Xét xử vụ Navibank: Các bị cáo đồng loạt kêu oan

Ngày 1/3, phiên tòa xét xử 10 bị cáo nguyên là lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng Navibank (nay là Ngân hàng Quốc Dân - NCB) phạm tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” tiếp tục với phần xét hỏi.

Xét xử vụ Navibank: Các bị cáo đồng loạt kêu oan
Tại phiên tòa, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Navibank Lê Quang Trí không thừa nhận hành vi phạm tội và cho rằng quá trình điều hành ngân hàng có thiếu sót nhưng thiếu sót này không phải cố ý, không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Theo bị cáo Trí, Luật các tổ chức tín dụng không có điều khoản nào cấm nhân viên ngân hàng vay tiền chính ngân hàng của mình rồi đem gửi tổ chức tín dụng khác; phương án vay vốn không nhất thiết là phương án riêng, khoản vay được đảm bảo bằng hợp đồng tiền gửi tại VietinBank, lãi vay bằng với lãi suất tiền gửi cộng với lãi suất ngoài nên xét về phương án trả nợ là đảm bảo nên việc cho vay là phù hợp.
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Navibank hầu tòa sáng 28/2. Ảnh: Thành Chung/TTXVN
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Navibank hầu tòa sáng 28/2. Ảnh: Thành Chung/TTXVN 
Tương tự, bị cáo Đoàn Đăng Luật cũng không đồng ý với cáo trạng đã truy tố. Bị cáo Luật khẳng định chỉ làm việc với bị cáo Võ Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè) với tư cách là người của VietinBank Chi nhánh Nhà Bè; không có mối quan hệ, cuộc gọi nào và “không liên quan” với Huỳnh Thị Huyền Như. Các bị cáo khác cũng kêu oan, khẳng định chỉ làm theo chủ trương, bản thân không hưởng lợi cá nhân gì. Riêng bị cáo Nguyễn Ngọc Oanh (nguyên Trưởng phòng Quản lý rủi ro) là không kêu oan và khai rằng thời điểm đó, Navibank có chủ trương gửi tiền Vietinbank lấy lãi cao.
Đại diện Navibank cũng khẳng định, việc Navibank cho các nhân viên vay tiền để gửi sang Vietinbank hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là đúng quy định. Việc mất tiền và gây thiệt hại là do hành vi lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như và sự quản lý lỏng lẻo của Vietinbank. Navibank không đòi các bị cáo trong vụ án này bồi thường nhưng yêu cầu Vietinbank bồi thường 200 tỷ.
Chủ tọa phiên tòa cho biết, Navibank tham gia tố tụng với tư cách nữa là nguyên đơn dân sự và người có quyền và nghĩa vụ liên quan, do đó ngân hàng này được quyền kháng cáo những nội dung liên quan đến quyền lợi của ngân hàng. Việc Navibank đòi Vietinbank bồi thường 200 tỷ là nằm ngoài nội dung vụ án này. Đồng thời, Hội đồng xét xử cũng không có quyền xem xét nội dung này do đã được xử lý tại bản án có hiệu lực pháp luật của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vị chủ tọa cũng khẳng định, các hợp đồng cho nhân viên vay tiền thực chất là một thủ thuật để các bị cáo lấy tiền khỏi ngân hàng đem sang gửi tại ngân hàng khác để hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng. Về vấn đề này, đại diện Navibank cho rằng đây là quan điểm của chủ tọa phiên tòa, Navibank vẫn khẳng định các hợp đồng cho vay này là đúng quy định.
Tham gia phiên tòa với vai trò là người làm chứng, các nhân viên đứng tên hợp đồng vay tiền đều cho biết bản thân không có nhu cầu vay tiền, chỉ thực hiện chủ trương được lãnh đạo phổ biến là tham gia đứng tên vay tiền của ngân hàng gửi sang ngân hàng khác hưởng lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng để “giúp ngân hàng”. Về bản chất, các nhân viên cho biết bản thân chỉ đứng tên hộ NaviBank gửi tiền vào VietinBank.
Nhiều nhân viên khẳng định không biết lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là bao nhiêu, không gặp gỡ nhân viên hay lãnh đạo Vietinbank; chỉ ký các hợp đồng vay tiền do nhân viên tín dụng của Navibank đưa chứ không “nghiên cứu”, không hưởng lợi từ việc này.
10 bị cáo hầu tòa nguyên là cán bộ Navibank gồm: nguyên Tổng Giám đốc Lê Quang Trí; các nguyên Phó tổng Giám đốc Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn; Trần Thanh Bình (nguyên Trưởng phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp), Đinh Thị Đoan Trang (nguyên Trưởng phòng Dịch vụ khách hàng), Phạm Thị Thu Hiền (nguyên Trưởng phòng Pháp chế), Nguyễn Ngọc Oanh (nguyên Trưởng phòng Quản lý rủi ro), Huỳnh Vĩnh Phát (nguyên Trưởng phòng Kế toán) và Đoàn Đăng Luật (nguyên Trưởng phòng Nguồn vốn).
Theo cáo trạng, từ ngày 19/11/2010 đến ngày 27/5/2011, các bị cáo là thành viên Hội đồng tín dụng của Navibank đã ký biên bản đồng ý cấp tín dụng cho 14 nhân viên số tiền 1.543 tỷ đồng, để các nhân viên gửi vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè lấy lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng. Tổng số tiền lãi chênh lệch ngoài hợp đồng được Huyền Như trả là hơn 24 tỷ đồng, trong đó có hơn 15 tỷ đồng chuyển đến tài khoản của Huỳnh Vĩnh Phát, giao bằng tiền mặt hơn 9 tỷ đồng cho Đoàn Đăng Luật. Hành vi của các bị cáo đã bị Huỳnh Thị Huyền Như lợi dụng chiếm đoạt 200 tỷ đồng của Navibank.
Ngày 2/3, tòa tiếp tục phần xét hỏi.

Sáng nay “siêu lừa” Huyền Như hầu tòa cùng cựu lãnh đạo Navibank

(Kiến Thức) - Vừa bị kết án trong phiên tòa trước Tết, sáng nay Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục hầu tòa cùng loạt cựu lãnh đạo Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) trong vụ án “cố ý làm trái” gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. 

Sáng nay “siêu lừa” Huyền Như hầu tòa cùng cựu lãnh đạo Navibank
Sáng nay (28/2), TAND TP HCM sẽ mở phiên tòa xét xử bị can Lê Quang Trí – nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank (nay là Ngân hàng Quốc Dân) cùng 9 đồng phạm trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Đáng chú ý, bị án Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn vừa nhận mức án nặng trong phiên xử trước Tết tiếp tục dược triệu tới tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Lòng tham đã khiến nhiều lãnh đạo Navibank để Huyền Như dắt vào khám?

(Kiến Thức) - Có lẽ lòng tham đã che mờ con mắt tinh tường của những người từng là cán bộ cấp cao ngân hàng Navibank khiến họ dễ dàng bị Huỳnh Thị Huyền Như dẫn dụ, để rồi vướng vòng lao lý cay đắng, chôn vùi tương lai sự nghiệp trong nhà giam.

Lòng tham đã khiến nhiều lãnh đạo Navibank để Huyền Như dắt vào khám?
Sáng 28/2, TAND TP HCM đã đưa vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank) nay là Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB) ra xét xử. Vụ án là “phần mở rộng” liên quan tới đại án “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như.
Đáng chú ý, các bị can được đưa ra xét xử trong vụ án này đều là những người “quyền cao chức trọng”, trong đó có nguyên Tổng Giám đốc Navibank Lê Quang Trí, những người còn lại là Phó Giám đốc, là trưởng các phòng ban. Có thể nói họ đều là những cán bộ cấp cao, có kiến thức uyên thâm trong lĩnh vực ngân hàng, không phải là những người không biết gì để dễ dàng bị dắt mũi.

Xét xử vụ Navibank: “Siêu lừa” Huyền Như liên tục quên, nhờ HĐXX nhắc hộ

(Kiến Thức) - Huỳnh Thị Huyền Như liên tục kêu quên, lâu quá không nhớ và nhờ HĐXX nhắc lại để xác nhận khi được hỏi các tình tiết xoay quanh quá trình huy động số tiền 1.500 tỷ từ Navibank.

Xét xử vụ Navibank: “Siêu lừa” Huyền Như liên tục quên, nhờ HĐXX nhắc hộ
Sáng nay (1/3), TAND TP HCM tiếp tục phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (NaviBank).
Trong ngày làm việc thứ 2, HĐXX tiến hành phần xét hỏi với một loạt các bị cáo nắm giữ nhiều chức vụ tại Navibank và đặc biệt là thẩm vấn bị án Huỳnh Thị Huyền Như – “siêu lừa” từng giữ chức vụ quyền Trưởng phòng giao dịch một ngân hàng có chi nhánh ở TP HCM.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.