận được tọa độ nghi vấn.
Từ 10h30 đến 11h30 ngày mai (11/3), vệ tinh VINASAT-1 sẽ bay qua khu vực đảo Thổ Chu, Trung tâm điều khiển và khai thác vệ tinh nhỏ sẽ chụp những bức ảnh từ vệ tinh khu vực này. Tầm bao quát của ảnh chụp từ vệ tinh có khả năng chụp tới 400km chiều dài, chiều rộng tối đa khoảng 17m, độ phân giải lên tới 2,5m.
19h - Tàu hải quân lại phát hiện một vật thể lạ, cách đảo Thổ Chu 80 km về phía Tây Nam.
Liên quan mảnh vỡ kim loại được máy bay thương mại Hong Kong phát hiện trên vùng biển cách Vũng Tàu 60 km, tin từ Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết, tàu hải quân và lực lượng ngư dân địa phương đã được huy động xác minh mảnh vỡ kim loại. Thậm chí, một container của Thái Lan đang hành trình từ phía Nam lên phía Bắc qua khu vực này, cũng được đề nghị dừng lại tìm kiếm. Tuy nhiên, không hề phát hiện ra vật lạ.
"Trong thời gian tìm từ 17h30 đến 19h không phát hiện có mảnh kim loại như Trung tâm kiểm soát không lưu Hồng Kông thông báo", ông Lê Văn Chiến, Giám đốc cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết.
Kết thúc ngày tìm kiếm thứ 3: Thu được gì?
Đánh giá về công tác tìm kiếm ngày thứ 3 vụ máy bay Malaysia mất tích, ông Đoàn Hữu Gia, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, các nước và Việt Nam rất tích cực và trách nhiệm trong tìm kiếm cứu nạn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, vẫn chưa có kết quả khả quan.
Theo ông Gia, hôm nay (10/3), các nước tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích đã huy động đến 9 máy bay “truy quét” các điểm nghi vấn. Cụ thể: Việt Nam đã huy động 6 máy bay (2 AN 26, 2 Mi 171, 1 DHC6, 1 CASA 212), Singapore có 1 máy bay, Malaysia có 2 máy bay. (>> Điểm danh “quân tăng viện” tìm kiếm máy bay Malaysia)
Việt Nam cũng đã điều 8 tàu các loại: SAR 413, SAR 272, CSB 2001, CSB 2003, HQ 954, HQ 637, KN 774, HQ 888.
Vật thể lạ được phát hiện - nghi vấn gồm áo phao cứu sinh, xuồng cứu sinh trên vùng biển tìm kiếm máy bay mất tích và nhiều mảnh kim loại vỡ trên khu vực cách biển Vũng Tàu 60km.
Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm, tàu HQ 637 đã vớt được vật thể là nắp cuộn cáp đã đóng rêu.
Phóng viên quốc tế đổ về Phú Quốc
Sự kiện máy bay Boeing 777-200 của Hãng hàng không Malaysia bị mất tích đang được sự quan tâm của người dân Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Hiện nay, tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nơi thành lập Sở chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, có khá đông các phóng viên trong nước và quốc tế đến để đưa tin về vụ việc này.
18h -Máy bay Việt Nam đã trở về đất liền, kết thúc ngày thứ 3 tìm kiếm Boeing B777-200. Đại tá Trần Văn Lâm, phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 370, cho biết: Sáng mai (11/3), các đội bay sẽ tập hợp ở Cà Mau và bắt đầu ra biển lúc 6-7h nếu nhận được tọa độ nghi vấn.
Hiện, vùng biển tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích được xác định trong bán kính cách đảo Thổ Chu (Phú Quốc) từ 150-300km.
Thủy phi cơ DHC6 chở đoàn thị sát do Thứ trưởng Bộ GT-VT Phạm Qúy Tiêu dẫn đầu, vẫn chưa quay trở lại.
Nhóm "Lữ đoàn Tử vì đạo Trung Quốc" (chưa từng được biết đến trước đó) gửi thư tới nhiều nhà báo khác nhau ở Trung Quốc tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ máy bay Malaysia mất tích. Họ tuyên bố: “Các người giết một người của chúng ta. Chúng ta sẽ trả thù bằng cách giết 100 người của các người”.
