Xót xa hoàn cảnh éo le của cậu bé bị hổ cào nát chân

Tai nạn hi hữu khi bị hổ tấn công, cậu bé không may bị cào nát chân. Người mẹ chỉ biết ngồi nhìn với ánh mắt đầy hoảng sợ.

Vài trăm ngàn nhập viện cho con
Hoàn cảnh mà Vòng tay Nhân ái nhắc tới với mã số 277 này là bé Mai Văn Chiến, 13 tuổi ở xóm 14, xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Bé Chiến hiện đang điều trị tại Viện Bỏng quốc gia.
Không giống như những bệnh nhân nhi khác vào Khoa, tai nạn của Chiến là hi hữu lại vào viện trong tình cảnh không một đồng trong túi nên các bác sỹ rất thương và quan tâm đặc biệt đến bé. Cũng nhờ vậy mà mẹ con Chiến những ngày qua đã vơi đi bớt khó khăn, lấy lại được chút tinh thần.
Kể lại tai nạn bị hổ tấn công của cậu con trai, chị Nguyễn Thị Vui (SN 1983) – mẹ bé Chiến cho biết: “Hôm đấy cháu đi tổng kết năm học về trên đường có cùng với một bạn học rủ nhau vào trang trại nuôi hổ xem thì không may bị một con hổ cào vào chân. Khi bạn của cháu dìu về gọi mọi người, em trong nhà chạy ra thì thấy chân cháu quấn áo, chiếc áo thấm đầy máu. Cởi chiếc áo ra thì thấy chân bóc hết da thịt ra rồi. Em vội vàng gọi chồng đưa con đi bệnh viện cấp cứu ở huyện rồi bác sỹ cho xe cấp cứu đưa ngay lên tỉnh. Tại đây, bác sỹ cũng bảo tình trạng cháu quá nặng, nếu muốn giữ được chân cho con phải chuyển lên tuyến trên luôn”.
Xot xa hoan canh eo le cua cau be bi ho cao nat chan
Chiến vẫn luôn sợ hãi, đau đỡn sau tai nạn. Ảnh PT 
Nằm viện đã được tuần, Chiến vẫn luôn sợ hãi. Mọi người trong phòng kể cậu bé gần như lúc nào cũng nhăn nhó, kêu đau, nhất là nhưng khi ngồi dậy phải dịch chuyển nên ai cũng thương cho em. BS Hồ Xuân Hương – Khoa Bỏng trẻ em (Viện Bỏng quốc gia) cho biết, cũng may cậu bé được chuyển lên bệnh viện kịp thời nếu không đã khó giữ lại được chân. Chiến đã trải qua hai cuộc phẫu thuật, ghép da phủ kín toàn bộ vùng bị tổn thương do hổ cào. Khi vào toàn bộ cẳng chân bên trái của cháu lộ hết mạch máu, thần kinh cơ… Thời gian tới sau khi theo dõi điều trị ổn định sẽ chuyển cháu sang phục hồi chức năng. Khả năng đi lại của cháu có thể ảnh hưởng, việc phục hồi chức năng đòi hỏi lâu.
“Biết cháu hoàn cảnh gia đình khó khăn khi bố bệnh tim, em trai bị bỏng, bản thân cháu bị thiểu năng trí tuệ nên các y bác sỹ rất quan tâm. Khi mẹ cho con lên nhập viện có vài trăm ngàn đóng viện phí. Nhận thấy tình trạng của cháu không ổn nên Khoa đã đứng ra bảo lãnh để cháu được mổ sớm. Việc điều trị của con còn dài nhưng gia đình không có thêm đồng nào cả nên chúng tôi tha thiết mong muốn được các nhà hảo tâm giúp đỡ cho cháu” – BS Hương chia sẻ.
Xot xa hoan canh eo le cua cau be bi ho cao nat chan-Hinh-2
Hình ảnh tổn thương của bé Chiến khi vào viện. Ảnh BSCC 
Trong khi nói chuyện với chúng tôi, chị Vui cũng rất cảm động trước tấm chân tình của các y bác sỹ ở bệnh viện. Chị bảo, lúc đưa Chiến đi viện trong túi chỉ có 500 nghìn đồng, cũng nhờ mọi người giúp mới có tiền đưa con chuyển tuyến. May mắn được các bác sỹ bảo lãnh phẫu thuật, không chỉ vậy các bác sỹ còn vận động quyên góp cho hai mẹ con, gia đình chưa đóng được gì. Tiền tạm ứng đóng được 2 triệu cũng là nhờ mọi người giúp mới có…
Chồng chất nỗi lo
Chăm con ở bệnh viện, chị Vui vẫn canh cánh nỗi lo cho người chồng bị bệnh tim và đứa em bị bỏng mới phẫu thuật ở bệnh viện tỉnh về. Chị vốn là lao động chính ở trong nhà.
Anh Mai Văn Khắc (SN 1979) – chồng chị bị bệnh tim nhiều năm nay, sức khỏe yếu không làm được việc nặng, chỉ quanh quẩn ở nhà và phụ thuộc vào vợ. Nhiều lần anh ngất xỉu vì bệnh nhưng hoàn cảnh khó khăn anh chỉ dám đi khám rồi mua thuốc trợ tim về nhà uống chứ chưa vào viện điều trị. Hai năm trước, em của bé Chiến không may bị bỏng không có điều kiện điều trị dứt điểm đến giờ để lại di chứng. Tay trái bị teo, không cử động được vì sẹo co kéo. Cách đây ít ngày, vợ chồng chị Vui vay mượn đưa vào Bệnh viện Thanh Hóa để phẫu thuật.
Xot xa hoan canh eo le cua cau be bi ho cao nat chan-Hinh-3
 
