Xưởng ướp xác Ai Cập: Những bí mật sốc chưa từng hé lộ

Phân tích mới về những vật liệu cổ đại còn vương trên những dụng cụ gồm dùng trong một xưởng ướp xác ở Ai Cập đã đưa đến hiểu biết chưa từng có về quá trình rùng rợn nhưng là biểu tượng đáng ngưỡng mộ về khoa học này.

Xưởng ướp xác Ai Cập: Những bí mật sốc chưa từng hé lộ

Theo Science Alert, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà khảo cổ Maxime Rageot từ Đại học Tubingen (Đức) đã tìm hiểu một xưởng ướp xác nằm trong khu phức hợp chôn cất nổi tiếng Saqqara của Ai Cập, địa điểm mà những năm gần đây liên tục đưa đến những phát hiện đáng kinh ngạc.

Xuong uop xac Ai Cap: Nhung bi mat soc chua tung he lo

Một số bình gốm cổ ghi rõ hướng dẫn bằng chữ tượng hình - Ảnh: Hội đồng Cổ vật Ai Cập

Các vật dụng trong xưởng ướp xác được đưa lên từ năm 2018 và phân tích trong phòng thí nghiệm, kết quả giám định niên đại cho thấy xưởng này đã được sử dụng khoảng 2.500 - 2.600 năm về trước, từ thời Vương triều thứ 26 (Saite) của Ai Cập cổ đại.

Những vật dụng được phục hồi tại khu phức hợp Saqquara trong cuộc nghiên cứu chung của Đức - Ai Cập từ năm 2018 đến nay bao gồm một số xác ướp, lọ đựng nội tạng của họ, các bức tượng mang tính chất nghi lễ...

Xưởng ướp xác là một trong những phát hiện thứ vị nhất, được tìm thấy trong tình trạng chất đầy những lọ gốm, cốc đong, chén bát... được dán nhãn gọn gàng để phân loại hoặc ghi chú công dụng.

Xuong uop xac Ai Cap: Nhung bi mat soc chua tung he lo-Hinh-2

Ảnh đồ họa mô tả quy trình ướp xác của Ai Cập cổ đại - Ảnh: Nikola Nevenov

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 31 chiếc bình trong số đó, bao gồm sử dụng phương pháp sắc ký khối phổ để xác định thành phần của vật liệu ướp xác còn vương lại.

Các chi tiết hoàn toàn hấp dẫn và bất ngờ, cho thấy người Ai Cập ướp xác công phu và mang đậm yếu tố khoa học hơn những gì chúng ta từng nghĩ trước đây.

Xưởng ướp xác được vận hành bằng những quy trình kỹ lưỡng, thống nhất, thể hiện qua những chiếc bình được ghi chú: "dùng lên phần đầu"; "băng hoặc ướp xác bằng nó"; "làm cho mùi của ông ta trở nên dễ chịu"...

Chỉ riêng phần đầu của các xác ướp đã được xử lý bằng vật liệu đựng trong 8 chiếc bình khác nhau, mà thành phần bên trong gồm các hỗn hợp phức tạp pha chất bằng nhựa hồ trăn, thầu dầu, nhựa elemi, dầu thực vật, sáp ong...

Mỡ động vật và nhựa Burseraceae được dùng để xử lý mùi cơ thể, trong khi hỗn hợp mỡ động vật - sáp ong sẽ được bôi lên da vào ngày thứ ba. Hắc ín được sử dụng để xử lý băng quấn được sử dụng trong 8 chiếc bình khác.

Đặc biệt, các hỗn hợp này tiết lộ về mạng lưới thương mại toàn cầu sôi động vào thời điểm đó. Quả hồ trăn, dầu tuyết tùng và một loại nhựa phải được nhập khẩu từ lưỡi liềm màu mỡ Levant, gồm các quốc gia ven bờ Đông Địa Trung Hải ngày nay; trong khi vài vật liệu khác chỉ có thể đến từ châu Phi hạ Sahara, Đông Nam Á và Nam Á.

Các nhà khoa học vẫn tiếp tục phân tích thêm 21 chiếc chén và cốc khác trong xưởng, với hy vọng tiết lộ thêm về "bí mật bất tử" của các vị pharaoh và quý tộc Ai Cập.

Nghiên cứu ban đầu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.

Nữ thần đầu mèo quyến rũ của người Ai Cập cổ đại

Theo truyền thuyết nữ thần Bastet là con gái của thần mặt trời Ra, được biết đến với danh hiệu "Con mắt của thần Ra". Vào thời kỳ Cựu vương quốc thì bà lại được xem là con của Atum...

Nữ thần đầu mèo quyến rũ của người Ai Cập cổ đại
Nu than dau meo quyen ru cua nguoi Ai Cap co dai
Bastet, còn được gọi bằng các tên khác như Baast, Ubaste, hay Baset, là một trong những vị thần được người dân Ai Cập cổ đại tôn sùng nhất. Ngài mang hình dáng một người phụ nữ có cái đầu mèo.
Nu than dau meo quyen ru cua nguoi Ai Cap co dai-Hinh-2
Ngược dòng lịch sử, Ở vùng Hạ Ai Cập thuộc đồng bằng sông Nile, Bastet là vị thần của chiến tranh, trước khi các nền văn hóa Ai Cập cổ đại được thống nhất. Vào Vương triều thứ Hai (2890 TCN), vị nữ thần này đã được thờ cúng rộng rãi.

Người Ai Cập cổ đại không ướp xác để bảo quản cơ thể

Từ lâu, người ta tin rằng ướp xác là để bảo quản người chết. Hóa ra quan niệm đó hoàn toàn sai lầm!

Người Ai Cập cổ đại không ướp xác để bảo quản cơ thể

Từ lâu, người ta tin rằng người Ai Cập cổ đại đã sử dụng phương pháp ướp xác như một cách để bảo quản thi thể sau khi chết. Tuy nhiên, một cuộc triển lãm bảo tàng sắp tới cho thấy điều đó không bao giờ xảy ra, và thay vào đó, kỹ thuật chôn cất công phu như vậy hóa ra là một cách để hướng dẫn người quá cố đến với thần thánh.

Các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Manchester của Đại học Manchester ở Anh đã nêu bật sai lầm phổ biến như là một phần của việc chuẩn bị cho cuộc triển lãm mang tên “Xác ướp vàng của Ai Cập” sẽ được diễn ra vào đầu năm nay.

Vì sao người Ai Cập cổ đại cuồng tín con số 13?

Giống như nhiều nền văn minh, cuộc sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại có nhiều điều gây tò mò. Trong số này có việc họ cuồng tín con số 13.

Vì sao người Ai Cập cổ đại cuồng tín con số 13?
Vi sao nguoi Ai Cap co dai cuong tin con so 13?
Những bí ẩn về nền văn minh Ai Cập cổ đại thu hút giới chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực đi tìm lời giải. Trong số này, đời sống tâm linh của người Ai Cập khiến công chúng vô cùng tò mò. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới