Xử phúc thẩm vợ chồng chủ Cty Lâm Quyết: Triệu tập Đường “Nhuệ” và con nuôi

(Kiến Thức) - Dự kiến sáng ngày 11/5, phiên tòa xét xử phúc thẩm vợ chồng chủ công ty Lâm Quyết về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ diễn ra. Đáng chú ý, Đường “Nhuệ” cùng con nuôi được triệu tập đến tòa làm nhân chứng.

Xử phúc thẩm vợ chồng chủ Cty Lâm Quyết: Triệu tập Đường “Nhuệ” và con nuôi
Ngày 11/5, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết (chủ công ty Lẫm Quyết) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra tại trụ sở TAND tỉnh Thái Bình vào 8h sáng 11/5.
Đáng chú ý, liên quan phiên tòa trên, thông tin từ TAND cấp cao tại Hà Nội cho biết, Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”, 49 tuổi, ngụ phường Kỳ Bá, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) và Bùi Mạnh Tiến (tức Tiến "trắng", 25 tuổi, ngụ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cũng được triệu tập đến phiên tòa để làm nhân chứng.
Trước đó, đại diện TAND Cấp cao tại Hà Nội trực tiếp về trại tạm giam Công an tỉnh Thái Bình thực hiện các thủ tục công bố quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ “tạm giam” sang biện pháp “bảo lĩnh” để chờ xét xử phúc thẩm vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đối với ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết.
Xu phuc tham vo chong chu Cty Lam Quyet: Trieu tap Duong “Nhue” va con nuoi
 Vợ chồng Lẫm - Quyết bị TAND tỉnh Thái Bình tuyên án sơ thẩm tổng 27 năm tù. 
Theo bản cáo trạng được Viện trưởng VKSND tỉnh Thái Bình ban hành vào ngày 31/12/2018, trên cơ sở kết quả điều tra xác định, ngày 23/1/2013, ông Lẫm và vợ vay của ông Đỗ Văn Tới (SN 1956) và bà Lê Thị Tuyết (SN 1966), cùng trú số nhà 216 Hùng Vương (TP.Thái Bình) 400 triệu đồng để sản xuất và kinh doanh đồ gỗ.
Hai bên có ký hợp đồng vay vốn, tài sản thế chấp trong hợp đồng là chiếc xe Toyota Camry 2.0E, biển kiểm soát 17K 9966, thời hạn trả gốc là 28/6/2013 âm lịch.
Nếu quá thời hạn trả nợ gốc một tháng thì ông Tới có quyền mua lại chiếc xe ô tô trên bằng 70% giá thị trường tại thời điểm đó. Theo cáo trạng, vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết cam kết không thế chấp, không bán, cho, tặng bất kỳ tổ chức, cá nhân nào nếu không được sự thoả thuận của ông Tới trong thời gian vay.
Ngày 20/1/2016, ông bà Lẫm, Quyết tiếp tục đến vay ông Tới 500 triệu đồng, có lập hợp đồng. Thế chấp cho khoản vay này và khoản vay ngày 23/1/2013 vẫn là chiếc xe ô tô Camry trên.
Tuy nhiên, khoảng tháng 4/2017, ông Lẫm, bà Quyết đi xe ô tô Camry trên đến nhà ông Phạm Công Tự và bà Tống Thị Huệ (Vũ Chính, TP.Thái Bình) đề nghị bán chiếc xe trên cho ông bà này để trừ vào khoản vay 8 trăm triệu vay năm 2015 mà không hỏi ý kiến ông Tới.
Tháng 10/2017, nghe tin Công ty TNHH Lâm Quyết phá sản, vợ chồng ông Lẫm bỏ trốn, ông Tới gọi điện, nhắn tin đòi tiền. Ông Tự cũng hành động tương tự như ông Tới khi nhắn tin đòi xe.
Quá trình điều tra, ông Lẫm, bà Quyết khai đối với khoản vay của ông Tới đã được trả hết cả gốc và lãi, đến nay không còn nợ khoản nào. Việc thanh toán được trả tại Công ty TNHH Lâm Quyết, không có ai chứng kiến, khi nhận tiền ông Tới viết giấy biên nhận thể hiện đã nhận toàn bộ tiền gốc và hợp đồng vay vốn không còn giá trị. Giấy biên nhận đã mất do Đường "Nhuệ" chiếm công ty vào ngày 3/10/2017.