Còn bản thân Chiến bị thiểu năng trí tuệ từ nhỏ lại mắc thêm bệnh thận… “Hiện tại con học đến lớp 7 nhưng học không vào, không biết tính toán, biết viết và đọc cũng kém. Thương con, gia đình cố xin cho con theo học cùng các bạn cho đỡ buồn chứ ở nhà cháu không chịu. Mẹ chồng bị thần kinh nên lo đủ bữa ăn cho gia đình chẳng bao giờ có” – chị Vui cho biết.
Ngoài ra, mẹ chồng chị bị thần kinh nên việc chạy ăn từng bữa cũng khó khăn với vợ chồng chị. Bởi ngần ấy miệng ăn chỉ trông vào 4 sào ruộng và ít tiền trợ cấp bệnh tật của Chiến. Để kiếm thêm thu nhập lo cho gia đình và thuốc thang cho chồng, chị Vui làm thuê đủ thứ việc như làm cỏ, lau dọn…
Thương hoàn cảnh đặc biệt của mẹ con Chiến nên nên hiện tại việc ăn uống, khoa phòng bệnh viện cũng giúp đỡ, tuy nhiên điều đáng lo ngại đó là chặng đường phía trước của cháu còn dài mà kinh phí lại không biết bấu víu được vào ai. Nếu không có sự giúp đỡ của mọi người, mọi rủi ro đều có thể đến với cậu bé thiệt thòi này.

Những tai nạn kinh hoàng tại khu du lịch Đại Nam

(Kiến Thức) - Liên tiếp trong thời gian qua, nhiều tai nạn kinh hoàng đã xảy ra tại Khu du lịch Đại Nam của đại gia Huỳnh Uy Dũng, lấy đi không ít mạng người. 

Khu du lịch Đại Nam nổi tiếng ở tỉnh Bình Dương là của đại gia Huỳnh Uy Dũng (biệt danh "Dũng lò vôi") - người đang là tâm điểm của dư luận khi một loạt những thị phi liên tiếp ập đến gia đình ông thời gian gần đây.

Gấu dữ tát người, lột da mặt thợ săn ở Điện Biên

Câu chuyện gấu dữ tát người, lột da mặt thợ săn vẫn còn ám ảnh nhiều người dân ở Điện Biên.

Cứ có ai bị thú vồ, ăn thịt, thì dân bản lại lấy tên người, hoặc tên thú để đặt tên cho địa danh. Những cái dốc Hổ, khe Hổ nhiều nhất, rồi đến dốc Gấu, khe Lợn, suối Voi… Khi tên địa danh đặt cho con thú nhiều quá, dễ lẫn lộn, thì lấy tên người bị thú tấn công đặt tên.
Ngày xưa, đường từ bản Đoàn Kết lên Leng Su Sìn (Mường Nhé, Điện Biên) mất nửa ngày cuốc bộ ròng rã, thì giờ xe chạy bon bon vài phút.
Xe đổ dốc, ông Lùng Hừ Tư, cán bộ xã Chung Chải bảo, đó là con dốc Mai Lềnh, mang tên của ông Chang Mai Lềnh, người bản Đoàn Kết. Tên ông Lềnh gắn liền với câu chuyện gấu dữ tát người.
Gau du tat nguoi, lot da mat tho san o Dien Bien
Ông Chang Mai Lềnh (Ảnh: Doãn Hoàng)
Hồi đó, vào tháng 11/1998, ông Chang Mai Lềnh cùng 2 người vào Leng Su Sìn ăn cưới xong thì rủ nhau đi bộ về bản Đoàn Kết. Khi đó, chỉ có con đường độc đạo, rất nhỏ, thú nhiều, nên mọi người đi đâu cũng phải đông, mang theo dao, súng phòng thân.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.