10 khu trục hạm bự nhất thế giới (2): Trung Quốc đứng bét

(Kiến Thức) - Trung Quốc cũng có một đại diện trong top 10 chứng tỏ vị trí hải quân ngày càng lên cao của nước này trên bàn cờ quân sự thế giới.

10 khu trục hạm bự nhất thế giới (2): Trung Quốc đứng bét

6. Khu trục hạm lớp Kongo (Nhật)

Kongo với tổng tải 9.500 tấn là lớp tàu khu trục lớn thứ 6 thế giới, xếp sau đàn anh lớp Atago cùng nằm trong biên chế Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản nhưng cũng không hề kém cạnh khi tích hợp hệ thống Aegis tiên tiến.
Chiếc tàu đầu tiên của lớp tàu này mang tên Kongo (DDG-173) được biên chế năm 1993 và chiếc cuối cùng cũng là chiếc thứ 4 mang tên Chokai (DDG-176) được biên chế năm 1998.
Tàu lớp Akago của Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản.
 Tàu lớp Akago của Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản.
Vũ khí của tàu lớp Kongo bao gồm tên lửa phòng không phóng thẳng đứng SM-2/3, tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa chống ngầm, hai pháo 20mm, một pháo 127mm và hai bệ phóng ngư lôi. Tốc độ tối đa là 30 hải lý/giờ.

7. Khu trục hạm lớp Udaloy II Project 1155.1 (Nga)

Udaloy II là lớp tàu khu trục lớn nhất của Hải quân Nga, lớn thứ 7 trên thế giới tàu khu trục. Nó là phiên bản nâng cấp từ tàu khu trục chuyên săn ngầm Udaloy I và có tổng tải là 8.900 tấn.
Tàu đô đốc Chabanenko lớp Udaloy II của Nga.
 Tàu đô đốc Chabanenko lớp Udaloy II của Nga.
Tàu lớp Udaloy II được trang bị hai bệ với 8 quả tên lửa chống tàu siêu âm P-270 Moskit, 64 quả tên lửa phòng không Kinzhan SS-N-9 tầm bắn 12km, 2 hệ thống pháo/tên lửa phòng không Kashtan, một pháo AK-130 cỡ 130mm, 6 pháo AK-630 30mm, ngư lôi và tên lửa chống tàu ngầm SS-N-15 có thể bắn được từ ống phóng ngư lôi.
Tốc độ tối đa của lớp tàu này là 32 hải lý/giờ. Hiện tại mới chỉ có một chiếc tàu thuộc lớp Udaloy II trong biên chế Hải quân Nga là chiếc Đô đốc Chabanenko.

8. Khu trục hạm lớp Daring Type 45 (Anh)

Khu trục Type 45 còn được gọi là lớp Daring là khu trục hạm mới, lớn và hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Anh được đóng bởi tập đoàn BAE.
HMS Daring niềm tự hào của Hải quân Anh.
HMS Daring niềm tự hào của Hải quân Anh.
Chiếc Type 45 đầu tiên được đặt tên là HMS Daring (D32), gia nhập Hải quân Anh năm 2009 và chiếc thứ 6 cũng là chiếc cuối cùng, HMS Duncan (D37) được bàn giao năm 2013.
Type 45 có tổng tải là 8.500 tấn và thủy thủ đoàn 190 người. Chức năng chính của kiểu tàu này là đảm nhiệm phòng không khu vực cho hạm đội với radar tầm xa và điều phối, chỉ huy máy bay đối không tại vùng chiến sự.
Tàu lớp Type 45 được trang bị hệ thống phòng không Sea Viper với 48 tên lửa phòng không Aster 15 và Aster 30 tầm bắn 120km, tên lửa đối hạm Harpoon, hải pháo 114mm, 2 pháo Oerlikon 30mm, 2 hệ thống pháo phòng không CIWS Phalanx. Nó còn mang theo một trực thăng Lynx trang bị ngư lôi Stingray. Tốc độ của Type 45 là 27 hải lý/giờ.
Đặc biệt, từ ngày 18-21/12/2013, khu trục hạm HMS Daring sẽ thăm hữu nghị Việt Nam.

