1.200 dân tòa nhà Nam Đô phải dùng nước thạch tín

(Kiến Thức) - Khoảng 1.200 người ở tòa nhà Nam Đô (Hà Nội) đang lọc nước nhiễm chất gây ung thư để uống. Còn đơn vị quản lý lại đổ lỗi cho nhau.

1.200 dân tòa nhà Nam Đô phải dùng nước thạch tín
Dân kêu trời vì nguồn nước nhiễm chất Asen
Mới đây, Kiến Thức nhận được thông tin phản ánh của hơn 300 hộ dân ở khu chung cư Nam Đô Complex, (số 609 đường Trương Định, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) với nội dung như sau: Nhiều tháng qua, các hộ dân ở đây đang dùng nguồn nước sinh hoạt của Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai cung cấp qua hệ thống bể chứa và đường dẫn nước đến các hộ dân (hệ thống cấp nước này do Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Toàn Cầu gọi tắt là GPI thi công). Qua các xét nghiệm mẫu dẫn nước gần đây nhất cho thấy, chất lượng nước sinh hoạt bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Người dân sinh sống ở tòa nhà CT2 khu chung cư Nam Đô đang kêu cứu vì nước sinh hoạt nhiễm chất Asen.
Người dân sinh sống ở tòa nhà CT2 khu chung cư Nam Đô đang kêu cứu vì nước sinh hoạt nhiễm chất Asen.
Cụ thể là hàm lượng Asen – chất gây ung thư - cao gấp 2 lần cho phép của Bộ y tế. Từ thực tế đó, vào ngày 25/2, Đại diện ban quản lý tòa nhà Nam Đô lấy mẫu nước đi kiểm tra cho kết quả là hàm lượng Asen (chất thạch tín – PV) ở bể nước trên mái tòa nhà vượt 0,025mg/l, ở bể ngầm 0,023mg/l, nước từ vòi các hộ dân là 0,019mg/l. Còn theo quy định của Bộ y tế cho phép là 0,01mg/l.
Ông Vũ Thanh Sơn - Trưởng ban liên lạc tòa nhà CT2 – Khu chung cư Nam Đô, cho biết: “Nguồn nước từ tòa nhà cung cấp bị nhiễm asen, những hộ gia đình có con nhỏ như hộ gia đình tôi phải mua bình nước lọc về sử dụng cho sinh hoạt ăn uống hằng ngày, để lọc nước. Tuy nhiên, vẫn không lọc được hết Asen. Biết nguồn nước nguy hại đến sức khỏe, nhưng điều kiện kinh tế không cho phép, buộc người dân nơi đây phải sử dụng. Từ khi người dân sinh sống ở đây đã phát hiện nước bẩn và đã viết đơn kiến nghị với tòa nhà nhiều lần, xong không được xử lý, khiến bà con vô cùng bức xúc".
"Gia đình tôi cũng như hơn 300 gia đình phải mua máy lọc (ở dưới bồn rửa - PV) để lọc chất gây ung thư, nhưng vẫn không hết", ông Sơn nói.
"Gia đình tôi cũng như hơn 300 gia đình phải mua máy lọc (ở dưới bồn rửa - PV) để lọc chất gây ung thư, nhưng vẫn không hết", ông Sơn nói.
Ông Sơn nói thêm: “Đến ngày 19/12/2013, ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó giám đốc Công ty dầu khí Toàn Cầu hứa sẽ xử lý, nếu xét nghiệm thấy nước của Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai bán cho dân là sạch, còn nước do bể của tòa nhà bẩn thì chủ đầu tư sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn".