Thông điệp trên được gửi thông qua các địa chỉ mail vô danh được mã hóa không thể trả lời và cũng không thể truy tìm dễ dàng. Theo các nhà phân tích, độ tin cậy của tuyên bố trên không cao và cho rằng đây chỉ là một trò lừa đảo nhằm mục đích kích động căng thẳng sắc tộc sau một loạt các cuộc tấn công do nhóm chiến binh đòi ly khái ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc gây ra.
*** Tờ Wall Street Journal hôm nay dẫn lời Giám đốc Cục An ninh Quốc gia của Đài Loan Tsai Der–sheng cho biết, Chính phủ Đài Loan đã nhận được cuộc gọi nặc danh cảnh báo về âm mưu khủng bố nhắm mục tiêu sân bay Bắc Kinh ngày 4/3 trước khi máy bay Malaysia mất tích. Người gọi cuộc điện thoại cảnh báo tự xưng là thành viên của nhóm chống khủng bố của Pháp. (>> Có âm mưu khủng bố sân bay Bắc Kinh trước vụ máy bay Malaysia?)
16h30 - Sở chỉ huy tìm kiếm hàng hải nhận được thông tin chính thức từ Cơ quan Kiểm soát không lưu Hong Kong cho biết, một máy bay thương mại nước này phát hiện nhiều mảnh vỡ chưa xác định, tại tọa độ 09043’N-107025’E, cách vùng biển Vũng Tàu khoảng 60 km về phía Đông Nam, cách vị trí máy bay Malaysia được cho là mất tích hơn 500 km.
Hiện tại, Việt Nam đã điều phương tiện ở gần khu vực nêu trên tiếp cận để xác minh thông tin .
15h50 -Thiếu tướng Lê Minh Thành, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân vừa xác nhận thông tin tàu HQ 637 đã vớt được vật thể là nắp cuộn cáp đã đóng rêu.
Video 40 tàu, 30 máy bay tham gia tìm kiếm máy bay mất tích
Malaysia cầu nguyện cho các nạn nhân trong vụ máy bay mất tích
Video 5 hành khách check-in... không bay: Giới chức Malaysia nói gì?
15h20 - Trực ban Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn khu vực 3 thông báo tàu HQ 637 báo về đã vớt được vật thể là nắp cuộn cáp đã đóng rêu theo thông báo và yêu cầu của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Malaysia ở vị trí cách đảo Thổ Chu 140 km về phía Tây Nam.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn yêu cầu tàu HQ 637 giữ vật thể tìm được, chụp ảnh gửi về Sở chỉ huy.
Các phương tiện tàu bay, tàu biển tiếp tục tìm kiếm tại các khu vực theo kế hoạch hôm nay.
15h - Trực thăng Mi 171 và thủy phi cơ DHC6 xuất phát cùng lúc từ sân bay Phú Quốc ra đảo Thổ Chu tìm kiếm ở khu vực phát hiện vật lạ nghi vấn là xuồng và phao cứu sinh. Trong chuyến đi này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Qúy Tiêu cũng có mặt để khảo sát.
Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu yêu cầu vớt bằng được vật thể lạ. Trung tá Nguyễn Đức Tải - dẫn đường kiêm phi công Trung đoàn 917 cho biết, trực thăng Mi 171 số hiệu 04 tại Cà Mau dự định bay ra tọa độ 08 độ 47'30N - 132 độ 55'12E để tìm kiếm vật thể lạ, cũng như máy bay mất tích nhưng do hành trình quá xa, khoảng 300km nên phải hoãn vì sợ không đủ thời gian, khi ra đến khu vực tìm kiếm có thể trời đã tối. Do đó, trực thăng Mi 171 số hiệu 02 tại Phú Quốc được điều bay thay thế.
Cũng theo ông Tải, một trực thăng Mi 171 khác mang số hiệu 431 đang bay từ Cần Thơ xuống sân bay Cà Mau.
13h26 - Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Malaysia thông báo, máy bay R65 của Singapore phát hiện vật thể nghi là xuồng cứu sinh tại tọa độ 08 016’05’ E – 102 51’ 11’’ N (vị trí này cách đảo Thổ Chu 140 km về phía Tây Nam) và yêu cầu Việt Nam hỗ trợ phương tiện đến xác minh.
Vật thể được nghi là xuồng cứu sinh.
