"Xóa đói giảm nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau"
Sáng 27/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Hiểu Lam
Phát biểu tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, sẽ tập trung đầu tư cho các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; khuyến khích các địa phương vận dụng các cơ chế, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội đặc thù áp dụng cho các đối tượng trên địa bàn bằng nguồn lực của địa phương và các khoản huy động hợp pháp khác.
Chỉ tiêu đặt ra đến năm 2025, giảm 1/2 số hộ nghèo, hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia; 30% số huyện nghèo, 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung.
Bên cạnh đó, hỗ trợ thí điểm, phát triển trên 1.000 mô hình giảm nghèo tạo sinh kế, việc làm bền vững, thu nhập tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình tham gia dự án tăng ít nhất 25%/năm; bình quân mỗi năm có 500.000 hộ gia đình tham gia dự án, mô hình giảm nghèo.
Tỉ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ là 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp...
Chương trình gồm 6 dự án và 11 tiểu dự án với tổng nguồn vốn thực hiện là 75.000 tỷ đồng, trong đó có vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động hợp pháp khác.
Thảo luận tại hội trường Quốc hội, đại biểu Âu Thị Mai (Tuyên Quang) và đại biểu Triệu Thị Huyền (Yên Bái) cho rằng giảm nghèo bền vững là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, công tác giảm nghèo của nước ta thời gian quan đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, công tác giảm nghèo còn nhiều tồn tại như: Tốc độ giảm nghèo nhanh nhưng chưa thực sự bền vững; các hộ đã thoát nghèo nhưng ở những vùng thiên tai diễn ra thường xuyên thì tỉ lệ tái nghèo là rất cao…
Từ đó, các đại biểu Quốc hội bày tỏ nhất trí cao với chủ trương đầu tư cho chương trình giảm nghèo nhưng đề nghị cần có các quy định cụ thể về đối tượng và nguyên tắc hỗ trợ, có các giải pháp hiệu quả để tăng cường các hoạt động giám sát, kiểm tra để các nguồn vốn đầu tư cho chương trình thực sự hiệu quả, minh bạch, đúng pháp luật.
Sau khi Quốc hội thảo luận, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, vừa qua, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nổi bật: Chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện, ngân sách nhà nước huy động nguồn lực xã hội ngày càng tăng, ý chí vươn lên của người dân được nâng lên, các tấm gương thoát nghèo và các điển hình ngày càng nhiều. Chúng ta đã trải qua việc điều chỉnh tiêu chí về lương thực nhằm bảo đảm “có ăn, có mặc” của quốc gia nghèo đến áp dụng giá cả, thu nhập mức sống tối thiểu, rồi giai đoạn hiện nay đang áp dụng chuẩn nghèo đa chiều và là nước đầu tiên trong khu vực châu Á áp dụng phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Theo Bộ trưởng, chúng ta đã đi từ chỗ ngân sách nhà nước phải bảo đảm hoàn toàn sang Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt, người dân giữ vai trò chủ thể. Đây là bước đi rất dài về tư duy nhận thức, về hành động để chống đói nghèo. Chúng ta cũng sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.
Giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH cho biết sẽ đặt ra mục tiêu cao hơn là giảm nghèo đa chiều nhưng thực chất và bền vững, giảm bình quân 1-1,5% trong năm, trong khi đó chuẩn nghèo của chúng ta nâng lên, dẫn đến tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo đầu kỳ sẽ tăng rất cao. Tiêu chí về thu nhập và thiếu hụt tăng cả về số lượng và chất lượng, nhiều nội dung thiếu hụt đòi hỏi phải có nguồn lực lớn như tái định cư, xoá nhà tạm, chống suy dinh dưỡng trẻ em, hạn chế trẻ em thể trạng thấp còi.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, giai đoạn 2021-2025, cần đầu tư thỏa đáng để mức sống tối thiểu của người dân tăng dần, gắn với mục tiêu phát triển bao trùm bền vững và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. “Giai đoạn này, chúng ta phải vừa giảm tỉ lệ nhưng đồng thời phải quan tâm giảm nghèo một cách thực chất và bền vững. Giảm nghèo bao trùm có nghĩa là phải phải xóa bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi thời điểm và mọi chiều thiếu hụt” - Bộ trưởng khẳng định.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Chương trình quốc gia về giảm nghèo có đối tượng và địa bàn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi toàn quốc, trong đó bao gồm cả đối tượng nghèo mới phát sinh vì các lý do khác nhau, kể cả bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ chỉ đạo các chương trình đề xuất ban hành tiêu chí xác định cụ thể đối tượng, địa bàn, nội dung hỗ trợ đầu tư, xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi nhằm hạn chế cao nhất sự trùng lặp giữa 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời sẽ đề xuất các cơ chế lồng ghép, tích hợp các nguồn lực, đem lại hiệu quả cao nhất trong đầu tư.
“Về việc tách các hộ nghèo không có khả năng thoát nghèo khỏi chương trình, chúng tôi xin ghi nhận và báo cáo thêm với Quốc hội, theo tiêu chí chính hiện nay, có 400.000 hộ với 1,5 triệu người. Chính phủ sẽ cân nhắc thời điểm, cách tiến hành để vừa đạt mục tiêu vừa bảo đảm khả năng ngân sách cân đối trong thực tế” - Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH nói.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Công bố danh sách người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV
GĐ Công an kể chuyện tiếp sức trăm người đi xe máy từ TP.HCM về quê tránh dịch
Ngoài 10 cảnh sát của tổ làm căn cước công dân, cơ quan chức năng ở Bạc Liêu truy vết thêm được 36 F1 của cô giáo mầm non dương tính với SARS-CoV-2.
Trao đổi với VietNamNet bên hành lang Quốc hội ngày 26/7, Đại tá Nguyễn Tiến Nam, Giám Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, trưa nay, 59 người dân đi xe máy từ TP.HCM đã về đến chốt kiểm dịch tại xã Sen Thuỷ, huyện Lệ Thủy.
Tráo tài xế để đưa xe hàng từ TP.HCM qua chốt kiểm soát vào Đà Nẵng
Chạy xe chở hàng từ TP.HCM ra gần chốt kiểm soát tại Đà Nẵng, tài xế Hiền nhờ 2 người ở địa phương đưa xe qua chốt, vào thành phố, chờ giao hàng thì bị phát hiện.
Ngày 27/7, lực lượng chức năng phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đang điều tra xử lý vụ tráo tài xế để đưa xe tải từ TP.HCM vượt chốt kiểm soát vào TP Đà Nẵng giao hàng.
Lực lượng chức năng Đà Nẵng kiểm soát các cửa ngõ ra vào thành phố.
Theo thông tin ban đầu, 20h ngày 26/7, tổ tuần tra địa bàn của Công an phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn phát hiện xe tải BKS 51C-990.89 đang đậu gần khu vực đường ven sông Cổ Cò (phường Hòa Hải) có dấu hiệu nghi vấn nên kiểm tra hành chính.
Qua kiểm tra, tài xế là ông Nguyễn Hiền khai nhận chạy xe tải này chở hàng từ Quận 12, TP.HCM ra Đà Nẵng giao hàng tại công trình đang thi công trên đường Trường Sa.
Theo tài xế Hiền, sau khi chạy xe đến gần chốt kiểm soát dịch COVID-19 trên QL1A tại Đà Nẵng thì dừng lại, đi bộ qua chốt và không khai báo y tế.
Sau đó, ông Đặng Văn Quang và Lê Văn Bình (trú Đà Nẵng) đến chạy xe tải qua chốt, đưa về cầu Cổ Cò, chờ đêm khuya sẽ giao hàng.