Theo ông Sơn, qua nhiều lần kiểm tra, nước đầu nguồn do xí nghiệp nước cung cấp là sạch, như vậy, nguyên nhân là do bể của tòa nhà bẩn. Nhưng đến lúc này, chủ đầu tư vẫn lờ đi không chịu giải quyết tình trạng nước bị nhiễm Asen gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người dân sống trong tòa nhà Nam Đô. Tòa nhà này có khoảng trên 300 hộ (khoảng 1.200 người), chưa kể khách đến các nhà hàng, siêu thị, quán cafe ở tòa nhà cũng phải sử dụng tới nguồn nước của tòa nhà.
"Khi người dân phản đối, ông Bùi Văn Hiểu – Giám đốc quản lý tòa nhà mang nguồn nước trong bể ở mái nhà, bể ngầm, ở vòi các hộ dân đã có kết quả xét nghiệm là nhiễm Asen cho chúng tôi. Mới đây, ban quản lý mới cho rửa lại bể trên tòa nhà nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng này. Chúng tôi rất bức xúc trước việc nước bẩn giá cao, khi phải mua nước với giá nước kinh doanh là 8.900  đồng/m3”.
Các đơn vị quản lý đổ lỗi cho nhau
Để hiểu rõ hơn về vụ việc, PV Kiến Thức có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Hiểu – Giám đốc Ban quản lý tòa nhà Nam Đô Complex. Ông Hiểu cho biết: “Nước sạch cung cấp cho người dân ở tòa nhà Nam Đô là do chủ đầu tư kí hợp đồng trực tiếp với Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai. Khi chúng tôi gửi công văn về tình trạng nước bị nhiễm Asen, chủ đầu tư đã lấy mẫu đi xét nghiệm 2 lần, nhưng cư dân ở đây nói nước vẫn nhiễm Asen”.
Ông Hiểu trao đổi với PV Kiến Thức.
Ông Hiểu trao đổi với PV Kiến Thức.
Ông Hiểu khẳng định: “Nước sạch do Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Hoàng Mai cung cấp cho các hộ dân bị nhiễm Asen”. Tuy nhiên, ông Hiểu lại cho rằng: “Đến lúc này, chúng tôi đã gửi công văn sang Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia xem nguồn nước đó các hộ dân dùng có an toàn hay không song chưa thấy họ trả lời. Tới đây, chúng tôi tiếp tục đưa nước ở bể ngầm, bể trên mái tòa nhà đi kiểm nghiệm ở địa điểm khác”.
"Những chai nước này được lấy ở bể ngầm, của tòa nhà tới đây sẽ mang đi xét nghiệm tiếp" ông Hiểu cho biết.
"Những chai nước này được lấy ở bể ngầm, của tòa nhà tới đây sẽ mang đi xét nghiệm tiếp" ông Hiểu cho biết.
Trong khi đó, ông Phạm Việt Phương - Quyền giám đốc Xí nghiệp nước sạch Hoàng Mai cho biết: “Ngay sau khi tiếp nhận được văn bản từ Ban quản lý tòa nhà Nam Đô, xí nghiệp đã cho người xuống, đồng thời lấy mẫu nước trước đồng hồ khi cung cấp cho tòa nhà, có sự chứng kiến cư dân sống tại tòa nhà Nam Đô.
Đến ngày 31/12/2013 xí nghiệp đã báo cáo với công ty cử người xuống lấy mẫu và ngày 14/1 đã có văn bản trả lời Ban quản lý tòa nhà Nam Đô. Kết quả cho thấy toàn bộ nước do xí nghiệp cung cấp đều đạt chỉ tiêu chất lượng nước sạch cho phép của Bộ y tế”.
Ông Phạm Việt Phương khuyến cáo: “Tòa nhà Nam Đô phải có kế hoạch định kỳ, thường xuyên thau rửa bể nước, đường ống dẫn nước sạch và sát trùng, đảm bảo độ kín của bể chứa. Có như vậy, nước mới không bị nhiễm Asen, gây hại đến sức khỏe người dân”.
Kiến Thức tiếp tục thông tin vụ việc tới độc giả.

