Xử lý tài sản không rõ nguồn gốc: Phương án nào khả thi nhất?

(Kiến Thức) - Dù là phương án nào thì cũng phải khẳng định quan điểm thống nhất là tài sản do tham nhũng mà có hoặc có nguồn gốc từ tham nhũng là phải tịch thu. Nếu như có dấu hiệu phạm tội, vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm theo pháp luật.

Xử lý tài sản không rõ nguồn gốc: Phương án nào khả thi nhất?
Chiều ngày 10/8, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành nội dung thảo luận.
Ba phương án xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được về nguồn gốc
Tại phiên họp, các phương án xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57) là vấn đề lớn được các thành viên UBTVQH thảo luận, làm rõ tại phiên họp.
Báo cáo một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, nội dung về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57), do vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau, UBTVQH giao cho Cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Cơ quan trình dự án và các cơ quan hữu quan tiếp tục cân nhắc, nghiên cứu để lựa chọn phương án tối ưu, có căn cứ, phù hợp với thực tiễn, báo cáo xin ý kiến các cấp có thẩm quyền trước khi trình Quốc hội thông qua.
Xu ly tai san khong ro nguon goc: Phuong an nao kha thi nhat?
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn 
Ủy ban Tư pháp và Cơ quan trình dự án báo cáo về 3 phương án xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 57) như sau: Phương án 1: Phương án thu thuế; Phương án 2: Xử phạt hành chính; Phương án 3: Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thông qua thủ tục tố tụng dân sự.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh, qua cân nhắc kỹ ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, Ủy ban Tư pháp và Cơ quan trình dự án thấy rằng phương án 2 có nhiều yếu tố bất hợp lý nên đề nghị không lựa chọn.
Đối với phương án 1 và phương án 3, đề nghị lựa chọn phương án 3 là xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc thông qua thủ tục giải quyết tại Tòa án; bổ sung quy định để giải thích khái niệm “giải trình không hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm”.
Cần quan tâm tính khả thi của dự thảo luật khi áp dụng
Thảo luận tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rẳng 3 phương án được đề xuất cũng chưa thật sự có căn cứ đầy đủ; đề nghị Ủy ban Tư pháp và Cơ quan trình dự án cần phải quan tâm nhiều đến tính khả thi của dự thảo Luật khi áp dụng trong thực tiễn ở Việt Nam.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến chỉ rõ, trên thực tế, người cán bộ có thể có nhiều khoản thu nhập, dự thảo Luật chưa quy định khoản thu nhập như thế nào là hợp lý, ở mức nào là hợp lý; Luật quan tâm đến vấn đề kê khai tăng tài sản, nhưng kê khai giảm để nhằm mục đích tẩu tán tài sản thì dự thảo Luật có quy định không? Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị cần làm rõ vấn đề này.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu nêu rõ, dự thảo Luật phải xem xét, đánh giá hết các tác động; căn cứ vào các khả năng thực tiễn, căn cứ vào các quy định về quyền tài sản trong Hiến pháp và các quy định của pháp luật hiện hành về quyền tài sản; kết hợp với thực tiễn văn hóa đời sống của người Việt Nam để đảm bảo tính khả thi.
Đánh giá cao ý chí, quyết tâm của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, tuy nhiên chưa thật sự đồng tình với phương án nào trong 3 phương án cơ quan soạn thảo đưa ra, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, những quy định của dự thảo Luật phải thật chặt chẽ, đầy đủ căn cứ; không chỉ thực hiện mục tiêu chống tham nhũng mà còn thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển đất nước.
“Kinh nghiệm các nước trên thế giới đều dùng công cụ thuế để kiểm soát và phòng chống tham nhũng, từ kê khai tài sản đến kiểm soát thu nhập. Do đó, cần củng cố hệ thống thuế, đi sâu vào lĩnh vực thuế thu nhập, có cơ quan kiểm tra thuế; kiểm soát thông qua thanh toán không dùng tiền mặt mọi giao dịch, tài sản; còn nếu tài sản được chứng minh là có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng thì tịch thu 100%”, Phó Chủ tịch Phùng Quốc Hiến nói.
Phát biểu kết thúc thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, đây là một dự án luật rất quan trọng và đã được Quốc hội cho ý kiến tại 2 kỳ họp và dự kiến sẽ được thông qua ở kỳ họp thứ 6 tới để giải quyết những bất cập của Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành và cũng là để đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết của Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Trên tinh thần phòng ngừa là chính, song chống là quan trọng, trong quá trình xây dựng dự án Luật, các đại biểu Quốc hội đã đóng góp nhiều ý kiến và làm rõ được nhiều vấn đề, tuy nhiên vấn đề về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc cũng còn có nhiều ý kiến khác khác nhau và tại phiên họp này, UBTVQH cũng đã thảo luận hết sức sôi nổi, thẳng thắn về nội dung này.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị, sau phiên họp, vấn đề về xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc tập trung vào 2 phương án. Phương án thứ nhất là phương án xử lý bằng giải quyết tố tụng dân sự tại tòa án và phương án thứ 2 là phương án về thuế. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng nêu rõ, dù là phương án nào thì cũng phải khẳng định quan điểm thống nhất là tài sản do tham nhũng mà có hoặc có nguồn gốc từ tham nhũng là phải tịch thu. Nếu như có dấu hiệu phạm tội, vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm theo pháp luật.

Cần mạnh tay thu hồi tài sản tham nhũng

(Kiến Thức) - Có gần 90% tài sản tham nhũng không thu hồi được, cơ quan thanh tra cũng không thể giải thích thực sự là thông tin xấu với cuộc chiến chống tham nhũng.

Cần mạnh tay thu hồi tài sản tham nhũng
Trước những thông tin, có đến gần 90% tài sản tham nhũng không thu hồi được, cơ quan thanh tra cũng không thể giải thích được. Đây thực sự là một thông tin xấu đối với cuộc chiến chống tham.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thực tế trong thời gian qua công tác chống tham nhũng đã đạt được những bước tiến nhất định nhưng chưa đạt được yêu cầu so với thực tế. Một số vụ án khủng đã được đưa ra xét xử, phần nào đã lấy lại niềm tin của nhân dân đối với các cơ quan pháp luật, nhưng điều đạt được trong việc chống tham nhũng vừa qua cũng chỉ trên phương diện xét xử, việc thu hồi tài sản của những vụ án này cũng rất hạn chế.

Chống tham nhũng: Vẫn còn thói “hy sinh đời bố, củng cố đời con”

Ngày 10/8 PV có cuộc trao đổi với Cục trưởng Chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt về công tác kê khai, giám sát thu hồi tài sản tham nhũng của cán bộ.

Chống tham nhũng: Vẫn còn thói “hy sinh đời bố, củng cố đời con”
Người đứng đầu chưa làm hết trách nhiệm

“Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết”

Theo ông Lê Như Tiến: “Tài sản do tham nhũng mà có đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết, đôi khi đó là biệt thự, những mảnh ở vị thế đắc địa...

“Tài sản tham nhũng đâu phải là cây kim, sợi chỉ mà không biết”
Đối tượng tham nhũng luôn tinh vi, xảo trá

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.