Việt Nam lập tức điều động trực thăng từ Phú Quốc và tàu cứu nạn hàng hải ở khu vực gần nhất tiếp cận khu vực trên theo yêu cầu của Malaysia.
“Khu vực bạn báo tìm thấy xuồng thuộc lãnh hải Việt Nam nên ta sẽ chủ động tìm kiếm nhanh và sớm nhất có thể. Chúng ta đang xác minh trên xuồng có người không. Đại tá Trần Văn Quang, Trung đoàn trưởng trung đoàn 917, sư đoàn 370, quân chủng phòng không không quân đã có mặt nhận lệnh”, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu thông báo.
Một thủy phi cơ chứa khoảng 4.400 lít nhiên liệu, bay được 4 giờ 30 phút. Như vậy, nếu xuất phát trong vòng ít phút nữa, máy bay của ta sẽ có gần 5 giờ tìm kiếm tại khu vực phía bạn báo.
13h - Ngay khi thủy phi cơ DHC6 phát hiện vật thể lạ giống phao cứu sinh, tổ bay đã điều khiển máy bay quay lại nhưng không thể tìm thấy.
Vật lạ giống phao cứu sinh, có hình chữ nhật, ước tính dài 2 m, rộng 1,5 m, màu vàng, trôi khá nhanh ở gần khu vực nghi có vết dầu loang tại tọa độ: 07 độ 46’ 50’’ E – 102 độ 57’ 18’’ N.
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã sử dụng 7 máy bay, gồm 3 AN 26, 2 Mi 171, 1 DHC6, 1 CASA 212 và điều 8 tàu các loại: SAR 413, SAR 272, CSB 2001, CSB 2003, HQ 954, HQ 637, KN 774, HQ 888.
Tin từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho thấy, từ trưa 10/3, việc tìm kiếm sẽ chuyển dần sang hướng Đông Đông Bắc. Tàu của Hải quân Việt Nam vừa đưa đội thợ lặn tinh nhuệ ra biển tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Video phân tích mức độ an toàn của máy bay Boeing 777
Theo AFP, giới chức Malaysia dự kiến chiều 10/3 sẽ hoàn tất phân tích mẫu xét nghiệm về khả năng vết dầu loang trên biển là từ máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines. Amdan Kurish, Tổng Giám đốc Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia (MMEA), nói: "Chúng tôi vẫn đang chờ kết quả. Tôi hy vọng sẽ có câu trả lời vào chiều nay."
Giải thuyết máy bay Malaysia chở 239 hành khách bị khủng bố cũng đang được giới chức các nước và FBI điều tra. Nghi vấn người Duy Ngô Nhĩ đứng sau vụ máy bay Malaysia mất tích nổi lên mạnh mẽ sau khi có tin ít nhất 2 hành khách Trung Quốc trên chuyến bay MH370 là người Ngô Duy Nhĩ. Điều này trùng với thông tin có ít nhất 2 người sử dụng hộ chiếu ăn cắp để lên máy bay Malaysia.
Hôm nay (10/3), Bộ Nội vụ Malaysia cho biết, hai hành khách sử dụng hộ chiếu ăn cắp để lên chiếc máy bay bị mất tích đều có nhận dạng khuôn mặt "mang đặc trưng châu Á.”
Không chỉ giới chức Trung Quốc, bản thân các nhà chức trách Malaysia cũng nghi ngờ về sự tham gia của người Duy Ngô Nhĩ trong vụ máy bay Boeing 777 biến mất bí ẩn. "Không loại trừ khả năng này (người Duy Ngô Nhĩ dính líu đến vụ máy bay Malaysia mất tích). Chúng tôi từng trục xuất người Duy Ngô Nhĩ vì sử dụng hộ chiếu giả trước đây. Dù vậy vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận”, một quan chức Malaysia giấu tên cho biết. (>> Nghi vấn chiến binh Duy Ngô Nhĩ bắt cóc máy bay Malaysia)
11h - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, Cục Tác chiến Bộ Quốc phòng đã cấp phép cho 2 tàu Trung Quốc và 1 tàu của Mỹ vào biển Đông tham gia tìm kiếm cứu nạn máy bay Malaysia bị mất tích. Tàu Việt Nam đi cùng tàu bạn để đề phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết: “Đến lúc này (11h ngày 10/3 - PV), cơ quan chức năng của Việt Nam đã cho phép 2 tàu Trung Quốc và 1 tàu của Mỹ vào vùng biển của mình để tìm kiếm cứu nạn”.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ (từ trai sang phải thứ 2) tại sở chỉ huy.
Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, yêu cầu các lực lượng khi phát hiện vật thể lạ phải báo cáo về ngay sở chỉ huy, không được khẳng định rằng đây là cái gì khi chưa chắc chắn, tránh hoang mang dư luận.
"Lực lượng tìm kiếm Việt Nam phải làm chủ trong công tác tìm kiếm. Hoạt động tìm kiếm của các nước bạn phải có lực lượng của chúng ta đi cùng. Tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra", Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nói.
Việt Nam đã tiến hành hàng điều máy bay CASA số hiệu 9891 cất cánh từ Gia Lâm đi Đà Nẵng và tiếp tục từ Đà Nẵng đi Tân Sơn Nhất để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.
Tờ MI vừa đưa tin, đội điều tra từng chỉ huy các cuộc tìm kiếm chiếc Airbus A330-200 của Pháp biến mất trên Đại Tây Dương năm 2009 vừa đề nghị giúp Malaysia truy lùng Boeing 777 mất tích. “Chúng tôi đã thông báo cho các nhà chức trách Malaysia và Việt Nam rằng, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm máy bay mất tích dưới nước hoặc trục vớt đống đổ nát”, một phát ngôn viên của Cơ quan Điều tra Tai nạn hàng không Pháp (BEA) tuyên bố.
Ngoài ra, Ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ cũng ngỏ ý muốn hỗ trợ việc tìm kiếm và trục vớt máy bay Boeing 777. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn 48 giờ tìm kiếm, vẫn không tìm được bất cứ dấu vết nào về chiếc máy bay.
*** Vụ chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích có nhiều nét tương đồng với vụ máy bay Airbus A330-200 của hãng Air France biến mất bí ẩn trên Đại Tây Dương trong một cơn bão ngày 1/6/2009. Một cuộc tìm kiếm quốc tế quy mô chưa từng có đã được phát động để tìm kiếm chiếc máy bay Airbus A330-200 và hộp đen của nó trong suốt 2 năm. Chi phí cho việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích này lên tới 50 triệu USD. (>> Đội tìm kiếm máy bay Pháp mất tích muốn tìm Boeing 777 Malaysia)
Bản đồ vị trí máy bay mất liên lạc, vết dầu loang và vật thể lạ.
9h - Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát cho biết: "Công tác tìm kiếm cứu nạn máy bay Malaysia của vùng 5 Hải quân đang được tích cực triển khai. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất được huy động tối đa, nhưng đến thời điểm này, chưa phát hiện dấu hiệu khả nghi".
Vùng tìm kiếm hôm nay được mở rộng về phía Nam, Bắc và mở rộng ra phía Tây Bắc của đảo Thổ Chu. Bệnh viện Quân đội 105 ở vào tình trạng sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân nếu tìm được địa điểm rơi của Boeing B77-200.
Ông Đào Hữu Da, Phó TGĐ Cty quản lý bay Việc Nam cũng thông tin, qua lấy mẫu và phân tích vệt nước biển phát hiện chiều 8/3, không phải là vệt dầu loang.
ín hiệu cuối cùng của chiếc máy bay hiển thị trên Radar trước khi mất tích.
Thông tin mới nhất được tờ NY Dailynews dẫn lời một số quan chức điều tra sự biến mất của máy bay Boeing 777 của Malaysia cho rằng, có khả năng nó đã nổ tan trong không trung ở độ cao 10.000 m. Một quan chức cấp cao giấu tên phân tích: "Thực tế đáng buồn là chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ mảnh vỡ nào (của máy bay mất tích) cho đến nay. Điều này dường như chỉ ra rằng, máy bay có thể đã nổ tan giữa không trung ở độ cao 10.000 m", vị quan chức giấu tên cho biết.
Theo vị quan chức này, nếu máy bay không tan rã mà bị rơi xuống ở một độ cao như vậy, các mảnh vỡ sẽ rơi xuống biển và các đội tìm kiếm sẽ phải tìm thấy chúng. (>> Máy bay Malaysia đã nổ tan trên không trung?)
