2 công nhân bị điện giật: Đùn đẩy trách nhiệm?

(Kiến Thức) - Vị Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Năng lượng Hà Nội nói: “Muốn biết thông tin thì đến cơ quan chức năng tìm hiểu”.

Như tin Kiến Thức đã đưa, ngày 29/7, 2 công nhân khi thi công vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn (P. Dịch Vọng Hậu. Q. Cầu Giấy, Hà Nội) đã đào trúng dây điện cách mặt đất khoảng 20 cm, bị điện giật bỏng nặng.
Đây là tuyến cáp trung thế cấp điện cho trụ sở Bộ Công an được rải từ trạm biến áp 110kV Nghĩa Đô đến Văn phòng trụ sở tại đường Phạm Văn Đồng.
Đơn vị thi công đào vải hè đường Trần Quốc Hoàn.
Đơn vị thi công đào vải hè đường Trần Quốc Hoàn.

Theo Quy phạm trang bị điện của Bộ Công thương, độ sâu chôn cáp 22kV trong đất là 0,7 mét. Cho phép giảm độ sâu còn 0,5 mét tại các đoạn dài dưới 5 mét tại những chỗ dẫn vào nhà hoặc giao cắt với công trình ngầm nhưng phải có biện pháp tránh tác động cơ học.

Trả lời báo chí về nghi ngờ lắp cáp ngầm không đúng quy chuẩn, ông Vũ Quang Hùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Điện lực Hà Nội khẳng định: Công trình đáp ứng các quy định kỹ thuật Quá trình mở đường Trần Quốc Hoàn đã hạ thấp một số vị trí cốt đường, cốt hè nên làm giảm độ sâu tuyến cáp so với ban đầu và làm mất lớp băng tín hiệu cáp ngầm...

Đối với phần cáp thuộc phạm vi dự án mở đường Trần Quốc Hoàn, Công ty Điện lực Cầu Giấy cũng đã thông báo cho chủ đầu tư, đơn vị thi công để biết và thực hiện việc liên hệ giám sát, chỉ dẫn. Nhưng sáng 29/7, đơn vị thi công đã tự thực hiện việc đào hè đường mà không thông báo cho Công ty Điện lực Cầu Giấy để giám sát an toàn.

Được biết, 2 công nhân bị điện giật thuộc đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Năng lượng Hà Nội.

Vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn nơi 2 công nhân bị điện giật.
Vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn nơi 2 công nhân bị điện giật.
Trao đổi với PV Kiến Thức về ý kiến nói đơn vị thi công "tự ý đào đường", một cán bộ Công ty này phân trần: “Bên đơn vị thi công làm bao giờ cũng gọi điện báo cho tất cả các bên, nói thật là báo qua điện thoại, nên giờ cũng khó có thể kiểm tra. Nếu không báo thì tại sao lại có các biên bản phần ngầm ký nghiệm thu cho công ty chúng tôi”.

Theo vị cán bộ này cho biết, khi thi công, công nhân làm rất cẩn thận vì bên điện lực thông báo có 2 tuyến cáp nằm dưới lòng đường. Tuy nhiên, ông nghi ngờ việc lắp đặt cáp ngầm không đúng tiêu chuẩn quy định.

“Ngày trước người ta làm như thế nào mình không rõ lắm. Nhưng theo quy định cáp ngầm phải nằm ở độ sâu ở trên vỉa hè là 70-80 cm, dưới lòng đường là 1-1,2m. Ở trên là phải có cát, có gạch, có mốc sứ... của công ty điện lực để báo hiệu. Có hay không ra hiện trường đào lên là biết”, vị cán bộ này nói.

Về việc 2 công nhân bị điện giật không có bảo hộ lao động, vị cán bộ này từ chối trả lời và đề nghị PV làm việc với Giám đốc Công ty.

PV liên hệ với Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Năng lượng Hà Nội, vị giám đốc tên Hồng trả lời: “Mọi thông tin chúng tôi đã cung cấp hết cho cơ quan chức năng để họ tiến hành điều tra làm rõ về vụ việc. Anh muốn biết thông tin thì đến cơ quan chức năng tìm hiểu”.

