“1.000 người làm 700m đường” khiến dư luận “dậy sóng“

(Kiến Thức) - “1.000 người làm 700m đường, chật ních, toàn người thì làm thế nào được. Tôi nghĩ, chúng ta không nên lập những kỷ lục như thế!” - GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết.

“1.000 người làm 700m đường” khiến dư luận “dậy sóng“
Mấy ngày qua, dư luận “dậy sóng” trước việc Thành đoàn Hà Nội tổ chức thi công một đoạn đường giao thông nông thôn (tại xã Phùng Xá, H.Thạch Thất, Hà Nội) với chiều dài 700m, rộng 5m, mà phải huy động tới 1.000 thanh niên tình nguyện tham gia.
Nhiều người có mặt tại lễ khởi công hôm 13/7 cho biết, có 10 máy trộn bê tông đặt dọc theo tuyến đường, thanh niên tình nguyện đứng chen chúc nhau làm nhiệm vụ. Người đông đến mức muốn đổ bê tông xuống cũng khó vì mọi người đứng san sát nhau.
Đoạn đường ngắn chật ních thanh niên tình nguyện. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
 Đoạn đường ngắn chật ních thanh niên tình nguyện. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Bí thư Đoàn thanh niên xã Phùng Xá - anh Chu Văn Cường, cho biết, trong số 1.000 thanh niên tình nguyện Thủ đô, có 400 thanh niên của huyện Thạch Thất chỉ đến dự lễ khởi công rồi... ra về. Anh Cường thừa nhận, mặc dù vậy, số ở lại vẫn còn quá đông và anh cũng đã có trao đổi với Thành đoàn về việc phân bổ nguồn nhân lực, ví dụ như cho thanh niên quân đội làm 1 ngày, thanh niên tình nguyện làm 1 ngày… để không tốn chi phí ăn uống mà tận dụng được sức người. Tuy nhiên, ban tổ chức vẫn gộp toàn lực lượng để làm.
Hơn nữa, cán bộ xã Phùng Xá còn cho biết thêm, con đường này, xã đã thuê làm hết các việc từ dọn đường đến chuẩn bị nguyên, vật liệu. Thanh niên tình nguyện tới chỉ làm việc đổ bê tông và thực tế chỉ làm 2 ngày, tới ngày thứ 3, chỉ có 45 đoàn viên thanh niên xã Phùng Xá làm nốt đoạn đường… 60m.
Về việc điều động tới 1.000 người, anh Nguyễn Đình Trung - Trưởng ban Thanh niên nông thôn Thành đoàn Hà Nội, người trực tiếp chỉ huy công trường giải thích: Với các thợ đổ bê tông chuyên nghiệp thì cần nhân lực 30 người/máy trộn, còn đây là thanh niên tình nguyện, chưa quen việc phải cần số người gấp 3 lần cho mỗi máy. Nếu thợ chuyên nghiệp họ làm từ sáng tới trưa mới nghỉ thì các em chỉ làm được 2-3 tiếng là phải thay ca. Ngoài ra, còn có hơn 100 người của thành đoàn, huyện đoàn, các bên hỗ trợ, giám sát…
Lý giải cho việc đầu tư 1,5 tỷ cho 700m đường nông thôn, anh Trung cho biết, đơn vị thi công tính bao gồm giá vật tư, trang thiết bị, ngày công của 1.000 người trong 3 ngày (trung bình 250.000 đồng/ngày) là 1,3 tỷ. Còn 200 triệu là tiền… ăn uống, đưa đón thanh niên trong thời gian làm việc.
Trao đổi với phóng viên báo Kiến Thức, GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng: "Dư luận nói đây là việc làm hình thức, kém hiệu quả là đúng".
GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
 GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Ông nói: “Những 1.000 người tham gia làm con đường 700m thì không chỉ lãng phí mà còn không đảm bảo được kỹ thuật. 700m đường với toàn người là người, chật ních như thế thì làm cái gì được. Thật ra, việc huy động thanh niên đến dự lễ khởi công cũng phải tính toán, bởi vì thời gian cũng là tiền bạc. Quá đông người như vậy, có thể phân công họ làm những việc có ích hơn.
Tôi nghĩ, chúng ta không nên lập những kỷ lục kiểu như thế nữa”.
Về việc, những người trong ban tổ chức, và cả cán bộ, lãnh đạo xã đều nhìn thấy số lượng người như thế là quá đông, tuy nhiên lại vẫn để sự việc diễn ra, GS.TS.Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Làm lãnh đạo phải nhạy cảm. Nghĩa là trong mọi tình huống phải phát hiện được vấn đề, phải thấy điều gì nên làm, không nên làm và có ngay cách giải quyết vấn đề hợp lý hợp tình. Đó là phẩm chất khác biệt giữa lãnh đạo với những người bình thường. Còn không, người ta cũng chẳng cần lãnh đạo làm gì”.
Một số ý kiến trên diễn đàn mạng cho rằng, cần làm rõ số tiền làm đường lấy từ đâu và xem xét trách nhiệm của Thành đoàn Hà Nội trong việc tổ chức làm đường chạy theo hình thức và lãng phí như vậy.