Theo AFP, Bộ trưởng Giao thông kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishamuddin Hussein cho biết, nhà chức trách đang kiểm tra lại “toàn bộ danh sách hành khách”. Có bốn hành khách bị tình nghi, trong đó có hai người sử dụng hộ chiếu đánh cắp. “Tôi có bốn cái tên khả nghi. Tôi đã giao nhiệm vụ này cho cơ quan tình báo và cũng nhờ sự trợ giúp của các cơ quan tình báo quốc tế”, ông Hussein cho biết.
Bộ trưởng Hussein cho biết các điều tra viên của Malaysia và Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) sẽ hợp tác để cùng giải mã vụ mất tích bí ẩn của máy bay Malaysia.
8h30 - Thủy phi cơ DHC6 của Việt Nam đã cất cánh từ sân bay Phú Quốc ra hiện trường tìm kiếm máy báy Malaysia mất tích.
Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, sáng 10/3, Việt Nam điều 2 máy bay AN 26 và 1 trực thăng, thủy phi cơ DHC6 của Quân chủng Phòng không - Không quân tham gia tìm kiếm. Đồng thời, một máy bay MI +01 Super của Tổng công ty Trực thăng Bộ Quốc Phòng cũng sẵn sàng tham gia khi có lệnh.
Ngoài ra, 5 tàu của Việt Nam đang rà soát, tìm kiếm Boeing B77-200; 2 chiếc còn lại, 2 máy bay An26, 1 Mi171 và 2 thủy phi cơ DHC6 đang hướng về khu vực này.
Đến 7h - 4 chiếc máy bay VN đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất và Phú Quốc ra vùng biển nghi máy bay Malaysia chở 239 người mất tích.
Hôm nay (10/3), theo kế hoạch, các tàu và máy bay cứu hộ tiếp tục triển khai các phương tiện kỹ thuật để tìm kiếm máy bay Malaysia bị nạn trong phạm vi rộng rộng hơn về phía Tây Bắc - Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 4 thông tin.
Dự đoán, thời tiết hôm nay khá thuận lợi, nên mong rằng công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn sẽ diễn ra và đạt hiệu quả tốt nhất.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo trong cuộc họp báo chiều qua, Phú Quốc sẽ là Sở chỉ huy tiền phương để thuận lợi cho công tác hỗ trợ các nước tham gia tìm kiếm cứu nạn cứu hộ máy bay Malaysia mất tích. Vì thế, sáng nay Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu đã vào Phú Quốc thiết lập sở chỉ huy...
Các khu vực tìm kiếm của các máy bay, trực thăng cứu nạn Việt Nam sẽ gồm khu vực khả nghi và khu vực ưu tiên tìm kiếm. Cụ thể:
- Khu vực ưu tiên tìm kiếm dành cho AN26 gồm:
A: 08o00’00’’ N - 102048’00’’ E;
B: 08o00’00’’ N - 103045’26’’ E;
C: 09o30’00’’ N - 103045’26’’ E;
D: 09o30’ 00’’N - 103045’26’’ E;
E: 09o09’ 00’’N - 102040’00’’ E;
- Khu vực ưu tiên tìm kiếm: dành cho DHC 6 và MI như sau:
A: 08o43’00’’ N - 102040’00’’ E;
B: 08o22’00’’ N - 102040’00’’ E;
C: 08o43’00’’ N - 103030’00’’ E;
D: 08o22’ 00’’N - 103030’00’’ E;
Trong quá trình bay, các máy bay tham gia tìm kiếm phải đảm bảo thông tin liên lạc và chỉ huy điều hành bay. Cụ thể, trên đường bay: ACC HCM, khu vực bay tìm kiếm: Sở Chỉ huy F370, Cty QLB miền Nam, chỉ huy hiện trường: Cty QLB miền Nam.
Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: 22h30 tối qua, tàu CSB 2003 và tàu kiểm ngư KN 774 đã tiếp cận tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km và triển khai tìm kiếm mảnh vỡ tới 5h sáng nay (10/3), nhưng vẫn chưa thu được kết quả gì.
Ông Đào Hữu Da, Phó TGĐ Cty quản lý bay Việc Nam cho biết, qua lấy mẫu và phân tích vệt nước biển phát hiện chiều 8/3, không phải là vệt dầu loang. "Khi phát hiện vệt nước biển nghi là vệt dầu loang, chúng tôi đã điều động máy bay tiếp cận và lấy mẫu về phân tích. Kết quả phân tích cho thấy, vệt màu đó không phải là vệt dầu", ông Hữu Da cho biết.
Ông Đào Hữu Da, Phó TGĐ Cty quản lý bay Việc Nam cho biết, qua lấy mẫu và phân tích vệt nước biển phát hiện chiều 8/3, không phải là vệt dầu loang. "Khi phát hiện vệt nước biển nghi là vệt dầu loang, chúng tôi đã điều động máy bay tiếp cận và lấy mẫu về phân tích. Kết quả phân tích cho thấy, vệt màu đó không phải là vệt dầu", ông Hữu Da cho biết.
Vẫn chưa thấy vật lạ nghi của máy bay Malaysia ở Thổ Chu
(Kiến Thức) - Tới 5h sáng 10/3, hai tàu của Việt nam tiếp cận vật lạ tại tọa độ mà thủy phi cơ xác định nhưng vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ manh mối nào.
Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: 22h30 tối qua, tàu CSB 2003 và tàu kiểm ngư KN 774 đã tiếp cận tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km và triển khai tìm kiếm mảnh vỡ tới 5h sáng nay (10/3), nhưng vẫn chưa thu được kết quả gì.
Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman.
Ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục Hàng không dân dụng Malaysia (DCA) cũng cho biết: Đội tìm kiếm của Singapore đã phát hiện được mảnh vỡ ở địa điểm cách đảo Thổ Chu của Việt Nam khoảng 100 km về phía tây nam. Tuy nhiên, mảnh vỡ này không phải là của chiếc Boeing 777 chở theo 239 hành khách đang mất tích.
Ngoài ra, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cũng cho biết, dù vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng hiện vẫn chưa được xác nhận liệu có phải của chiếc máy bay mất tích hay không.
“Vết dầu loang đã được tìm thấy nhưng chúng tôi vẫn đang trong quá trình xác minh xem liệu vết dầu này có phải của chiếc máy bay mất tích hay không. Đến nay, chúng tôi vẫn chưa nhận được báo cáo xác nhận”, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman tuyên bố.
Vết dầu loang lớn được Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) phát hiện sáng nay cách Tok Bali, Kelantan khoảng 100 hải lý.
Theo ông Azharuddin, tại thời điểm này, 9 quốc gia đang tham gia tìm kiếm cứu nạn với 40 tàu và 34 máy bay. Tuy nhiên, đang tiếc các đội tìm kiếm không tìm thấy bất cứ dấu hiệu cụ thể nào liên quan đến chiếc máy bay mất tích.
Mảnh vỡ nghi cửa sổ máy bay Malaysia được thủy phi cơ DHC6 phát hiện.
Sau khi không tìm thấy vật thể lạ theo thông tin từ phía Singapore, vào 18h50, thủy phi cơ DHC6 mang số hiệu VNT – 777 của cảnh sát biển Việt Nam bay ở tầm thấp, đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích, ở tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km.
Cũng tại tọa độ này, chiều nay, lực lượng cứu hộ cứu nạn phát hiện vật lạ màu vàng. Ngoài ra, Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn cho biết, còn có một thanh ngang giống với thanh thăng bằng của đuôi máy bay. Dự kiến, tối nay, tàu cứu hộ sẽ được điều ra trục vớt hiện vật khả nghi.
Vị trí thủy phi cơ Việt Nam phát hiện vật thể nghi bộ phận máy bay (vòng tròn đỏ), và vị trí vật thể lạ do máy bay Singapore phát hiện (vòng tròn xanh). Ảnh: Tiền Phong
Trong một diễn biến mới, Cơ quan hàng không Malaysia vừa cho biết, máy bay Boeing B777-200 bị rơi trên hải phận nước này, cách ranh giới biển giữa Việt Nam - Malaysia 25 hải lý. Thiếu tướng Phạm Hoài Giang, Cục trưởng cục Cứu hộ, Cứu nạn (Bộ Quốc phòng), Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn cũng khẳng định thông tin này.
Vào 18h30, máy bay An26 đã đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất kết thúc ngày thứ 2 tìm kiếm cùng nhiều phương tiện máy bay, tàu chiến trong nước và các quốc gia khác.
Trong suốt thời gian bay cùng tổ tìm kiếm trên máy bay An26 thuộc Lữ đoàn 918 Quân chủng Phòng không Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Tuyến, trưởng phòng cứu hộ cứu nạn yêu cầu: "Máy bay đang ở độ cao 1200m và yêu cầu tất cả mọi người trên máy bay tập trung quan sát dưới biển. Nếu phát hiện bất cứ vật gì đều báo cáo ngay cho tổ cứu hộ cứu nạn".
PV Kiến Thức có mặt trên chuyến bay An26 ra hiện trường tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Theo quan sát của PV Kiến Thức, có rất nhiều tàu của các nước tham gia tìm kiếm tại vùng biển này. Tuy nhiên, sau hơn 1 giờ tìm kiếm, bằng mắt thường, tất cả cũng chỉ ghi nhận được có nhiều vết loang (chưa xác định có phải dầu hay không) kéo dài cả một vùng rộng lớn trên biển.
Khoảng 18h, các máy bay tìm kiếm gần như đã trở về đất liền. Việt Nam còn 01 An26, Mỹ - 01 máy bay và Malaysia là 2 chiếc.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
17h chiều nay, tại văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bắt đầu chủ trì cuộc họp với các bên về việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Cùng thời điểm này, lực lượng tìm kiếm của Mỹ thông tin rằng, sau khi nhận được thông tin về vật lạ từ phía Singapore, máy bay Mỹ đã hạ thấp độ cao, tiếp cận hiện trường và xác minh vật thể khả nghi không liên quan đến máy bay Malaysia mất tích.
Vào khoảng 16h, báo New Straits Times của Malaysia đưa tin, trong chiến dịch tìm kiếm ở ngoài khơi Kelantan, nơi máy bay Malaysia xuất hiện lần cuối, lực lượng cứu hộ hàng hải nước này đã tìm thấy mẩu vải bạt - được cho là áo phao. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định vật thể này có liên quan tới Boeing B777-200 chở 239 hành khách bặt tin từ rạng sáng qua.
(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia nghi ngờ việc 2 người Áo và Italy bị mất hộ chiếu, thoát nạn trong vụ máy bay Malaysia mất tích, có thể là đầu mối của một âm mưu khủng bố.
Cảnh sát và gia đình đã xác nhận thông tin, Luigi Maraldi, 37 tuổi, người Italy và Martin Weiss, một người Áo là 2 người có tên trong danh sách hành khách trên chuyến bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia, nhưng thực chất không lên máy bay vì hộ chiếu của họ bị đánh cắp. Một điều trùng hợp kỳ lạ khác là, hộ chiếu của cả hai đều bị đánh cắp ở Thái Lan trong vòng hai năm qua và ông Maraldi đã được cấp một hộ chiếu mới.
Thủy phi cơ DHC6 xuất kích... tìm được luôn vật lạ
(Kiến Thức) - Thủy phi cơ DHC6 rà soát mặt biển khu vực tìm kiếm máy bay Malaysia, đã phát hiện mảnh vỡ nghi là cửa sổ Boeing B777-200.
Đúng như dự đoán của Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, với điều kiện thời tiết tốt, thủy cơ DHC6 mang số hiệu VNT – 777 đã đáp cánh xuống mặt nước.
Tuy không tìm thấy vật thể lạ mà phía Singapore thông báo, nhưng sau một hồi bay tìm kiếm khu vực xung quanh, thủy phi cơ của cảnh sát biển VN đã phát hiện được vật thể nghi là mảnh vỡ cửa sổ chiếc máy bay bị mất tích, ở tọa độ có vị trí 8 độ 47 phút 32 giây vĩ bắc, 103 độ 22 phút 26 giây độ kinh đông, cách đảo Thổ Chu 80 km. Tuy nhiên, vì lý do trời tối, thủy phi cơ không thể trục vớt mảnh vỡ ngay lập tức.
Trước đó, lúc 13h45, thủy phi cơ DHC6 từ Cam Ranh (Khánh Hòa) bay vào sân bay Tân Sơn Nhất, rồi ngay sau đó, bay ra hiện trường tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
(Kiến Thức) - Trước khi bịkhởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra hành vi cố ý gây thương tích liên quan một phụ xe bị đánh, đại gia Đường “Nhuệ” còn được biết đến do từng bị tố cáo đánh người tại trụ sở công an, siết nợ khét tiếng và đấu giá đất kiểu quân xanh quân đỏ?
Vì tin giết người có thể luyện được thuật tà "Thiên Linh cái" nên gã thầy bùa đã gieo rắc những cái chết kinh hoàng tại Đồng Tháp. Vừa qua, kênh ANTV đã dựng lại vụ án ghê rợn này trong chương trình Hành trình phá án.
(Kiến Thức) - Sau khi Quang Rambo quay clip livestream chia sẻ với Huấn Hoa Hồng về sòng bạc và cũng dự định về TP Vũng Tàu bảo kê casino thì bị lực lượng Công an bắt cùng đồng bọn vì hành vi cưỡng đoạt tài sản.
(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.
(Kiến Thức) - Sắp tới, thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu sẽ thôi chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An để nghỉ hưu theo chế độ. Ông Nguyễn Hữu Cầu còn được biết đến là một vị đại biểu có những phát ngôn “cân não” làm nóng nghị trường Quốc hội.
(Kiến Thức) - Việc Công an tỉnh Thái Bình triệt phá ổ nhóm tội phạm Đường Nhuệ cũng như việc Công an tỉnh Đồng Nai liên tục tấn công trấn áp nhiều băng nhóm tội phạm cho thấy hiệu quả của công tác nhân sự khi có tân Giám đốc công an tỉnh.
(Kiến Thức) - Chiều 26/2, Sở Y tế Bình Dương thông báo đã tìm được cô gái bay từ Hàn Quốc về rồi lên mạng khoe cách trốn cách ly và buộc phải cách ly tập trung tại khu cách ly của địa phương.
(Kiến Thức) - Bị nhà trường điều động đi cắt tỉa cây xanh, nam học sinh lớp 9 đã bị điện giật và tử vong sau nửa tháng điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, đến nay trách nhiệm của giáo viên, nhà trường vẫn chưa được làm rõ khiến dư luận vô cùng bức xúc...
Nhà thầu Công ty CP Xây dựng Phú Đạt và Liên danh Phú Đạt - Công ty TNHH Cơ điện Thái An chưa được chủ đầu tư quyết toán số tiền 10 tỷ đồng còn lại thi công xây dựng dự án khu đền thờ Nguyễn Cao.
Dự án đền thờ Nguyễn Cao, Bắc Ninh (hơn 143 tỷ đồng) do Công ty CP Xây dựng Phú Đạt và Liên danh Phú Đạt - Công ty TNHH Cơ điện Thái An xây dựng, đưa vào sử dụng chưa được 2 năm nhưng nhiều hạng mục công trình hư hỏng.
Theo luật sư, hành vi cố ý gây thương tích, đánh nhau nơi công cộng, làm nhục người khác là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội.
Các trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ 1A và 51 qua tỉnh Đồng Nai dừng hoạt động nhiều năm nhưng vẫn chưa tháo dỡ, tạo thành "cái bẫy", tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo Công an Thừa Thiên Huế khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn và xử lý nghiêm theo pháp luật.
Tài xế điều khiển xe ôtô 36A-485.67 bị khởi tố khi được xác định là người gây tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn khiến 3 người tử vong.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Công an tỉnh khẩn trương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm 4 người tử vong và xử lý nghiêm vi phạm...
Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra nhiều vi phạm về đất đai, quy hoạch, xây dựng của loạt dự án sân golf, khu du lịch sinh thái, khu đô thị …tại tỉnh Ninh Bình.
Nhà hàng vua hải sản 3 có địa chỉ tại phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang bị lan truyền thông tin nghi vấn "chặt chém" thực khách đầu năm.
Chị T. đã chuyển hơn 1 tỷ đồng, nhưng sau đó không nhận được tiền gốc và hoa hồng như hứa hẹn. Biết mình bị lừa, chị T. đã đến cơ quan Công an trình báo.
Vụ 4 người tử vong vụ đi xe máy ngược chiều trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai khiến độc giả đặt câu hỏi, vụ TNGT nghiêm trọng này trách nhiệm thuộc về xe nào?