Ông Yu Min, nhà vật lý hạt nhân nổi tiếng được coi là “cha đẻ" vũ khí nhiệt hạch Trung Quốc, vừa qua đời ở tuổi 93.
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức
Theo Nhân Dân Nhật báo, ông Yu Min mất ngày 16/1 tại Bắc Kinh. Ông từng là giảng viên tại Viện Khoa học Trung Quốc, tham gia nghiên cứu vũ khí hạt nhân từ thập niên 1960.
Năm 2015, ông Yu Min vinh dự nhận giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực khoa học do đích thân Chủ tịch nước Tập Cận Bình trao tặng cùng với phần thưởng tiền mặt 5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 17 tỷ đồng).
Ông là nhà nghiên cứu hàng đầu trong công cuộc chế tạo bom khinh khí của Trung Quốc. Năm 1999, ông được tặng thưởng huân chương nhờ đóng góp cho chương trình “Hai bom, Một vệ tinh” – dự án quốc phòng mang tính bước ngoặt được Bắc Kinh tiến hành trong giai đoạn 1960 – 1970.
Chủ tịch Tập Cận Bình trao thưởng cho ông Yu Min tháng 1/2015. Ảnh: Peking University
Trung Quốc kích nổ quả bom khinh khí đầu tiên do chính nước này chế tạo năm 1967, hơn 2 năm sau vụ thử bom nguyên tử đầu tiên. Trong khi đó, Mỹ phải mất đến 7 năm 3 tháng để phát triển bom khinh khí sau vụ thử nguyên tử đầu tiên.
Các dự án vũ khí hạt nhân được xếp loại tối mật vào thập niên 1960 nên Trung Quốc giấu kín tên tuổi của "cha đẻ" bom khinh khí cho đến tận năm 1988, khi ông chính thức nghỉ hưu. Thậm chí người vợ cũng không hề hay biết vai trò của ông trong dự án nghiên cứu trên.
"Đời người đàn ông sớm hay muộn cũng chết. Nếu những nỗ lực nhỏ bé của tôi có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước, tôi không có gì phải hối tiếc", Yu Min chia sẻ.
Bóng ma chiến tranh hạt nhân Triều Tiên, trăm sự tại Mỹ
(Kiến Thức) - Không phải Trung Quốc, không phải Liên Xô, mà chính Mỹ mới là quốc gia giúp Triều Tiên nung nấu ý tưởng và quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân.
Quay ngược dòng thời gian trở về quá khứ, sau khi một hiệp ước đình chiến được Triều Tiên và Mỹ ký kết (không có sự tham gia của Hàn Quốc) Bán đảo Triều Tiên tạm thời ngưng tiếng súng trong năm 1953, nhưng nền hòa binh mong manh đó chẳng mấy chốc tan biến khi vào năm 1958 Mỹ bắt đầu triển khai các đơn vị vũ khí hạt nhân đầu tiên tại Hàn Quốcđẩy bán đảo này một vòng xoáy hạt nhân kéo dài âm ỉ cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: startribune.com.
Kinh hoàng vũ khí hạt nhân chiến thuật thời Chiến tranh Lạnh
(Kiến Thức) - Không chỉ trang bị cho các đơn vị tên lửa chiến lược hay bom tầm xa, vũ khí hạt nhân còn được Quân đội Mỹ trang bị xuống tận cấp tiểu đoàn.
Khi ra đời, vũ khí hạt nhân được xếp vào hàng "vũ khí chiến lược" được sử dụng để xoay chuyển tình thế cả một cuộc chiến và thường được các nước trên thế giới sử dụng để "dọa" nhau là chính chứ không mấy khi có cơ hội sử dụng. Nguồn ảnh: Wiki.
Những điều chưa biết về lịch sử vũ khí hạt nhân Trung Quốc (1)
(Kiến Thức) - Bắt đầu từ năm 1964, sau vụ thử hạt nhân thành công lần đầu tiên, Trung Quốc đã gia nhập câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân mạnh nhất trên thế giới trước sự ngỡ ngàng của Mỹ và phương Tây.
"Nếu chúng ta không muốn bị chôn vùi, chúng ta phải có thứ này", đó phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông khi nói về vấn đề vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vào năm 1956.
Và sau gần 8 năm nghiên cứu cũng như lấy cắp thông tin tình báo từ Mỹ cũng như dưới sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc đã hoàn thành quả bom hạt nhân đầu tiên của nước này và thực hiện vụ thử hạt nhân đầu tiên vào ngày 16/10/1964 - cột mốc đánh dấu việc Trung Quốc chính thức trở thành cường quốc hạt nhân, ngồi "chung mâm" với Liên Xô, Mỹ, Anh,...
Hình minh họa. Ảnh: NI.
Tuy nhiên, năng lực hạt nhân của Trung Quốc trong giai đoạn đầu tiên là cực kỳ yếu. Họ có khả năng xây dựng những quả bom nguyên tử cỡ lớn nhưng số lượng chỉ dừng lại ở vài ba quả. Tới tận ngày nay, năng lực hạt nhân của Trung Quốc vẫn được cho là không thể sánh ngang được với Nga hay Mỹ. Số lượng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc dù luôn được coi là điều tuyệt mật của quốc gia này được các chuyên gia đánh giá là chỉ ở vài trăm, chưa thể lên tới được con số nghìn.
Con đường trở thành một cường quốc hạt nhân của Trung Quốc lại phần nhiều dựa vào Liên Xô khi trong những năm 50 của thế kỷ trước, quốc gia thịnh vượng bậc nhất thế giới này đã chia sẻ những công nghệ quân sự tuyệt mật cho các nước Cộng sản đồng minh. Tuy nhiên, vào giai đoạn thập niên 60 của thế kỷ trước, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đã đi vào ảm đạm do những quyết định mang tính chủ quan của Bắc Kinh.
Do mối quan hệ giữa hai nước đi vào thoái trào, Moscow đã không cung cấp nguyên mẫu bom nguyên tử cũng như nguyên liệu phân hạch cho Bắc Kinh như thỏa thuận ban đầu. Và cuối cùng người Trung Quốc phải tự mày mò.
Thiết bị hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc mang tên mã 596, được viết tắt theo ngày bắt đầu dự án là tháng 6 năm 1959 (tiếng Trung Quốc viết năm trước rồi mới đến tháng). Giống như quả bom đầu tiên của Liên Xô và Anh, quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung Quốc cũng được coi là mẫu bom được "nhái" lại từ quả "Fat Man" mà Mỹ đã thả xuống Nagasaki.
Quả bom hạt nhân 596 có sức nổ tương đương 22 kiloton, nghĩa là tương đương với những quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ và của Liên Xô, tuy nhiên thay vì sử dụng nhiên liệu là Plutonium thì quả 596 lại chỉ sử dụng Uranium-235. Tình báo Mỹ thực chất đã biết trước vụ thử hạt nhân này của Trung Quốc thông qua vệ tinh do thám đời mới mang tên Corona của mình và úp mở về việc Bắc Kinh sẽ sớm gia nhập các cường quốc hạt nhân trên thế giới với báo chí.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc trở thành quốc gia hạt nhân thứ năm trên thế giới đã dẫn tới nhiều sự náo loạn. Đầu tiên là Đài Loan, trong những năm 60 của thế kỷ trước Đài Loan luôn coi Trung Quốc là "kẻ thù" nguy hiểm nhất và ngay lập tức, hòn đảo này đã yêu cầu Mỹ phải bảo trợ hạt nhân cho Đài Loan hoặc ít nhất là chuyển giao công nghệ hạt nhân cho họ.
Các tài liệu tình báo của phía Mỹ lại cho biết, rất có thể Trung Quốc vẫn chưa thể tự chế tạo được Uranium-235, tuy nhiên tại sao thì Mỹ lại "chịu chết" không có được thông tin. Mặc dù vậy, có thể khẳng định một điều đó là Trung Quốc giờ đây đã có bom hạt nhân trong tay, vấn đề là liệu Trung Quốc có tự chủ sản xuất được loại vũ khí này không, hay vẫn phải dựa vào nguồn cung Uranium từ phía Liên Xô.
Bắc Kinh đã ngay lập tức giải tỏa mối nghi ngờ trên của CIA trên vào ngày 14/5/1965, chỉ 6 tháng sau vụ thử đầu tiên, một máy bay ném bom chiến lược loại H-6 của Không quân Trung Quốc đã thả một phiên bản hoàn chỉnh khác của bom 596 xuống bãi thử hạt nhân La Bố Bạc của nước này nằm tại khu tự trị Tân Cương.
Vụ thử hạt nhân thứ ba của Trung Quốc được tiến hành vào năm 1966 với thiết kế hiện đại vượt bậc với việc thay vì sử dụng Uranium-235 thì sử dụng Lithium-6, nâng sức nổ lên tương đương 250 kiloton, nghĩa là lớn hơn gấp hơn 12 lần so với vụ thử đầu tiên được Bắc Kinh thử nghiệm vào năm 1964.
Đông Phong-2, tên lửa hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.
Tới ngày 27/10/1966, Tên lửa Đạn đạo tầm trung Đông Phong-2 của Trung Quốc với tầm bay tối đa 850 km đã bay qua phần lớn lãnh thổ chính của Trung Quốc để tới bãi thử La Bố Bạc - nơi nó cùng đầu đạn 12 kiloton của mình phát nổ ở độ cao 60 mét so với mặt đất. Đây là lần thứ hai một loại tên lửa hạt nhân được thử nghiệm, chỉ cách 4 năm sau vụ thử nghiệm tên lửa hạt nhân đầu tiên của Mỹ tiến hành vào năm 1962.
Đây cũng là bằng chứng đanh thép nhất của Bắc Kinh về việc nước này hoàn toàn tự chủ sản xuất được vũ khí hạt nhân chứ không dựa vào Liên Xô khi họ có thể thử nghiệm thành công tên lửa hạt nhân, điều mà chỉ Mỹ làm được trước đó.
