Xót xa dân săn dược liệu quý bán giá bánh mỳ cho Trung Quốc

Nhiều cây thuốc quý đang bị người dân các tỉnh Tây Nguyên vào rừng khai thác để bán lại cho thương lái xuất sang Trung Quốc với giá rẻ mạt.

Xót xa dân săn dược liệu quý bán giá bánh mỳ cho Trung Quốc
Từ nhiều ngày qua, người dân huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum kéo nhau vào rừng săn lùng cây lông cu ly để bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc.
Trên tuyến đường NT18, nối từ Quốc lộ 14 vào khu vực cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi), cây lông cu ly được chất thành đống, trải phơi khô kéo dài hàng trăm mét.
Theo một thương lái tên Hoàng, trung bình mỗi ngày ông mua được khoảng 10 tấn lông cu ly. Sau khi phơi khô, thái lát, ông Hoàng cho xe chở qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc để bán lại cho thương lái Trung Quốc.
“Giá mua là 2.000 đồng/kg. Tính ra, 5 kg chỉ bằng… một ổ bánh mì. Sau khi thái lát, phơi khô, tôi cho xe đưa lên cửa khẩu phía Bắc bán cho thương lái Trung Quốc với giá 14.000 đồng/kg” - ông Hoàng nói.
Ngoài cây lông cu ly, nhiều cây thuốc quý khác cũng bị người dân tận diệt để bán cho thương lái với giá rẻ mạt. Tại huyện Kon Rẫy và Đắk Glei (tỉnh Kon Tum), người dân vào rừng săn lùng cây huyết đằng (cây máu chó). Sau khi thu gom với giá 3.000 đồng/kg, các đầu nậu bán lại cho thương lái Trung Quốc với giá cao gấp 3 lần.
Cây lông cu ly được chất đống tại đường NT18 trước khi thái lát phơi khô. Ảnh: Báo NLĐ
Cây lông cu ly được chất đống tại đường NT18 trước khi thái lát phơi khô. Ảnh: Báo NLĐ 
Tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum), thương lái lùng mua đinh lăng rừng (chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp), giá mua khô khoảng 800.000 đồng/kg. Riêng tại địa bàn huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, người dân vào rừng tìm chặt một loài cây dây leo, thường gọi là cây “rươi”, để bán cho thương lái với giá 3.500 đồng/kg.
Trong khi các loài dược liệu đang bị tận diệt, chính quyền địa phương các cấp, cơ quan chức năng chưa ngó ngàng tới. Ông Ksor Run, Chủ tịch UBND xã Ia Rmọk, cho rằng việc người dân vào rừng chặt cây dược liệu về bán, chính quyền vẫn chưa nắm được.
Bà Nguyễn Thị Kim Hương, Trưởng Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, thừa nhận việc người dân vào rừng khai thác cây dược liệu là rất khó kiểm soát. “Ngành kiểm lâm không quản lý con người. Trong khi đó, việc khai thác cây dược liệu phần lớn do người dân ở địa phương khác đến khai thác, chặt phá” - bà Hương phân trần.
Trước đó, việc tìm các loài dược liệu quý trong rừng để đem bán cho thương lái Trung Quốc cũng diễn ra tại rất nhiều tỉnh trên cả nước.
Tại Lạng Sơn, tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua các cây dược liệu như hoàng đằng là thực vật quý hiếm thuộc nhóm IIA, cần phải bảo vệ hay các loại nấm lim, nấm chẹo ... đều có tác dụng chữa bệnh khiến người dân đổ xô đi tìm để bán.
Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Nghệ An khi người dân tại huyện Kỳ Sơn kéo nhau vào rừng thuộc Khu dữ trữ sinh quyển Tây Nghệ An tìm chặt thân cây kim mao cẩu tích (còn gọi là cây cu li, cây lông khỉ) để bán cho các thương lái xuất sang Trung Quốc. Cây này được xem là vị thuốc chuyên trị đau lưng, gân xương nhức mỏi…
Cùng với đó là các loại cây dược liệu như cu li, cây ba gạc, cây huyết đằng, củ ba mươi mang về bán cho các thương lái ở địa phương để xuất sang Trung Quốc. Các thương lái thu mua cây dược liệu khô từ người dân khai thác trong rừng với giá 1.500 - 30.000 đồng/kg…
Thế nhưng, ông Trương Văn Hiền, Tổng giám đốc Tổng công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã chỉ ra một nghịch lý: “Người Trung Quốc mua dược liệu thô với giá rẻ nhưng sau khi chế biến, họ lại nhập lại Việt Nam với giá cắt cổ.
Trong khi đó, chất lượng dược liệu mua từ Trung Quốc lại không được cam kết, đảm bảo một cách chắc chắn an toàn cho sức khoẻ người sử dụng vì chúng ta không trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình khai thác, sơ, chế biến”.
Bác sĩ Lê Hùng- Phó Chủ tịch Hội Đông y TPHCM đã từng rất bức xúc trước tình trạng chất lượng của dược liệu: “Rất nhiều dược liệu bị thả nổi chất lượng, giới lương y đang đau đầu không biết đâu là dược liệu sạch và đâu là rác. Nhiều trường hợp suy thận do uống thuốc đông y có độc chất”.
ĐBQH Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: “Dược liệu nhập của ta chủ yếu là các loại dược liệu đã chiết xuất hoạt chất thành các chất dược liệu tốt bán ở nước bạn, sau đó chiết xuất lần 2, lần 3 để xuất sang Việt Nam với giá rất rẻ, chỉ bằng 1/4, 1/3 giá dược liệu trong nước. Người bệnh cứ uống toàn thuốc bã đấy thì sao mà khỏi được".
Mời quý độc giả xem video Thú chơi gà cảnh Serama (nguồn Youtube):

Tận mục loại nấm kỳ dị nhìn giống đầu khỉ trắng

Có hình dạng đặc biệt như đầu khỉ, nấm đầu khỉ (hay còn gọi là nấm hầu thủ) có thể ăn được và được dùng làm nguồn dược liệu quý.

Tận mục loại nấm kỳ dị nhìn giống đầu khỉ trắng
Tan muc loai nam ky di nhin giong dau khi trang
Nấm hầu thủ (hay còn gọi là nấm đầu khỉ) là một loại nấm ăn được và được sử dụng làm dược liệu quý bởi chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng. 

Bố mẹ nhà giàu cũng đua khoe ảnh ăn chơi xa xỉ

(Kiến Thức) - Sau ồn ào của các hội con nhà giàu thế giới thì gần đây lại nổi thêm hội được gọi là bố mẹ nhà giàu (Rich Parents of Instagram) trên mạng xã hội.

Bố mẹ nhà giàu cũng đua khoe ảnh ăn chơi xa xỉ
Bo me nha giau cung dua khoe anh an choi xa xi

Hội bố mẹ nhà giàu cũng thường xuyên cập nhật những hình ảnh khoe siêu xe, chuyên cơ và cuộc sống xa xỉ trên mạng Instagram.

Cận cảnh na lạ to khủng giá chát nửa triệu đồng

Na rừng có giá bán dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5 – 5kg.

Cận cảnh na lạ to khủng giá chát nửa triệu đồng

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.