2 công nhân bị điện giật: Lộ sai phạm ngành điện?

(Kiến Thức) - Theo lời khai của hai công nhân, họ đào trúng dây điện cách mặt đất khoảng 20cm, trong khi quy chuẩn lắp đặt cáp điện ngầm phải từ 1-1,5m.

Trao đổi với PV Kiến Thức, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng cho biết, làm đường điện ngầm dưới lòng đất phải tuân thủ theo quy trình rất nghiêm ngặt.

Khoảng cách an toàn thông thường giữa dây cáp điện ngầm và mặt đất là 80cm -120cm.

Các mối đấu nối với nhau phải đảm bảo có sự cách nước, va chạm…, để làm được điều này phải có hầm ngầm (tên gọi kỹ thuật là tuynen) đưa các dây điện vào bên trong.

Nơi 2 công nhân bị điện giật khi đang đào vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn, Hà Nội.
Nơi 2 công nhân bị điện giật khi đang đào vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn, Hà Nội.

Ngoài ra, khi chôn cáp điện dưới lòng đất phải lát lớp cát cách điện, cát chống xê dịch và kèm theo các tấm biển chỉ dẫn có dây điện phía dưới.

Khi làm xong các công đoạn đó phải có máy dò (máy đo điện) xem điện có rò rỉ ra ngoài hay không, vì chôn cáp điện dưới lòng đất là mang điện xuống nước.

Về khoảng cách an toàn, tại Nghị định 106/2005 của Chính phủ có quy định, đường cáp điện ngầm phải cách 1m so với mặt đất (loại đất ổn định) và 1,5m (đất không ổn định). Theo lời khai của 2 công nhân, họ khoan trúng dây điện cách mặt đất khoảng 20cm, như vậy chỉ đạt 1/5 so với quy chuẩn.
2 công nhân ngã lăn ra đất sau khi bị phóng điện.
2 công nhân ngã lăn ra đất sau khi bị phóng điện.

Chiều ngày 31/7, trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Điện lực Cầu Giấy cho biết: “2 công nhân bị điện phóng bỏng khi đào vỉa hè đường thuộc về Ban dự án quận Cầu Giấy. Ban dự án thuê đơn vị thi công làm, không liên quan gì đến ngành điện của quận”.

Khi đề cập đến “sai phạm” lắp cáp điện ngầm chỉ cách mặt đất 20cm, vị Giám đốc Điện lực Cầu Giấy, phân trần: “Đường cáp đó thuộc Bộ Công an quản lý và thuộc an ninh quốc phòng (?)”.

Được biết, đây là tuyến cáp ngầm trung thế 22kV cấp điện từ trạm biến áp 110kV Nghĩa Đô về trạm biến áp Bộ Công an.

Bên cạnh việc khoan trúng đường điện cách mặt đất 20cm, thì việc không mặc quần áo bảo hộ lao động, cũng là nguyên nhân khiến hai công nhân này bị điện giật bỏng nặng.

Theo điều 6, Nghị định 06/1995 về an toàn lao động thì, người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn, danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định.
Công nhân Doãn Văn Hùng (43 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) đang được điều trị tại BV Xanh -Pôn.
Công nhân Doãn Văn Hùng (43 tuổi, ở Phúc Thọ, Hà Nội) đang được điều trị tại BV Xanh -Pôn.

Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Mai Đức Tân - Công ty Luật hợp danh INCIP (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: “Vụ việc xảy ra với 2 công nhân bị điện phóng cháy xém chưa thể quy trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đơn vị thuê 2 người công nhân đào vỉa hè đường để thi công (công nhân thời vụ) phải có trách nhiệm bồi thường thỏa đáng với 2 nạn nhân này”.

Nguyên nhân vụ 2 công nhân bị điện giật đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.

2 công nhân bị điện giật: Ai thi công cáp ngầm 20cm?

(Kiến Thức) - Trưởng ban Quản lý dự án quận nói, đường cáp điện ngầm do Điện lực quản lý, trong khi Giám đốc Điện lực quận lại đẩy trách nhiệm, "đường cáp do Bộ Công an quản lý, thuộc an ninh quốc phòng".

Đến sáng nay (2/8), 2 công nhân bị điện phóng cháy xém khi đào vỉa hè đường Trần Quốc Hoàn (phường Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội) được các bác sĩ Bệnh viện Xanh Pôn khẩn trương cứu chữa đã qua cơn nguy kịch.

Một người bị bỏng 70%, người còn lại nhẹ hơn là 50%.

Theo thông tin ban đầu, đây là công nhân của Công ty Đầu tư và Phát triển Năng lượng Hà Nội. Phía đơn vị thuê 2 công nhân đã hỗ trợ cho mỗi nạn nhân là 15 triệu đồng.
Hiện trường vụ 2 công nhân bị điện giật.
Hiện trường vụ 2 công nhân bị điện giật.
Dư luận quan tâm: 2 công nhân bị điện giật, nhập viện nguy kịch, trách nhiệm thuộc về ai?

Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Lê Danh Cường, Trưởng ban Quản lý dự án quận Cầu Giấy cho biết: “Tránh nhiệm này thuộc về đơn vị thi công và họ đang hỗ trợ cho 2 nạn nhân này. 2 công nhân bị điện giật đã dần hồi phục sức khỏe, ăn uống được rồi”.

Về 2 “lỗi” không mặc bảo hộ lao động và cáp điện ngầm cách mặt đất 20cm, ông Cường cho rằng: “Đơn vị công phải có trách nhiệm bảo hộ lao động. Đơn vị thi công ký hợp đồng với Điện lực Cầu Giấy để giám sát việc đào vỉa hè này”.

PV đặt câu hỏi: Trước khi đào vỉa hè đơn vị thi công và Ban dự án có sơ đồ về đường cáp ngầm đó không? "Anh sang bên Điện lực Cầu Giấy mà hỏi. Vì đường đó do Điện lực Cầu Giấy quản lý”, ông Cường trả lời.

Tuy nhiên, trước đó trả lời PV Kiến Thức, ông Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Điện lực Cầu Giấy cho biết: “2 công nhân bị điện phóng bỏng khi đào vỉa hè đường thuộc về Ban quản lý dự án quận Cầu Giấy. Ban dự án thuê đơn vị thi công làm, không liên quan gì đến ngành điện của quận”.

Khi đề cập đến “sai phạm” lắp cáp điện ngầm chỉ cách mặt đất 20cm, vị Giám đốc Điện lực Cầu Giấy, phân trần: “Đường cáp đó thuộc Bộ Công an quản lý và thuộc an ninh quốc phòng”.

Tại Nghị định 106/2005 của Chính phủ có quy định, đường cáp điện ngầm phải cách tối thiểu 1m so với mặt đất (loại đất ổn định) và 1,5m (đất không ổn định). Theo lời khai của 2 công nhân, họ khoan trúng dây điện cách mặt đất khoảng 20cm, như vậy chỉ đạt 1/5 so với quy chuẩn.

Nguyên nhân vụ 2 công nhân bị điện giật đang được cơ quan chức năng đang tích cực điều tra làm rõ.

Bí mật giám sát CSGT vẫy xe như “quạt vẫy tai voi“

(Kiến Thức) -“Bí mật giám sát CSGT vẫy xe theo kiểu xử lý nội bộ lâu nay mà các cấp các ngành đều làm nhưng hiệu quả rất thấp, chẳng khác gì quạt vẫy tai voi”, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp nhận định.

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Tiệp, cách làm tốt hơn cả là Cục CSGT đường bộ - đường sắt nên phối hợp với báo chí trung ương và địa phương cho phép nhà báo tác nghiệp nếu phát hiện hiện tượng tiêu cực của CSGT thì thưởng nhà báo thật cao và phạt cảnh sát thật nặng để răn đe
Bí mật giám sát CSGT vẫy xe có mang lại hiệu quả?

Đọc nhiều nhất

Tin mới