9. Khu trục hạm lớp Sovrmenny Project 956 (Nga)

Sovremenny là một trong những khu trục hạm lớn nhất của Hải quân Nga, có tổng cộng 21 tàu lớp này đã được đóng cho Hải quân Nga và Trung Quốc.
Tàu khu trục lớp Sovremenny với tên lửa Moskit đầy uy lực.
Tàu khu trục lớp Sovremenny với tên lửa Moskit đầy uy lực.
Tổng tải của khu trục lớp Sovremenny là 7.940 tấn, trang bị 8 quả tên lửa chống tàu siêu âm P-270 Moskit, 24 tên lửa phòng không 9M317 Shtil, pháo 130mm, 4 pháo AK-630, rocket chống tàu ngầm RBU-1000 và 2 bệ phóng ngư lôi cỡ 533mm. Tốc độ tối đa của Sovremenny là 32 hải lý/giờ.
10. Khu trục hạm Type 052D (Trung Quốc)
Type 052D là bản nâng cấp của khu trục hạm Type 052C, là lớp tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc. Đây được xem là tàu “Aegis phiên bản Trung Quốc” với thiết kế radar tương tự cách bố trí trên tàu lớp Arleigh Burke Mỹ.
Với lượng choán nước đầy tải lên tới 7.500 tấn giúp Type 052D trở thành loại tàu khu trục lớn thứ 10 trên thế giới. Chiếc đầu tiên của lớp tàu này mang tên Côn Minh (172) dự kiến sẽ gia nhập Hải quân Trung Quốc vào năm sau.
Khu trục hạm Type 052D hứa hẹn sẽ giúp Trung Quốc sánh ngang Nhật Bản, Hàn Quốc về tàu khu trục.
Khu trục hạm Type 052D hứa hẹn sẽ giúp Trung Quốc sánh ngang Nhật Bản, Hàn Quốc về tàu khu trục.
Type 052D có chiều dài 155m và rộng 18m với thủy thủ đoàn 280 người. Vũ khí của 052D là hải pháo 130mm, một pháo bắn nhanh CIWS Type 730, bệ phóng thẳng đứng có thể phóng các loại tên lửa hành trình, chống tàu, chống ngầm, tên lửa phòng không loại FL3000N và ngư lôi.
Bên cạnh đó Type 052D còn có nhà chứa máy bay trực thăng đảm bảo luôn có ít nhất một trực thăng đi theo tàu trong các nhiệm vụ.

“Nắm đấm” thép lính thủy đánh bộ ở ĐNA (1): AAV-7 Thái Lan

(Kiến Thức) - Những chiếc xe đổ bộ AAV-7 của Thái Lan "chuyên dụng" hơn so với BMP-3F của Indonesia và hiện đại hơn so với BTR-60 Việt Nam.

“Nắm đấm” thép lính thủy đánh bộ ở ĐNA (1): AAV-7 Thái Lan
Dòng xe thiết giáp đổ bộ AAV-7 bắt nguồn từ loại LVTP-7 cuối những năm 1960, mục đích ra đời của loại xe này là khi Mỹ cần có một phương tiện bọc thép chở quân với khả năng di chuyển tốt trên biển có thể đáp ứng tốt những yêu cầu của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ trong việc vẫn chuyển binh sĩ và trang bị từ các tàu đỗ gần bờ biển vào trong đất liền. Thiết kế bánh xích và khung thân “độc” của AAV-7 giúp nó đạt được tất cả các yêu cầu trên và phục vụ hải quân Mỹ từ đó đến nay.
Bên cạnh tên chính thức, AAV-7 còn được lính Mỹ gọi là “xe lội nước” hay “xe buýt chiến trường” và biên chế trong các tiểu đoàn đổ bộ đột kích của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ (USMC).

Mỹ phát triển UAV tàng hình RQ-180 cho CIA

(Kiến Thức) - Mỹ đang phát triển mẫu UAV tàng hình thế hệ mới RQ-180 trang bị cho cả không quân và cơ quan tình báo CIA.

Mỹ phát triển UAV tàng hình RQ-180 cho CIA

“Nắm đấm” thép lính thủy đánh bộ ở ĐNA (2):BMP-3F Indonesia

(Kiến Thức) - Tuy khả năng chịu sóng biển và chở quân thì BMP-3F thua AAV-7, nhưng xét hỏa lực thì AAV-7 Thái Lan không thể so với mẫu xe của lính thủy đánh bộ Indonesia.

“Nắm đấm” thép lính thủy đánh bộ ở ĐNA (2):BMP-3F Indonesia
BMP-3 là chiếc xe chiến đấu bộ binh (Infantry Fighting Vehicle - IFV) mới nhất trong dòng họ BMP của Nga, nó kế thừa những tính năng tốt nhất từ các phiên bản BMP-1 (1966) và BMP-2 (1980). Ở Đông Nam Á, Indonesia là quốc gia duy nhất trang bị mẫu xe tiên tiến này, biến chế cho lực lượng lính thủy đánh bộ.
Nhiệm vụ của BMP-3F khá rộng, gồm: cung cấp sự bảo vệ về vỏ giáp và NBC cho lính bộ binh; yểm trợ cho họ về hỏa lực và sự cơ động trên chiến trường; chiến đấu với lính bộ binh địch (trong hay ngoài công sự); phá hoại các lô cốt hay lực lượng thiết giáp đối phương bao gồm tăng và xe thiết giáp; đánh các mục tiêu bay thấp/ bay chậm như trực thăng. Nó còn có thể bắn khi đang được vận chuyển, đang hành tiến hay đang lội nước.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới