Yêu cầu vô lý của tập đoàn Trung Quốc trong vụ gang thép Thái Nguyên

Tập đoàn luyện kim Trung Quốc vi phạm hợp đồng, đòi thêm tiền dù không làm gì nhưng vẫn được chấp nhận bất chấp cảnh báo từ các bộ ngành và cả hãng luật nước ngoài.

Yêu cầu vô lý của tập đoàn Trung Quốc trong vụ gang thép Thái Nguyên
Chưa làm đã ứng tiền
Như đã đưa, Viện KSND tối cao đã ra cáo trạng truy tố 19 bị can trong vụ án thất thoát hơn 830 tỷ đồng tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Cty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Dự án này được triển khai năm 2007, do TISCO làm chủ đầu tư và Tổng Cty thép Việt Nam (VNS) chỉ đạo, kiểm soát… Đơn vị trúng thầu dự án là Tập đoàn Khoa học công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) có trụ sở tại Bắc Kinh.
Yeu cau vo ly cua tap doan Trung Quoc trong vu gang thep Thai Nguyen
Cận cảnh dự án hơn 8.000 tỷ đồng tại gang thép Thái Nguyên. 
Để triển khai, TISCO đã ký với MCC hợp đồng EPC trọn gói trị giá hơn 160 triệu USD trong đó phần E (thiết kế) trị giá hơn 3,1 triệu, P (cung cấp thiết bị) giá gần 115 triệu và phần C (xây lắp) trị giá hơn 42 triệu USD.
Nội dung EPC thể hiện, giá trị 160 triệu USD là không đổi và MCC phải thi công, chạy thử, chuyển giao công nghệ và sửa chữa lỗi nếu có của dây chuyền luyện kim công suất 500.000 tấn phôi thép/năm... trong vòng 30 tháng.
Ngoài ra, nhà thầu MCC phải nhận trách nhiệm toàn bộ về việc lường trước tất cả khó khăn và chi phí để hoàn thành công trình… Thời điểm tháng 8/2007, hợp đồng EPC chưa có hiệu lực nhưng TISCO đã cho phía MCC ứng hơn 35 triệu USD.
Đến 11 tháng sau khi hợp đồng có hiệu lực, tập đoàn luyện kim Trung Quốc vẫn chưa lựa chọn nhà thầu phụ cũng như hoàn thiện thiết kế; không đặt hàng máy móc… và ngược lại, MCC rút hết người về nước đồng thời yêu cầu tăng giá trị hợp đồng EPC lên thêm 138 triệu USD. Lý do MCC đưa ra là biến động tỷ giá, thị trường thế giới biến động…
Theo truy tố, các bị can tại TISCO biết rõ doanh nghiệp Trung Quốc vi phạm hợp đồng và hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng, thu tiền tạm ứng và áp dụng điều khoản phạt. Tuy nhiên, nhóm này lại xin ý kiến để có thể chấp thuận yêu cầu tăng giá vô lý của phía MCC.
Bỏ qua tư vấn, cảnh báo
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản chỉ rõ, tăng giá theo đề xuất tạm tính là không có căn cứ; TISCO cần chấm dứt hợp đồng, xem xét hủy đấu thầu và tổ chức đấu thầu lại nhằm đảm bảo tiến độ dự án.
TISCO còn thuê một hãng luật của Singapore và được tư vấn, MCC không thể đơn phương tăng giá hợp đồng do giá hợp đồng là trọn gói cố định; hợp đồng EPC cũng không có điều khoản về việc điều chỉnh giá do biến động tỷ giá hoặc tăng giá nguyên vật liệu...
Hãng luật này khẳng định với TISCO: “Nếu MCC bỏ dở công trình sẽ vi phạm hợp đồng. TISCO có thể chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường… TISCO có cơ sở vững chắc trong việc chống lại MCC và các quy định của hợp đồng có lợi cho TISCO nếu MCC chấm dứt hợp đồng”.
Nhóm bị can trong vụ đã bỏ qua tư vấn trên để đàm phán với tập đoàn Trung Quốc về việc tăng giá hợp đồng EPC vào tháng 4/2009. Tại đàm phán, phía MCC đề xuất phần C (xây lắp) phải tăng giá thêm gần 43 triệu USD, chi phí này do TISCO chịu.
Để có cơ sở giải quyết, TISCO tiếp tục nhờ hãng luật của Singapore tư vấn và được trả lời việc tăng giá hợp đồng vì biến động giá nguyên vật liệu và biến động tỷ giá không phải là trường hợp bất khả kháng; MCC đã chấp nhận rủi do này khi ký hợp đồng EPC.
Hãng luật này khẳng định: “MCC không thể đơn phương điều chỉnh và tăng giá hợp đồng. Họ cũng không thể chấm dứt hợp đồng với lý do giá nguyên vật liệu tăng cao hay tỷ giá biến động bất lợi cho họ. Nếu họ làm vậy sẽ vi phạm hợp đồng và sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường cho TISCO”.
Bất chấp tư vấn này, phía TISCO và VNS đã chấp thuận tăng giá phần C (xây lắp) và chuyển hình thức từ hợp đồng trọn gói sang hợp đồng theo đơn giá mà ở đó, TISCO phải chịu các chi phí vượt quá nếu có.
Ngoài phần C, tập đoàn luyện kim Trung Quốc chỉ hoàn thành phần E (thiết kế) và được thanh toán gần 3 triệu USD (hơn 92%). Tại phần P (cung cấp), MCC còn thiếu 526 tấn thiết bị điện, tự động hóa, chịu lửa… trị giá 16 triệu USD nhưng vẫn được TISCO thanh toán hơn 107 triệu USD (93,86%).
Phía truy tố xác định, cùng với việc tăng giá hợp đồng, dự án bị kéo dài nên đã đội vốn từ tổng mức đầu tư ban đầu 3.834 tỷ đồng lên tới 8.104 tỷ đồng. Đến năm 2018, dự án chưa hoàn thành nhưng TISCO đổ vào đây hơn 4.423 tỷ đồng và dẫn tới thiệt hại hơn 830 tỷ đồng.

Dự án Gang thép Thái Nguyên: 'Mắc kẹt' khoản vay hơn 1.800 tỷ đồng

“Nếu chúng ta tiến hành thoái vốn thì sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản của nhà nước vì Tổng công ty thép đã cam kết 100% bảo lãnh cho khoản vay này đối với dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2”, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh từng nêu tại phiên trả lời chất vấn ở kỳ họp Quốc hội cuối năm 2018.
 

Dự án Gang thép Thái Nguyên: 'Mắc kẹt' khoản vay hơn 1.800 tỷ đồng
Có cố tình kéo dài để trục lợi không?

Khởi tố bị can 14 đối tượng trong “vụ Công ty gang thép Thái Nguyên”

9 bị can bị khởi tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 và 5 bị can bị khởi tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khởi tố bị can 14 đối tượng trong “vụ Công ty gang thép Thái Nguyên”
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang tiến hành điều tra vụ án Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO).

19 người bị khởi tố tại dự án gang thép Thái Nguyên

Ngoài 19 người bị khởi tố thì nguyên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng bị kỷ luật do sai phạm liên quan đến dự án gang thép Thái Nguyên.

19 người bị khởi tố tại dự án gang thép Thái Nguyên
Tính đến nay, cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố tổng cộng 19 bị can, trong đó bắt giam sáu người, liên quan đến vụ án xảy ra tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO).
Các bị can bị khởi tố về một trong ba tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.