Ngay cả trong những biến động của xã hội Trung Quốc trong những năm 1960-1970, công cuộc nghiên cứu hạt nhân của Trung Quốc vẫn được tiếp tục và các vụ thử hạt nhân vẫn diễn ra thường xuyên. Chỉ một tháng sau vụ thử tên lửa hạt nhân, Trung quốc thử tiếp quả bom H đầu tiên của họ với sức nổ tương đương 300 kiloton. Sáu tháng sau, vào ngày 17/6/1967, chỉ hai năm rưỡi sau vụ thử hạt nhân đầu tiên, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch đầu tiên của nước này - một bước tiến nhanh nhất trong lịch sử.
Mời độc giả xem Video: Những thước phim mày cực hiếm về vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc.
(Kiến Thức) - Đầu tháng 7, theo báo cáo và những hình ảnh của Hải quân Mỹ, họ đã quan sát thấy sự xuất hiện của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên khu vực Biển Đông.
(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
(Kiến Thức) - Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước ta đã thu giữ được lượng lớn chiến đấu cơ Mỹ bỏ lại miền Nam và chúng ta còn hào phóng tặng cho Liên Xô một món quà vô giá.
(Kiến Thức) - Ngoài tàu ngầm Kilo 636 hiện đại mua của Nga, hiện nay Việt Nam còn một loại tàu ngầm khác không phải xuất xứ từ Nga mà từ một quốc gia đặc biệt.
Khi đoàn xe bọc thép Ukraine tràn vào tỉnh Kursk của Nga, các nhà quan sát phương Tây đã nín thở, chăm chú quan sát chiến dịch quan trọng này và nhận thấy Kursk là cái bẫy, khi quân Ukraine đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.
(Kiến Thức) - Lực lượng đặc công Việt Nam có những "ngón nghề" vô cùng đặc biệt và không ít lực lượng đặc nhiệm nước ngoài đã sang nước ta để học hỏi. Đáng tiếc là dù ta sẵn sàng "truyền nghề", tuy nhiên không phải ai cũng học được.
Quân đội Ukraine cố gắng phản công vượt biên giới, nhưng đã đụng xe tăng T-90M mới nhất của Nga đánh cho tan tác; đây cũng là màn thực chiến đầu tiên của T-90M.
Máy bay ném bom chiến lược của Nga đã thực hiện tấn công vào mục tiêu của Ukraine sát với biên giới Ba Lan. Lộ rõ mục tiêu trọng điểm, khiến phương Tây không nghĩ tới.
Quân Nga ở mặt trận Kursk đã phải rút xuống hầm ngôi nhà thờ ở làng Pogrebki, và một trận cận chiến dữ dội nổ ra; thật khó hiểu đợt phản công theo kiểu “sấm to, mưa nhỏ” của AFU ở Kursk.
Công ty Inguar Defense của Ukraine cho biết, xe bọc thép Inguar-3 thuộc lớp MRAP đã vượt qua các cuộc thử nghiệm và được Lực lượng Vũ trang Ukraine đặt mua.
Vương quốc Anh có nghĩa vụ gửi đội ngũ quân sự của mình tới Ukraine như một phần của cái gọi là “lực lượng gìn giữ hòa bình”. Tuyên bố này được đưa ra bởi hai cựu bộ trưởng quốc phòng Anh, báo chí Anh đưa tin.
Được thành lập vào tháng 4/1993, JTF2 trực thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng Hoạt động Đặc biệt Canada (CANSOFCOM), đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.
Hải quân Canada từng được biết đến như một lực lượng đáng gờm với các tàu chiến hiện đại, đảm bảo an ninh hàng hải và thực hiện nhiều nhiệm vụ quốc tế.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Bỏ tất cả trứng vào một giỏ, Kiev huy động 14 lữ đoàn với 100.000 quân phản công ở mặt trận Kursk, với hy vọng lật ngược tình thế, nhưng họ đã mất tất cả.
Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên tiết lộ những gì có vẻ là thiết kế thực của tên lửa hành trình siêu thanh Zircon trong cuộc tập trận hải quân ở Địa Trung Hải; nó có khác gì với miêu tả trước kia?
Rostec, tập đoàn quốc phòng nhà nước Nga, đã tiết lộ phiên bản nâng cấp của máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM, với những cải tiến từ kinh nghiệm của cuộc chiến ở Ukraine.
Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.
Mặt trận Kursk trong những ngày qua tiếp tục nóng bỏng, khi Quân đội Nga đạt bước tiến lớn nhất của họ tại đây; trong khi chiến dịch phiêu lưu của Ukraine ở Kursk có thể sắp kết thúc.
Cuối tháng 12/2024, các hợp đồng với tổng giá trị hơn 3,74 tỷ euro, bao gồm việc cung cấp gần 100 khẩu pháo tự hành Krab với hai phiên bản và xe hỗ trợ cho các mô-đun pháo K9A1 Thunder đã được ký kết tại Stalowa Wola.
Iran đã chính thức tiếp nhận hai máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên, một cột mốc quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội không quân đang già cỗi của nước này, và những chiếc F-14 sẽ phải ra đi để nhường chỗ.