Cáo trạng nêu rõ, năm 2013 và năm 2016, ông Lẫm, bà Quyết vay số tiền 9 trăm triệu đồng của ông Tới, hợp đồng có thế chấp tài sản là chiếc ô tô ở trên, cam kết không thế chấp, không bán… Ngày 12/4/2017, khi chưa trả nợ số tiền nêu trên cho ông Tới, ông Lẫm, bà Quyết đem chiếc xe đã thế chấp vay tiền trên bán cho ông Tự mà không được sự đồng ý của ông Tới, nhưng vẫn nói dối ông Tới là chưa bán xe.
Đáng chú ý, theo cáo trạng, vợ chồng ông bà Lẫm, Quyết đã gian dối, nại ra lý do anh Nguyễn Xuân Đường chiếm đoạt Công ty TNHH Lâm Quyết làm mất giấy biên nhận đã trả tiền cho ông Tới để chiếm đoạt số tiền 900 triệu đồng. Do đó, Viện KSND tỉnh Thái Bình truy tố vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết tội danh trên.
Tại phiên xét xử sơ thẩm (từ gày 6-12/6/2019), TAND tỉnh Thái Bình tuyên vợ chồng ông Lẫm, bà Quyết phạm tội Lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, phạt ông Lẫm 14 năm tù giam, bà Quyết 13 năm tù giam. Tại phiên tòa và cho đến nay, vợ chồng ông Lẫm bà Quyết và gia đình liên tục có đơn kêu oan, gửi đến các cơ quan chức năng.
Mới đây, Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình phát đi thông cáo báo chí đề cập nội dung trên cho biết, về dư luận cho rằng ông Nguyễn Văn Lẫm là Giám đốc Công ty TNHH Lâm Quyết, địa chỉ tại xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình cùng vợ là bà Phạm Thị Quyết từ những người bị hại (bị Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ, đập phá Công ty Lâm Quyết) nhưng sau đó lại trở thành bị cáo.
Theo báo cáo của TAND tỉnh Thái Bình, việc này là không chính xác, bởi lẽ kết quả điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm của các ngành chức năng và tòa án cho thấy, ông Lẫm và bà Quyết bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án khác (về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông Đỗ Văn Tới, trú tại số nhà 216 đường Hùng Vương, tổ 13, phường Phú Khánh, thành phố Thái Bình.
Vụ án này hiện đang được Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét giải quyết theo trình tự phúc thẩm do có kháng cáo của ông Lẫm và bà Quyết).
Tố giác của ông Lẫm, bà Quyết và anh Hà (là con trai của ông Lẫm, bà Quyết) đối với Nguyễn Xuân Đường có hành vi chiếm đoạt, đập phá tài sản của Công ty Lâm Quyết ở xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình hiện đang được Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình yêu cầu Công an tỉnh Thái Bình chỉ đạo xem xét lại hồ sơ vụ việc để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
Luật sư Trần Hồng Lĩnh, Đoàn Luật sư TP Hải Phòng), người trực tiếp tham gia bảo vệ cho các bị cáo Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết, cho biết, vụ án liên quan đến Công ty TNHH Lâm Quyết đã có nhiều dấu hiệu bất thường trong tố tụng.
Gia đình ông Lẫm, bà Quyết cũng có đơn kiến nghị xem xét các vi phạm trong tố tụng của Công an TP Thái Bình. Đồng thời, ông Lẫm và bà Quyết đề nghị TAND cấp cao trả hồ sơ vụ án để điều tra lại từ đầu.

>>> Mời độc giả xem thêm video Bị Đường Dương chiếm đóng, vì sao vợ chồng Lẫm Quyết phải hầu tòa?

Nguồn: VTC Now.

Thái Bình thông tin gì về kết quả đấu tranh ổ nhóm tội phạm Đường Nhuệ?

(Kiến Thức) - Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình vừa cung cấp thông tin về kết quả đấu tranh, xử lý ban đầu đối với ổ nhóm tội phạm do Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương cầm đầu.

Thái Bình thông tin gì về kết quả đấu tranh ổ nhóm tội phạm Đường Nhuệ?
Thông cáo báo chí cho biết, ngày 9/1/2020, Công an tỉnh Thái Bình đã xác lập chuyên án đấu tranh với Đường "Nhuệ", Nguyễn Thị Dương và các đối tượng có liên quan.
Ngày 2/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã phát hiện, kịp thời xác minh và đến ngày 7/4/2020 đã khởi tố vụ án xảy ra ngày 30/3/2020 tại số nhà 366, đường Lê Quý Đôn, tổ 22, phường Kỳ Bá, Thành phố Thái Bình. Khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Xuân Đường, Nguyễn Thị Dương cùng 4 bị can để điều tra về tội Cố ý gây thương tích theo khoản 2, Điều 134, Bộ luật Hình sự.

Đường "Nhuệ" đứng sau nhiều vụ đâm chém, gây rối

Từ năm 2010 đến nay, lực lượng công an đã xử lý 20 vụ, 12 đối tượng có mối quan hệ với vợ chồng Nguyễn Xuân Đường. Các vụ việc này chủ yếu là do đàn em của Đường "Nhuệ" thực hiện, Đường không trực tiếp ra mặt.