Khóc ròng với căn hộ tiền tỷ không mưa cũng “dột"

(Kiến Thức) - Một số hộ dân ở tòa nhà CT2B thuộc khu Tổ hợp Nam Đô Comlex bất ngờ phát hiện nước chảy thành dòng từ trên trần nhà xuống.

Khóc ròng với căn hộ tiền tỷ không mưa cũng “dột"
Một số hộ dân ở tòa nhà CT2B thuộc khu Tổ hợp Nam Đô Comlex (609 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh đến báo Kiến Thức với nội dung như sau, vào khoảng 8h45 ngày 26/10, khi các gia đình đang ở trong nhà thì bất ngờ phát hiện nước chảy thành dòng từ trên góc trần nhà xuống, khiến mọi người hốt hoảng.
Bức tường bị ngấm được xây bằng gạch cớm.
Bức tường bị ngấm được xây bằng gạch cớm.
Tình trạng chảy nước này đã làm ngấm vào các bức tường, trần thạch cao, sàn gỗ… của các căn hộ từ 1603-CT2B xuống dưới 0403-CT2B, làm chúng bị hư hỏng. Người dân ở đây đã liên hệ với đơn vị chủ quản để báo về sự việc trên.

Căn hộ Nam Đô Comlex không mưa cũng “dột”: Lỗi tại dân?

(Kiến Thức) - “Phải chờ các bức tường bị ngấm nước khô mới khắc phục lại cho các hộ dân được”, đại diện chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP Invest) cho biết.

Căn hộ Nam Đô Comlex không mưa cũng “dột”: Lỗi tại dân?
Liên quan đến việc một số hộ dân ở tòa nhà CT2B thuộc khu Tổ hợp Nam Đô Comlex bất ngờ phát hiện nước chảy thành dòng từ trên trần nhà xuống, trao đổi với Kiến Thức hôm 5/11, ông Chu Mạnh Trí – Trưởng phòng Kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP Invest) cho biết: “Trước khi xây dựng tòa nhà CTB2, mọi thiết kế ban đầu đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định”.
Vị đại diện này cũng phủ nhận nghi ngờ chất lượng vật liệu của các căn hộ này không đảm bảo: “Gạch xây là loại gạch cốt liệu xi măng (gạch nhẹ) đang được Bộ xây dựng khuyến khích dùng trong các công trình".

Tận mục công nghệ làm giả hàng hóa, thực phẩm (2)

(Kiến Thức) - Mực khô, vi cá mập làm từ cao su, quả trứng gà ném xuống nảy lên như quả bóng, tai lợn làm từ nhựa và gelatin, sườn bò làm từ bột mỳ... xuất hiện nhan nhản trên thị trường. 

Tận mục công nghệ làm giả hàng hóa, thực phẩm (2)

Bên cạnh hồ sơ giấy tờ thì đồ ăn thức uống cũng bị làm giả nhan nhản, khiến người tiêu dùng vô cùng hoang mang

Mực khô làm bằng cao su

Một trong những loại thực phẩm được làm giả khá phổ biến tại Việt Nam đó là mực khô.

Mực khô giả được chế biến từ xenlulo nhìn không khác gì mực khô thật.
 Mực khô giả được chế biến từ xenlulo nhìn không khác gì mực khô thật.

Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng cả nước rộ lên thông tin mực khô được làm giả từ cao su, và vô cùng hoang mang khi tìm mua, tiêu thụ sản phẩm này. Có không ít lần chi cục quản lý thị trường tại các địa phương đã phát hiện và bắt giữ những lô hàng mực cao su có trọng lượng lên tới cả hàng trăm kg.

Ông Đinh Văn Tường, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật hoá (Viện Khoa học Việt Nam), người nghiên cứu nhiều vật liệu mới ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, cho biết: “Tôi đã xem một số loại mực khô giả. 100% loại nguyên vật liệu mực này không phải được khai thác từ biển, rất có nhiều khả năng nó được tạo thành từ hợp chất của xenlulo, tẩm ướp hương vị mực kết hợp với công nghệ cán, ép để sản xuất hàng loạt. Công nghệ này thường là có nguồn gốc từ Trung Quốc".

Trước băn khoăn của phóng viên về tính chất, nguồn gốc của xenlulo và ảnh hưởng của hợp chất này đến sức khoẻ con người, ông Tường giải thích: "Để phân tích cụ thể một dạng hợp chất hữu cơ là rất khó. Tại Viện kỹ thuật hoá, muốn làm phải huy động 7- 8 phòng ban. Nhưng nói cho thật dễ hiểu thì xenlulo có thể được tổng hợp từ tinh bột hoặc từ nhiều nguồn bã nguyên liệu khác nhau. Ở mỗi quốc gia, hợp chất này được tổng hợp bằng nguyên liệu phù hợp, phổ biến. Tại Việt Nam, xenlulo có nhiều, được tổng hợp từ xơ của củ sắn dây và tinh bột. Giá của xenlulo rất rẻ, chỉ khoảng 10.000 đồng/kg.