Ngay sau đó, lực lượng công an đưa ô tô BKS 51-99089 về trụ sở UBND phường Hòa Hải tạm giữ, chuyển ông Hiền đến Trạm Y tế phường để làm thủ tục đưa cách ly tập trung đối với trường hợp đến từ TP.HCM. Vụ việc đang đượcc cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Chiều 26/7, tai hội trường Diên Hồng, Quốc hội khóa XV thống nhất cao bầu ông Phạm Minh Chính giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chiều 26/7, 479/479 đại biểu đồng ý thông qua nghị quyết bầu ông Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Sau đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên thệ trước Quốc hội.
(Kiến Thức) - Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ, ông trùm giang hồ khét tiếng đất Thái Bình) để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cố ý gây thương tích".
(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Người dân dồn dập đổ ra các hướng quốc lộ, cửa ngõ đi các tỉnh để về quê đón năm mới 2024 bất ngờ, cảm động khi được lực lượng Cảnh sát giao thông tiếp sức...
(Kiến Thức) - Sáng nay 5/9, lễ khai giảng năm học mới 2019 được trường Gateway cùng các trường trên cả nước tổ chức. Tuy nhiên, trái với không khí vui tươi, tưng bừng... không khí khai giảng tại trường Gateway có phần trầm lắng hơn.
(Kiến Thức) - Trước khi bịkhởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra hành vi cố ý gây thương tích liên quan một phụ xe bị đánh, đại gia Đường “Nhuệ” còn được biết đến do từng bị tố cáo đánh người tại trụ sở công an, siết nợ khét tiếng và đấu giá đất kiểu quân xanh quân đỏ?
Khu du lịch Quất Lâm (Nam Định) từng được mệnh danh là "thiên đường mại dâm" nhưng mới đây tỉnh Nam Định đã quyết định "xóa sổ"tụ điểm này để làm thay đổi bộ mặt, hình ảnh của bãi biển đầy tai tiếng.
(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.
Thấy mùi tử khí nồng nặc, người dân huyện Long Thành (Đồng Nai) tỏa đi tìm thì phát hiện thi thể nữ giới lột truồng giấu trong bao tải bên đường. Toàn bộ vụ án ghê rợn này được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa được điều động, luân chuyển, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Người phụ nữ khoảng 38 tuổi, có tiền sử thần kinh không bình thường bị tình nghi dẫn một bé gái 3 tuổi rời khỏi trường Mầm mon Thiên Hương (Hải Phòng), hiện chưa rõ tung tích bé gái.
Nghị định số 177/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Một người đàn ông đang lái xe ô tô trên đường Trần Quý Cáp (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) bất ngờ bị mất lái, tông vào bên đường khiến chiếc xe bẹp dúm, tài xế mắc kẹt trong ghế lái.
Nhà thầu Công ty CP Xây dựng Phú Đạt và Liên danh Phú Đạt - Công ty TNHH Cơ điện Thái An chưa được chủ đầu tư quyết toán số tiền 10 tỷ đồng còn lại thi công xây dựng dự án khu đền thờ Nguyễn Cao.
Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.
Bộ Y tế vừa ban hành danh mục 62 bệnh, nhóm bệnh được đến thẳng cơ sở y tế chuyên sâu, tuyến cuối không cần giấy chuyển tuyến mà vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Rạng sáng 14/1, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin đã đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 - 15/1/2025, theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Công an thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Bình (tên thường gọi Bình 'con') để điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng.
Ngày 13/1, lãnh đạo UBND huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ cháy ở trang trại chăn nuôi heo thịt làm khoảng 1.600 con heo bị chết.
Một vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra tại km 19+200 đường tránh Huế thuộc phường Thuỷ Bằng, quận Thuận Hoá (TP. Huế), khiến một người phụ nữ tử vong thương tâm.
Để kê khai khấu trừ thuế cho Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ HX Nework, Vũ Văn Xuân và Nguyễn Thị Duyên đã mua bán 255 hóa đơn “khống” với giá trị hàng hóa 106 tỷ đồng.
Từ năm 2021 đến nay, Lê Thanh Hồng đưa ra thông tin gian dối về dự án BĐS do Công ty CP Đầu tư AVISA làm chủ đầu tư để rao bán, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.