Cận cảnh na lạ to khủng giá chát nửa triệu đồng

Na rừng có giá bán dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/kg, trong khi mỗi quả nặng lên đến 2,5 – 5kg.

Chính vì thế, nhiều người dân ở các bản Vua Lương, Thuận Châu, Sơn La đổ xô đi hái na rừng về bán để kiếm thêm thu nhập.
Gần đây, nhiều người đang săn lùng quả na rừng về làm thuốc. Mức giá loại quả này được người mua đưa ra tương đối cao, dao động 120.000-150.000 đồng/kg.
Can canh na la to khung gia chat nua trieu dong
 
Giá đắt, khách đặt mua nhiều nên nhiều người dân ở Sơn La thi nhau lên rừng hái na về bán. Anh Vừ A Ly một người dân tộc H Mông ở bản Vua Lương, Thuận Châu, Sơn La, người thường xuyên lên rừng hái na về bán cho biết: "Mỗi quả na nặng trung bình khoảng 2,5 kg, loại to có thể lên tới hơn 5 kg. Vì thế, mỗi lần vào rừng hái na, trung bình tôi thu về cả vài triệu đồng".
Theo anh Ly, vì yêu cầu của người mua khá khắt khe như quả phải đủ độ chín, có màu đỏ, vỏ nứt to, cân nặng phải từ 2,5 kg trở lên... nên người hái phải rất tốn công mới tìm được loại quả đạt yêu cầu.
Không chỉ có Anh Ly mà nhiều người dân khác trong bản Vua Lương cũng đổ xô lên rừng tìm na về bán. Anh Vừ A Giang, một người dân khác ở đây cũng cho hay: "Ngày trước các cánh rừng ở Sơn La ngập tràn loại cây này. Thế nhưng khoảng từ năm 2011-2013, nhiều người Trung Quốc đã sang mua rễ na gốc nhỏ để về làm thuốc với mức giá 200.000 – 500.000 đồng/kg.
Thấy lợi nhuận lớn nên nhiều người dân nơi đây đã vào rừng chặt cả những gốc thân to đem trộn vào để bán kiếm thêm thu nhập. Vì vậy, hiện nay loại quả này trở nên khan hiếm. Muốn hái được, người dân phải đi vào tận rừng sâu. Thậm chí, có người đi mất 2 ngày trời mới hái được vài quả.
Thông thường, mỗi cây na gốc nhỏ có khoảng 5-6 quả, loại thân to có thể lên tới 30-40 quả. “Những người dân đi sâu vào rừng, tìm được những gốc lớn có thể thu về mấy chục triệu đồng mỗi chuyến,” Anh A Giang chia sẻ.
Can canh na la to khung gia chat nua trieu dong-Hinh-2
 
Can canh na la to khung gia chat nua trieu dong-Hinh-3
 
Can canh na la to khung gia chat nua trieu dong-Hinh-4
 
Can canh na la to khung gia chat nua trieu dong-Hinh-5
 
Theo anh Giang, để hái được quả na rừng này cũng khá là nguy hiểm. Người dân phải vào trong rừng sâu mới có. Vì na rừng là loại cây thân leo, thường mọc vào những thân cây lớn để vươn lên. Càng bám trên tán lá cây cao, cây càng cho nhiều quả và thường là quả to. Đặc biệt, loại quả này thu hút một loại ong rừng lớn thường bám vào cuống nên việc trẩy hái không dễ dàng. “Hiện tại, chỉ những người đi rừng chuyên nghiệp, trèo giỏi mới có thể hái được loại quả này”.
Can canh na la to khung gia chat nua trieu dong-Hinh-6
 
Mặt khác, người mua loại quả này thường là khách du lịch hoặc các hiệu thuốc Đông y ở các nơi như Hà Nội, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình… Những người săn mua na rừng nói rằng, ruột na (trung bình 1 quả na chỉ có 1/3 là ruột) có thể chữa được bệnh mất ngủ, anh Giang cho biết thêm.
Anh Quang Minh, một chủ một cửa hàng thu mua quả na rừng ở Sapa (Lào Cai) cho biết, anh thường mua loại quả tươi và múi phơi khô để làm thuốc.
Anh Minh chia sẻ, quả na khô có nhiều chất có thể làm dược liệu quý. Tuy nhiên, quả đạt yêu cầu cần có cân nặng trên 2 kg, chín ương, mắt đã nứt, không thối hỏng. Khi thu mua, anh Minh yêu cầu người bán phải phơi khô theo đúng tiêu chuẩn quy định như: Qủa để nguyên ruột, các múi tẽ ra, phơi khô hẳn. Giá mua khô dao động 230.000 – 250.000 đồng/kg.
Theo Lương y đa khoa Trần Ngọc Bích, Chủ tịch Hội Đông y huyện Yên Thế (Bắc Giang)
Cây na rừng hay còn gọi là cây cơm nắm có tên khoa học là Kadsura coccinea. Loại cây này phổ biến ở các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Bắc Kạn…. Cây thân leo mọc cùng những cây sống lâu năm trong rừng. Thông thường, thân cây có thể vươn leo lên 15-20 m.
Rễ cây, loại nhỏ, thường được nhiều người sử dụng làm bài thuốc dân gian chữa các bệnh phong thấp, chống hậu sản, hồi sức… Tuy nhiên, tại Việt Nam, chưa đơn vị nào nghiên cứu về giá trị dược liệu của quả na rừng.

Hình ảnh ấn tượng trong chợ na lớn nhất miền Bắc

Vào khoảng tháng 7 âm lịch, hàng ngàn người trồng na từ các vùng thuộc huyện Chi Lăng... nườm nượp tập trung về chợ Đồng Bành, chợ na lớn nhất miền Bắc.

Hinh anh an tuong trong cho na lon nhat mien Bac
Chợ na Đồng Bành tấp nập suốt sáng, được coi là chợ na lớn nhất miền Bắc

Na Nữ Hoàng trái khủng, một người ăn không hết

Na Nữ Hoàng có trọng lượng "khủng" hơn 1kg/trái với ưu điểm ít hạt, vị thơm ngon nên được thị trường rất ưa chuộng.

Na Nu Hoang trai khung, mot nguoi an khong het
Được giới thiệu tại ngày hội Giới thiệu sản phẩm HTX miền Nam, tổ chức tại TP HCM ngày 8/1, giống na (hay ở địa phương gọi là mãng cầu) với trọng lượng khủng của HTX Nông nghiệp Vườn Xanh (xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) thu hút nhiều người quan tâm. Anh Lê Xuân Hoàng - Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Vườn Xanh cho biết, đây là giống na nhập nội, thường được gọi là na Nữ Hoàng
Na Nu Hoang trai khung, mot nguoi an khong het-Hinh-2
Cây được trồng bằng phương pháp ghép cành. So với na thông thường, cây na Nữ Hoàng có chiều cao tối đa 4m, tán rộng trong 2m. Lá bản to, dài, xanh đậm hơn so với giống mãng cầu na Việt Nam. Đặc biệt, trái na Nữ Hoàng có trọng lượng lớn gấp 3 – 4 lần so với trái na nội địa, đạt từ 500gr-1kg/trái. Thậm chí, HTX Nông nghiệp Vườn Xanh từng trồng được trái nặng tới 1,5kg.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.