Theo ông Tường dự đoán, một kg mực được sản xuất hàng loạt bằng công nghệ cán ép từ hợp chất xenlulo tẩm hương vị thì giá thành cao nhất cũng chỉ là 30.000 đồng/kg. Như vậy, so với một kg "mực cao su" mua ở Cửa Ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh) với giá 160.000 đồng hay 200.000 đồng tại Hà Nội thì lợi nhuận của những kẻ sản xuất, buôn bán "mực cao su" là siêu lợi nhuận. Bằng công nghệ này, ta có thể hình dung, chỉ bằng những khuôn ép, sử dụng hợp chất xenlulo người ta có thể sản xuất mực hàng loạt theo năng suất của dây chuyền sản xuất, khỏi phải mua mực thật với giá đắt, hay giăng buồm ra khơi đánh bắt.

Trứng gà làm từ hóa chất

Ngày 9/1/2012, một người đàn ông họ Vương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông tiết lộ, anh gần đây mua phải những quả trứng giả tại chợ. Wang nói rằng mình mua 1kg trứng tại một cửa hàng ở khu vực anh sinh sống. Sau đó, anh phát hiện có 3 quả trứng giả trộn lẫn trong số trứng thật.

Quả trứng gà giả có độ nảy và đàn hồi như quả bóng cao su.
Quả trứng gà giả có độ nảy và đàn hồi như quả bóng cao su. 

Khi Wang muốn đập quả trứng ra để nấu ăn, anh để ý một quả trứng cứng như đá. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng. Wang sau đó thử nấu quả trứng xem nó có hiện tượng gì. Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất.

Theo một chuyên gia nghiên cứu thực phẩm của đại học Yên Đài, cả 3 quả trứng đều là trứng giả hay trứng nhân tạo làm từ các hóa chất trộn lẫn vào nhau.

Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua, thế là tạo được một quả trứng gà giả y như thật.

Tai lợn được làm từ nhựa và gelatin

Mới đây, ngày 4/5, báo chí Trung Quốc lại khiến nhiều người hoảng hốt khi đưa tin người dân thành phố Cám Châu thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện tai lợn nhân tạo nghi ngờ được làm từ nhựa và gelatin.

Cụ thể, sáng 30/3, một người dân ở thành phố Cám Châu, Giang Tây đã phát hiện tai lợn giả sau khi mua tai ngoài chợ. Tai lợn này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách.

Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai lợn giả. Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai lợn giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai lợn thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay.

Sườn bò thơm cay được làm từ bột mỳ

Những ngày đầu tháng 11/2013, dư luận rộ lên thông tin sản phẩm “Sườn bò thơm cay” của Công ty TNHH SaSa (Hà Nội) sản xuất không phải làm từ các nguyên liệu như quảng cáo trên bao bì mà là xốp bọc hoa quả khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang.

Miếng "sườn bò" ngâm trong nước tách ra thành thớ dọc, xốp và có màu nhờ nhờ.
Miếng "sườn bò" ngâm trong nước tách ra thành thớ dọc, xốp và có màu nhờ nhờ.

Những gói sườn bò thơm cay với giá chỉ 2 – 3.000 đồng/gói, được bán rộng rãi tại các quầy hàng quanh khu vực cổng trường.

Sản phẩm có màu sắc khá giống thịt bò và ép miếng khá to, có thớ dọc. Kéo miếng “sườn bò” theo chiều dọc thì rất dai. “Miếng sườn” có khổ không bị ép mỏng nên có thể thấy rõ các lỗ trên “miếng sườn” tựa như lỗ trên tấm xốp.

Sau khi đem mẫu vật đi xét nghiệm, Cục Quản lý Nông lâm thủy sản (Bộ NNPTNT) đưa ra kết luận rằng: Không hề có thành phần thịt bò, nhưng cũng chẳng có thành phần xốp như nhiều người nghi ngờ, sản phẩm "sườn bò thươm cay" của Công ty TNHH Sa Sa sau khi kiểm tra, được xác định là làm chủ yếu từ... bột mì.

Vi cá mập làm bằng cao su

Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh sử dụng vây cá mập giả.

Vây cá mập giả được làm từ gelatine, sodium alginate, chất màu và không có giá trị dinh dưỡng. Giáo sư Zhu Yi – Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, cho hay, qua phân tích mẫu vây cá mập giả chứa chất độc trichloroacetone còn vượt ngưỡng.

Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới