Xoáy cực của Mặt Trời- phiên bản địa ngục trên Trái Đất

Hiện tượng chưa từng thấy vừa được Đài quan sát Mặt Trời (SDO) của NASA ghi nhận là phiên bản địa ngục của một hiện tượng trên Trái Đất mà nhân loại luôn khiếp sợ: Xoáy cực.

 Xoáy cực của Mặt Trời- phiên bản địa ngục trên Trái Đất

Đoạn clip ngắn mà NASA vừa công bố đã gây kinh ngạc cho giới khoa học khi thể hiện một "xúc tu" bằng plasma vươn ra khỏi Mặt Trời. Theo Science Alert, khối plasma đó đã vỡ ra và tạo thành một cơn lốc dạng vương miện ngay phía trên cực Bắc của ngôi sao.

Tốc độ của cơn lốc lên tới hàng ngàn dặm mỗi phút. Nhà khoa học Tamitha Skov từ Tập đoàn Hàng không vũ trụ California (Mỹ), người đã đăng tải đoạn phim từ SDO - tàu vũ trụ đang quay quanh Mặt Trời của NASA, cho biết đó là một kiểu xoáy cực lớn.

Xoay cuc cua Mat Troi- phien ban dia nguc tren Trai Dat

Hiện tượng lạ lùng vừa được ghi nhận trên Mặt Trời - Ảnh: SDO/NASA

Theo Live Science, một số nhà nghiên cứu cho biết lốc xoáy plasma này hoạt động cũng tương tự như xoáy cực của Trái Đất, thứ tạo thành bởi một hệ thống áp suất thấp tạo nên các vòng không khí lạnh giá lớn trên các cực của Trái Đất vào mùa đông.

Ở Trái Đất, đó là một hiện tượng thường xuyên gây thiên tai vào mùa đông, ví dụ nước Mỹ cuối năm 2022 đã hứng trọn một quả "bom lốc xoáy" - chính là khối khí lạnh từ xoáy cực bị đẩy về phương Nam, mang theo nhiệt độ âm sâu chết người.

"Xoáy cực" ở Mặt Trời đương nhiên là một phiên bản trái ngược, nóng bỏng. Nhà vật lý năng lượng Mặt Trời Scott Mclntosh từ Trung tâm Nghiên cứu khí quyển quốc gia ở Boulder, Colorado - Mỹ nói với tờ Space rằng ông chưa từng thấy Mặt Trời hoạt động theo cách này, nhưng các sợi plasma dài thì vẫn thường xuyên phun trào gần các đường vĩ độ 55 của ngôi sao.

Các "xúc tu" plasma phổ biến hơn khi chu kỳ hoạt động 11 năm của Mặt Trời đang dần đạt mức cực đại (vào năm 2025). Trong vài tháng qua, ngôi sao mẹ của chúng ta đặc biệt mạnh mẽ.

Các sợi plasma này sẽ không đe dọa Trái Đất tuy nhiên đôi khi chúng kích thích việc giải phóng các đốm plasma dưới dạng quả cầu lửa khổng lồ, gọi là vụ phóng khối lượng đăng quang (CME). Nếu không may nằm ở phía quả cầu lửa này bắn ra, Trái Đất có thể xuất hiện cực quang rực rỡ kèm theo nhiễu loạn hệ thống định vị - viễn thông.

May mắn là hiện tượng "xoáy cực Mặt Trời" vừa được SDO chụp được - xảy ra vào khoảng ngày 2-2 - đã không giải phóng thêm một CME nào.

Chiêm ngưỡng những loài sinh vật đẹp nhất đại dương

Thế giới đại dương có hàng triệu loài khác nhau. Dưới đây là một số loài sinh vật biển đẹp nhất thế giới với màu sắc bắt mắt và hình dạng kỳ lạ.

Chiêm ngưỡng những loài sinh vật đẹp nhất đại dương

Nudibranch là một loài động vật thân mềm, sống ở vùng biển nhiệt đới và có họ hàng với sên biển. Chúng là một trong số những sinh vật rực rỡ nhất đại dương.

Quái vật vũ trụ bắn tia plasma làm nổ tung thiên hà khác

Hai kính viễn vọng vô tuyến của Ấn Độ và Nam Phi đã ghi lại khoảnh khắc gây sốc khi một chùm tia plasma nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng bắn ra từ lỗ đen quái vật ở tâm thiên hà RAD12.

Quái vật vũ trụ bắn tia plasma làm nổ tung thiên hà khác

Theo tờ Space, nạn nhân của lỗ đen quái vật nói trên là một thiên hà lân cận mang tên RAD12-B, đang trong giai đoạn va chạm và sáp nhập với thiên hà RAD12 chứa lỗ đen.

Đây là lần đầu tiên một luồng phản lực cực mạnh từ lỗ đen của một thiên hà được phát hiện đang tấn công một thiên hà lớn khác.

Mê mẩn với những bức ảnh khám phá bí mật về loài sứa

Sứa là một trong những sinh vật đặc biệt nhất trên Trái Đất. Chúng có thể tạo ra nhiều mảng màu và có khả năng phát sáng rực rỡ dưới đại dương.

Mê mẩn với những bức ảnh khám phá bí mật về loài sứa

Me man voi nhung buc anh kham pha bi mat ve loai sua

Sứa là động vật đa cơ quan lâu đời nhất trên thế giới, từ cách đây 550 triệu năm. Sứa thậm chí còn tồn tại trước cả khủng long.

Me man voi nhung buc anh kham pha bi mat ve loai sua-Hinh-2

Sứa có thể sống dưới nước, nhưng chúng không liên quan đến loài cá. Chúng là động vật không xương sống, cùng nhóm với mực, nhím biển và bạch tuộc.

Đọc nhiều nhất

Tin mới