Ảnh đẹp: Sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi

Ảnh đẹp: Sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi
Ngày 1/7, trong cái nắng oi ả của buổi chiều hè Thủ đô, từng đoàn xe từ các tỉnh đổ về bến xe phía Nam kín cả khu nhà chờ. Các bạn tình nguyện viên đứng chờ xe vào bến.
Ngày 1/7, trong cái nắng oi ả của buổi chiều hè Thủ đô, từng đoàn xe từ các tỉnh đổ về bến xe phía Nam kín cả khu nhà chờ. Các bạn tình nguyện viên đứng chờ xe vào bến.

Các bạn tình nguyện viên làm việc liên tục.
 Các bạn tình nguyện viên làm việc liên tục.

Sĩ tử gọi điện về gia đình báo tin khi vừa xuống bến xe.
 Sĩ tử gọi điện về gia đình báo tin khi vừa xuống bến xe.

Hội sinh viên các tỉnh trợ giúp các thí sinh ngay tại bến xe.
 Hội sinh viên các tỉnh trợ giúp các thí sinh ngay tại bến xe.

Trong số đó có nhiều phụ huynh và sĩ tử lần đầu tiên đến Hà Nội, trong họ có sự bỡ ngỡ, lo lắng.
Trong số đó có nhiều phụ huynh và sĩ tử lần đầu tiên đến Hà Nội, trong họ có sự bỡ ngỡ, lo lắng. 

Niềm vui trên gương mặt phụ huynh lần đầu ra Thủ đô được tư vấn tận tình.
 Niềm vui trên gương mặt phụ huynh lần đầu ra Thủ đô được tư vấn tận tình.

3 điểm 9 chưa chắc đỗ ĐH và quá tải bệnh viện

(Kiến Thức) - Có một mối liên hệ giữa Ba điểm Chín chưa chắc đỗ Đại học Y và “Ba mươi Chín” đời Bộ trưởng Y tế có chắc giảm tải được bệnh viện?

3 điểm 9 chưa chắc đỗ ĐH và quá tải bệnh viện

Trong những ngày này, chủ đề điểm thi đại học là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều của xã hội. Trong đó, nổi lên là câu chuyện 3 điểm 9 chưa chắc đỗ vào Đại học Y Hà Nội. Là một cựu sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, vào trường cách đây gần 30 năm, học sau đại học, gắn bó với ngành từ đó tới nay, tôi không thể không liên tưởng câu chuyện này với câu chuyện gây tốn nhiều giấy mực của báo chí, của các diễn đàn ở Quốc hội cũng như các diễn đàn trên mạng.

Tuyển sinh năm nay, Đại học Y Hà Nội có tới 493 em đạt điểm từ 27 trở lên. (Ảnh: ANTĐ)
Tuyển sinh năm nay, Đại học Y Hà Nội có tới 493 em đạt điểm từ 27 trở lên. (Ảnh: ANTĐ)

Đó chính là câu chuyện “giảm tải bệnh viện” của không biết bao nhiêu đời Bộ trưởng Bộ Y tế. Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy được nguyên nhân chính dẫn tới quá tải bệnh viện mà không hiểu các đời Bộ trưởng Y tế có nhìn thấy không?

Chê gái xấu nhưng vẫn mua con gái để bán dâm

(Kiến Thức) - Ly nói muốn chuyển Phương cho Hương để làm gái mại dâm tại quán cà phê. Hương làm chủ và đòi giá chuyển nhượng 5 triệu đồng. Hương chê xấu trả 3 triệu. Thành đồng ý, Hương đưa trước 2 triệu đồng.

Chê gái xấu nhưng vẫn mua con gái để bán dâm
Theo cơ quan điều tra, Nguyễn Khánh Ly (SN 1997 ở xã Hòa Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình) có quen với Phùng Thị Lan Phương (SN 1995, ở Kim Sơn, Sơn Tây, Hà Nội). Đến ngày 16/11/2012, chị Phương có nhờ Ly tìm hộ việc làm. Lúc này Ly bàn với Lê Văn Thành (SN 1988 ở Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội) tìm chỗ làm hộ Phương.
Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.

Đọc nhiều nhất

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

Cán bộ Kiểm sát hát karaoke “ôm”, lãnh đạo Thi hành án nghi vào nhà nghỉ... hiểu luật vi phạm, xử sao cho đáng?

(Kiến Thức) - Hai vụ việc mới đây liên quan đến cán bộ Viện Kiểm sát huyện đi hát karaoke "ôm", và clip quan hệ trong nhà nghỉ nghi là lãnh đạo ngành Thi hành án Hậu Giang khiến dư luận lắc đầu ngán ngẩm khi những người làm luật lại vi phạm luật, quy định ngành và cả đạo đức.

Tin mới