Xinh đẹp là phúc báo, tích đức để có tướng mạo đẹp...

Nguồn gốc khuôn mặt tuổi thiếu niên, thanh niên ở đâu? Làm thế nào để có tướng mạo xinh đẹp theo lời phật dạy?

Xinh đẹp là phúc báo, tích đức để có tướng mạo đẹp...
Tướng mạo xinh đẹp là một loại phúc báo. Đến tuổi trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người là tốt xấu hay xinh đẹp như nào?
Nhiều người hiền lành có khuôn mặt phúc hậu, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo thường có vẻ mặt hung dữ; rất nhiều phụ nữ trung niên lão niên có tính cách không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng là tướng bạc mệnh, khắc chồng. Thực ra, tướng mạo không phải cố định từ khi sinh ra, mà nó là kết quả của quá trình tu tâm và hành động lâu dài. Cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.
Một con người cam tâm chịu thiệt về mọi mặt, lại nhận được càng nhiều vì tâm họ trong sáng thuần khiết. Con người có thể chịu thiệt thòi một chút cũng không sao, nhân duyên tốt và cơ hội tốt sẽ đến nhiều hơn mình mong muốn.
Xinh dep la phuc bao, tich duc de co tuong mao dep...
Ảnh minh họa. 
Người thích chiếm phần hơn thường chẳng được gì cả, vì họ phải bỏ ra con tôm để bắt con tép.Người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp thường chỉ phô trương chủ nghĩa cá nhân, chẳng khác nào loài ốc sên chuyển thế.Mỗi người phải biết nỗ lực vun bồi duyên phước của mình. Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, biết khoan dung độ lượng với những người làm mình tổn thương, để mở rộng lòng rộng lớn.
Nội tâm trong sáng có thể bao dung người khác gọi là lòng từ vô hạn. Luôn vui vẻ hòa hợp với mọi người là một năng lực rèn luyện và biện pháp tốt nhất để hóa giải phiền muộn khổ đau là hãy quên đi. Không tranh giành là lòng từ bi rộng lớn, thấy biết thật giả phân minh là trí tuệ, biết đủ chính là buông xả.
Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc nhiều liền không còn thuận nữa.
Xin hãy tin rằng, tướng mạo là có thể từng bước thay đổi đấy! Nhất là một khuôn mặt xinh đẹp sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn, khiến người gặp bất tri bất giác sinh lòng mến mộ. Nhiều khi, xinh đẹp hay không, chính là từ tâm mà nhìn, “Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi” chính là đạo lý này, tức là nhìn người mình yêu càng nhìn càng thấy đẹp.
Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm đẹp!
Tự quý vị tu, quý vị sẽ đẹp. Nhưng cái đẹp của tâm là quan trọng nhất. Tâm đẹp là tâm tu. Tâm tu là tâm gì?.
Ví dụ, ngồi thiền, niệm phật là đang làm đẹp nội tâm của mình. Cái đẹp này lâu bền hơn tất cả những cái đẹp khác. Còn cái đẹp dung sắc thì bữa nay nó đẹp, tháng sau, tuần sau, nếu ta không nuôi dưỡng thì dung sắc phai tàn rất mau. Trải qua một cơn bệnh là dung sắc héo tàn. Dung sắc đẹp mà tâm xấu thì cũng không ai muốn gần gũi. Ví dụ dung sắc đẹp nhưng chung sống với người xấu, cho nên mắt nhìn cái xấu, tai nghe điều xấu, miệng nói lời xấu, tâm nghĩ việc xấu. Lúc đó, tâm ta bị ô nhiễm thì hậu quả là dung sắc phai tàn, tâm xấu ác thì người xa lánh.
Vậy mới biết cái tâm này điều động cái sắc. Tâm thiện thì sắc phát triển, nảy nở, tốt đẹp. Có người đi tu khóa phật thất về thấy đẹp lên, mặt phúc hậu hơn. Đó là do đẹp đạo hạnh, đẹp tư cách, đẹp thân tướng . Vì ta tu nhiều khóa Phật thất như vậy nên ta thấy biết cuộc đời chẳng có gì thật có để tranh đấu, giành giật nhau, hơn thua nhau, lời qua tiếng lại cũng chẳng đi đến đâu, chẳng để làm gì. Nếu ta ý thức được nhân quả, ta sống theo cách ‘’có mắt như mù, có tai như điếc đành câm lặng, chỉ giữ trong đấu một chữ tu’’ (hay chữ ngu cũng được ) thì ta sẽ dừng lại cái tâm tham sân si trong ta.
Cho nên, con người luôn luôn chịu sự chi phối của nghiệp, của tâm. Tâm tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến sắc pháp. Qúy vị tu khóa phật thất này về sau chuyển hóa nội tâm, thay đổi hình tướng . Tâm ổn định, an lạc, sắc pháp tốt đẹp lên. Hằng ngày sắc pháp bị xấu là do ta bị phiền não, bị tâm bất thiện thiêu đốt. Tâm bất thiện là tâm tham sân si, ghen tức, ích kỷ, độc ác, hẹp hòi…
Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Tám, nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.
Chín, kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy ngộ ngay bây giờ!
Mời quý độc giả xem video về thiền sư Thích Nhất Hạnh (nguồn BBC):

Phúc đức mất hết, báo ứng 3 đời con cháu nếu phạm những tội này

Người làm việc ác thường có suy nghĩ, mình làm mình chịu, có can hệ gì đến ai. Nhưng thực ra, gây nghiệp ác có thể gây họa cho con cháu.

Phúc đức mất hết, báo ứng 3 đời con cháu nếu phạm những tội này
Trong kinh Xuất Diệu Đức Phật dạy: “Mình tạo tội thì tự mình chịu ai ương, không ai có thể thay thế mình được”. Câu này Đức Thế Tôn muốn nói với chúng ta, “tự làm tự chịu” là câu nói sắt thép về nhân quả, không có chuyện mình làm ác mà con cháu phải chịu ác báo thay.

Đức Phật dạy những chân lý giúp bạn đi qua mọi giông bão cuộc đời

Cuộc đời này vốn nhiều biến động, ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thất bại. Những điều Phật dạy dưới đây sẽ giúp bạn đi qua giông bão cuộc đời.

Đức Phật dạy những chân lý giúp bạn đi qua mọi giông bão cuộc đời
Cuộc sống này người trẻ có những cái khổ của người trẻ, người già có những cái khổ của người già, người giàu có những cái khổ của người giàu và người nghèo có những cái khổ của người nghèo. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có những cái không được hài lòng như ý.

Mắc phải điều này, nghiệp tràn nghiệp, cuộc đời chìm trong bể khổ

Theo quan điểm của nhà Phật, tà kiến chính là những cái hiểu sai, khiến con người chìm đắm trong đau khổ.

Mắc phải điều này, nghiệp tràn nghiệp, cuộc đời chìm trong bể khổ
Quan niệm của đạo Phật, tà kiến là sự hiểu biết sai lầm hay nhận thức điên đảo về sự thật cuộc đời, nghĩa là bản chất cuộc đời là khổ mà cho là lạc, vô thường thì nghĩ là thường hằng, vô ngã lại xem là hữu ngã. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ của mọi đau khổ và sai lầm.

Đọc nhiều nhất

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

Chữ Vạn trên tượng Phật ẩn chứa bí mật linh thiêng nào?

(Kiến Thức) - Trên ngực các pho tượng Phật, người ta thường nhìn thấy biểu tượng hình chữ Vạn hay còn gọi Swastika. Theo các chuyên gia, chữ Vạn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật. Một số tài liệu khác cho rằng, hình chữ Vạn tượng trưng cho sự giác ngộ vẹn toàn của Phật...

Tin mới

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

ZenZ thiền - Sống khỏe sống vui!

"ZenZ - Thiền cho giới trẻ" do nhóm sinh viên Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Dưỡng sinh Thiền Việt tổ chức là một dự án phi lợi nhuận nhằm lan tỏa sâu rộng hơn những lợi ích của thiền định tới sinh viên và giới trẻ.
4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

4 dấu hiệu cho thấy gia đình đang có phúc lớn

Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những sai lầm. Nếu đã là quá khứ thì đừng lôi ra để nói, có thế thì càng mâu thuẫn mà thôi. Nếu có mâu thuẫn thì nên giải quyết ngay, nói rõ luôn chứ đừng âm ỉ cháy mãi trong lòng.
Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Nét đặc biệt của Di tích Quốc gia chùa Tây Phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 190/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích Quốc gia Đặc biệt chùa Tây Phương. Cùng điểm qua giá trị “đặc biệt” của ngôi chùa này.