3 cách hiếu thảo giúp cha mẹ mỉm cười hạnh phúc

Phật dạy: Xưa nay báo hiếu với cha mẹ luôn là việc khó nhất, không phải mâm cao cỗ đầy là đủ, nhất quyết không được thiếu 3 thứ này.

1. Anh em hòa thuận
Xưa nay, con cái lại là tâm huyết cả đời của cha mẹ. Phải mang nặng đẻ đau, dầm mưa dãi nắng, vất vả muôn phần mới nuôi nấng con cái lớn khôn, được ăn học đàng hoàng, cơm áo đủ đầy. Vậy nên, bậc làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn anh em trong nhà vui vẻ, hòa thuận, đoàn kết, tương thân tương ái, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi những lúc khó khăn.
3 cach hieu thao giup cha me mim cuoi hanh phuc
 
Con nào cũng là con, nếu xảy ra mâu thuẫn thì người cha người mẹ ở giữa luôn khó xử và không khỏi buồn lòng. Cha mẹ tuổi già, mắt mờ chân chậm, thấy anh em nương tựa lẫn nhau, cũng cảm thấy vui vẻ, an tâm, hạnh phúc.
2. Tu dưỡng bản thân: từ trí tuệ cho đến đạo đức
Không cần tiền bạc chất cao đầy núi, chỉ cần bạn giỏi giang, sức khỏe dồi dào, sống có nghĩa tình, hậu vận viên mãn cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất của cha mẹ, trọn vẹn đền đáp công ơn dưỡng dục của hai bậc sinh thành.
Phật dạy: không để cha mẹ phiền lòng chính là đạo hiếu. Để cha mẹ lo buồn cho mình, chính là bất hiếu. Viên mãn nhất đời cha mẹ chính là sự thành công của con cái. Cha mẹ vì ta mà hi sinh, ta lại hi sinh cho những đứa con. Hãy luôn sống để làm tròn chữ hiếu với cha mẹ và nuôi dạy con cái theo đức hiếu sinh.
3. Luôn quan tâm, hỏi han cha mẹ mỗi ngày
Con cái yêu thương cha mẹ hãy biết nói ra. Quan tâm cha mẹ hãy thể hiện bằng hành động. Với cha mẹ, chẳng có lý do gì để che dấu hay ngại ngùng. Không cần những thứ cao siêu, đôi khi chỉ mời một tách trà, hỏi thăm sức khỏe, đỡ đần công việc, bên cạnh cha mẹ mỗi khi họ cần đến là đủ.
Đừng nghĩ phải kiếm nhiều tiền, xây nhà cao cửa rộng, quần áo xum xuê, thức ăn ê hề mới là báo hiếu. Đôi khi chỉ cần bạn ở bên, cũng là niềm vui lớn nhất của cha mẹ rồi. Đừng mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi phụng dưỡng cha mẹ. Để rồi đến khi cha mẹ qua đời, có hối hận cũng đã muộn màng.

Lễ Vu Lan ngẫm lời Phật dạy về đạo hiếu

Phật dạy: "Tột cùng tột điều thiện không gì hơn hiếu./Cùng tột điều ác không gì hơn bất hiếu". Ngày lễ Vu Lan, hãy cùng đọc những lời phật dạy về đạo hiếu để suy ngẫm.

Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Hay nói rõ hơn, đức Phật đã đưa ra tiêu chuẩn đối với một người con được gọi là hiếu đạo thì phải hội đủ cả hai mặt sự và lý.

Bông hồng cài áo mùa Vu Lan: Nguồn gốc và ý nghĩa ít ai biết

Hình ảnh bông hồng cài áo luôn gắn liền với mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch. "Bông hồng cài áo" có nguồn gốc và ý nghĩa từ một bài văn cùng tên, viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Nguồn gốc và ý nghĩa bông hồng cài áo mùa Vu Lan
"Bông hồng cài áo" là tên một bài viết về Mẹ do Thiền sư Thích Nhất Hạnh viết năm 1962 tại Sài Gòn. Từ bài viết này, một nghi thức đặc biệt mang tên "Bông hồng cài áo" trong dịp lễ Vu Lan cũng đã được ra đời.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.