Đường "Nhuệ" đứng sau nhiều vụ đâm chém, gây rối
Chiều 25/4, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm (Ban Chỉ đạo 1593) tỉnh Thái Bình đã có thông tin chính phức về việc đấu tranh, xử lý ổ nhóm do vợ chồng Đường "Nhuệ" cầm đầu.
Theo Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình, Nguyễn Xuân Đường tức Đường "Nhuệ" (SN 1971), quê ở xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Năm 2007, sau khi đi lao động ở Nga, Đường "Nhuệ" về Thái Bình và gây ra một số vụ cố ý gây thương tích, mất an ninh trật tự.
Duong
Vợ chồng Dương - Đường, nỗi khiếp sợ của người dân Thái Bình. 
Năm 2008, Đường "Nhuệ" kết hôn với Nguyễn Thị Dương (SN 1980, ở xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình). Sau khi cưới, vợ chồng Dương, Đường bắt đầu hoạt động môi giới, buôn bán bất động sản.
Qua rà soát từ năm 2010 đến nay, lực lượng công an đã xử lý 20 vụ, 12 đối tượng có mối quan hệ với Đường, Dương. Trong các vụ việc này, chủ yếu là do đàn em của Đường "Nhuệ" thực hiện, Đường "Nhuệ" không trực tiếp ra mặt nên việc đấu tranh, xử lý đối với Đường gặp nhiều khó khăn.
Gần đây, vợ chồng Đường "Nhuệ" có dấu hiệu bất minh về kinh tế như xây nhà cao tầng, mua xe sang, sở hữu nhiều lô đất giá trị. Hai vợ chồng cũng khá nổi tiếng với hoạt động từ thiện, đóng phim...
Năm 2015, vợ chồng Đường "Nhuệ" thành lập Công ty TNHH MTV Đường Dương với vốn điều lệ 6 tỉ đồng. Từ khi thành lập, Công ty TNHH MTV Đường Dương chỉ nộp thuế môn bài hàng năm và không phát sinh doanh thu hay khoản thuế nào khác.
Vợ chồng Đường - Dương tham gia đấu giá đất chủ yếu với tư cách cá nhân. Tại một số dự án, dư luận và nhân dân đã phản ứng về dấu hiệu khống chế đấu giá của vợ chồng Đường "Nhuệ".
Qua xác minh mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã bắt 4 cán bộ thuộc Sở Tư pháp và Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Thái Bình. Việc này thể hiện quan điểm nhất quán của tỉnh Thái Bình trong việc xử lý tiêu cực trong hoạt động đấu giá đất.
Liên quan đến hành vi thu "phế" hoả táng của Đường "Nhuệ" mà Báo Người Lao Động đã đưa tin, Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình cho biết từ năm 2017, vợ chồng Đường "Nhuệ" tự đứng ra thành lập "Hiệp hội tang lễ Thái Bình".
Bằng nhiều thủ đoạn đe dọa, gây rối, khống chế, Đường "Nhuệ" và đồng bọn đã buộc Công ty Thành Pháp, đơn vị làm dịch vụ hỏa táng cho Công ty cổ phần dịch vụ tang lễ Hoàng Long ở Nam Định phải ngừng hoạt động ở Thái Bình. Sau đó, Đường "Nhuệ" cùng đàn em là Ninh Đức Lợi tự xưng là Chủ tịch Hiệp hội tang lễ Thái Bình và đứng ra phân chia địa bàn cho các công ty dịch vụ tang lễ ở Thái Bình.
Duong
 Cơ quan CSĐT khám xét khẩn cấp nơi ở của vợ chồng Đường "Nhuệ".
Đường "Nhuệ" bắt các công ty đóng tiền tính trên số ca hỏa táng. Theo tìm hiểu của Báo Người Lao Động, 32 cơ sở dịch vụ tang lễ đã phải nộp cho Đường "Nhuệ" 500.000 đồng/ca hỏa táng. Tuy nhiên, số tiền đó lại do Đường "Nhuệ" hoàn toàn quyết định.
Do sợ các thủ đoạn đe dọa, trả thù của Đường "Nhuệ" nên các công ty tang lễ không dám đứng ra trình báo. Chỉ đến khi Đường "Nhuệ" bị bắt vào ngày 9/4, vụ việc mới dần sáng tỏ. Ngày 22/4, Đường "Nhuệ" và Ninh Đức Lợi bị khởi tố để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Đến thời điểm hiện tại, Đường "Nhuệ" đã bị khởi tố trong 3 vụ án với tội cố ý gây thương tích và chiếm đoạt tài sản.
Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình cũng cho biết Công an tỉnh Thái Bình đang xem xét lại hồ sơ vụ Đường "Nhuệ" và đàn em bị tố cáo chiếm đoạt, phá hoại tài sản tại Công ty TNHH Lâm Quyết ở xã Vũ Chính, TP Thái Bình.
Về quan điểm chỉ đạo, Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình đã đưa các vụ án của băng nhóm Đường "Nhuệ" vào diện theo dõi, chỉ đạo của ban để chỉ đạo các ngành chức năng làm triệt để, khẩn trương, thận trọng, đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Ban Chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình yêu cầu các cơ quan chức năng xét xử nghiêm minh, đặc biệt là các cán bộ có liên quan, để giải tỏa bức xúc trong nhân dân, không bỏ sót, lọt tội phạm nhưng không làm oan sai và không có bất kỳ vùng cấm nào.

Vì sao chủ công ty Lâm Quyết bị Đường Nhuệ “dọa giết” được tại ngoại?

(Kiến Thức) - TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa có Quyết định thay đổi biện pháp tạm giam đối với vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết chủ doanh nghiệp Lâm Quyết từng bị trùm giang hồ Đường "Nhuệ" dọa giết.

Vì sao chủ công ty Lâm Quyết bị Đường Nhuệ “dọa giết” được tại ngoại?
TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa quyết định thay đổi biện pháp tạm giam với vợ chồng bi cáo Nguyễn Văn Lẫm (SN 1962) và Phạm Thị Quyết (SN 1967), trú tại tại tổ 4, phường Trần Lãm (TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Đây là 2 bị cáo trong vụ “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Thông tin trên được luật sư Trần Hồng Lĩnh, Văn phòng Luật sư Lĩnh Chính Thắng (Đoàn Luật sư Hải Phòng), người bào chữa cho ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Phị Quyết bị cho biết chiều 29/4.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.