Ý nghĩa 4 câu nói kinh điển trong Tây Du Ký

Trong Tây Du Ký, 81 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng đều đúc kết trong 4 câu nói kinh điển.

Trong Tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc, Tây Du Ký và bộ phim chuyển thể từ tác phẩm này là ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ 8X, 9X.
Trên đường sang Tây Thiên thỉnh kinh Phật, 81 kiếp nạn mà thầy trò Đường Tăng cùng Tôn Ngộ Không trải qua chứa đựng rất nhiều trí tuệ, triết lý thâm sâu về cuộc đời, đến ngày nay vẫn còn thấy đúng.
Y nghia 4 cau noi kinh dien trong Tay Du Ky
1. Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân
Nhà tư tưởng và triết gia vĩ đại thời Xuân Thu - Lão Tử thường nói "Người tài thường giả vờ ngây ngốc".
Người thực sự mạnh không bao giờ cho mình là đúng, người thực sự khôn ngoan không bao giờ tự hào về mình. Trái lại, họ để người khác làm hết sức mình trong khi bản thân họ lại hành xử rất vụng về và ngu ngốc. Nhưng vào thời điểm quan trọng, họ sẽ tự nhiên bộc lộ những đặc điểm độc đáo của mình, để chứng minh ai mới là người thực sự mạnh, thực sự khôn ngoan!
Câu nói "Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân" ý chỉ rằng "cao thủ" chân chính sẽ không bao giờ để lộ bản thân trước mặt người khác. Họ sẽ không khoe khoang, tùy tiện thể hiện tài năng của bản thân trước mọi người.
Trong lịch sử Trung Quốc, một trong số những "cao thủ ẩn thân, chờ thời" nổi tiếng không ai khác chính là Lưu Bị. Đứng trước một Tào Tháo đa mưu, Lưu Bị thu mình lại, giả làm kẻ ngốc nhưng vẫn chờ đợi thời cơ để bộc lộ phẩm chất anh hùng. Đó chính là phẩm chất của cao nhân.
2. Cây lớn hút gió nên dễ đổ. Người vì cao ngạo dễ bất thành
Theo lẽ thường, cây mọc cao quá dễ gặp gió to mà bị quật ngã. Con người cũng vậy. Nếu cứ mãi kiêu ngạo, không khiêm nhường, ham danh vọng thì cuối cùng sẽ bị chính những hư danh này làm tổn thương, nguy hại.
"Sông sâu tĩnh lặng. Lúa chín cúi đầu". Những người tài giỏi thực sự, hiểu biết thực sự sẽ trở nên tĩnh lặng, không khoe khoang, không tự cao tự đại. Bởi nguồn cơn của sự ganh ghét, chống đối chính là sự khoe khoang.
Khiêm nhường không những là phẩm chất tốt đẹp mà còn là nền tảng của sự thành công. Ở họ, hội tụ những đức tính như ham học hỏi, cầu tiến. Vì biết bản thân mình đứng ở đâu, vì hiểu rõ bản thân thế nào mà họ biết nhường nhịn, biết tu chí, dưỡng dục.
Đó chẳng phải là nền tảng của sự thành công hay sao?
3. Quân mạnh thì bị diệt, gỗ mạnh thì bị gãy
Trong vạn vật, thứ mềm nhất mà cũng mạnh nhất chính là Nước.
"Nước chảy đá mòn". Nước nhìn có vẻ mềm mại, yếu ớt nhưng lại có thể làm mòn những khối đá rắn nhất. Đây chính là đạo lý "Lấy nhu thắng cương" của kẻ mạnh thực sự. Người khôn ngoan sẽ biết cách hành xử mềm dẻo, linh hoạt.
Khi gió tuyết ập đến, những cây to thường bị gió quật gãy, bị tuyết đè bẹp, nhưng cỏ mềm vẫn có thể bình an vô sự.
Chữ "Nhu", "Mềm" đó không phải là cho phép bản thân tầm thường mà là hạ thấp cái tôi xuống, không tỏ vẻ sự mạnh mẽ, tự phụ, cứng nhắc để khiến bản thân uốn nắn sự việc hợp tình, hợp lý.
"Cha đẻ" môn võ Tiệt quyền đạo - Lý Tiểu Long cả đời lấy "Nước" làm kim chỉ nam.
"Hãy loại bỏ tạm niệm để thanh khiết như nước. Hãy là Nước, bạn của tôi" - Câu nói của Lý Tiểu Long cho thấy triết lý sống tinh thông của một trong những tài năng võ thuật huyền thoại của thế giới.
4. Núi cao có đường chở khách. Sông sâu có người lái đò
Núi cao và sông sâu đều là những khó khăn, trở ngại lớn trong cuộc sống mà mỗi người đều phải ít nhiều đối mặt.
Nếu là người có bản lĩnh, dũng cảm thì núi cao đến mấy cũng sẽ có đường đi, sông sâu đến mấy cũng có thể chèo đò qua được. Ngược lại, nếu là người yếu kém, bi quan, họ sẽ dừng lại mà oán thán, mà trách than rồi bất lực nhìn những khó khăn cứ "nuốt chửng" lấy mình.
Người bi quan đứng yên trước nghịch cảnh, người lạc quan xem đó là trải nghiệm của cuộc sống.
Thầy trò Đường Tăng đã phải trải qua 81 kiếp nạn khác nhau mới có thể lấy được chân kinh. Nếu không trải qua những ngày mưa gió, bão bùng thì làm sao có thể thấy cầu vồng bừng lên sắc xuân?

Hậu trường "Tây du ký 1986" quay ở Thái Lan

Hình ảnh các diễn viên chính thuộc bản phim "Tây du ký" kinh điển đi lại ở trung tâm thương mại trong tạo hình nhân vật khiến người hâm mộ thích thú.

Mô tả video

Chuyện ly kỳ về phiên bản 'Tây Du Ký' 1927 từng bị cấm chiếu

Phiên bản Tây Du Ký năm 1927 được giới chuyên môn ghi nhận là phim đầu tiên chuyển thể từ tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân.

Với những người hâm mộ tác phẩm Tây Du Ký, phần lớn đã quá quen thuộc với phiên bản phim truyền hình kinh điển năm 1986. Thế nhưng ít ai biết rằng, bộ phim nổi tiếng này còn có một phiên bản ra đời từ năm 1927.

Theo Thepaper, phiên bản Tây Du Ký này có tên Động Bàn Tơ sản xuất vào những năm 1920 tại Thượng Hải (Trung Quốc), được giới chuyên môn ghi nhận là phim đầu tiên chuyển thể từ tiểu thuyết thần thoại của Ngô Thừa Ân.

Đọc nhiều nhất

Tin mới