Bị cáo Đinh La Thăng. Nguồn ảnh: TTXVN |
Câu trả lời bất ngờ của ông Thăng với luật sư về EPC 33
(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi luật sư trong phiên xử chiều nay, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, chỉ đến khi CQĐT làm việc thì mới biết hợp đồng EPC 33 thiếu căn cứ pháp lý.
Bất ngờ tiết lộ của Hà Văn Thắm về thỏa thuận với ông Thăng
(Kiến Thức) - “Ký thỏa thuận để làm căn cứ báo cáo HĐQT và Thủ tướng. Nếu cậu đồng ý mà tớ báo cáo HĐQT và Thủ tướng xong cậu lại thôi sẽ thành trò đùa, phải ký”, Hà Văn Thắm khai trước tòa về thỏa thuận góp vốn ký với ông Đinh La Thăng.
Ông Thăng: "Chính phủ không cho thoái vốn, mất 800 tỷ không thuộc trách nhiệm PVN"
(Kiến Thức) - "Việc mất vốn là do Chính phủ không cho thoái vốn, Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng", ông Đinh La Thăng tiếp tục biện bạch việc để thất thoát 800 tỷ trong phần tự bào chữa sau đề nghị mức án của VKSND.
Ông Đinh La Thăng cùng các bị cáo tại phiên tòa sáng nay (22/3). |
Ông Đinh La Thăng nói: Thực tế năm 2014, khi OceanBank khó khăn theo báo cáo, PVN cũng như OceanBank đã trích lập dự phòng rủi ro, cái này do thời điểm, năm nay có thể trích lập nhưng sang năm hoàn lại. Việc lỗ cũng không quan hệ biện chứng, nhân quả gì với việc đầu tư. Kết quả kinh doanh phụ thuộc vào hội đồng quản trị của OceanBank. Giống như vi phạm giao thông thì phạt người đi xe máy chứ không thể phạt bố mẹ người đi xe đã mua xe.
Đề cập đến về việc thoái vốn, ông Đinh La Thăng cho hay: PVN đã rất chủ động, từ năm 2012 đã xây dựng lộ trình thoái vốn, được Thủ tướng đồng ý thoái vốn 100% từ năm 2013-2014. Được OceanBank đồng ý, một Công ty Singapore và một Công ty Việt Nam đã mua 5%, PVN đã báo cáo Thủ tướng đồng ý.
"Đầu tiên Thủ tướng đồng ý nhưng sau 13 ngày lại không đồng ý vì Ngân hàng Nhà nước bảo phải chuyển vốn về Ngân hàng Nhà nước. Nếu PVN được thoái vốn thì không thể bị mất, tất cả các bên đều đồng thuận. PVN xin rút, OceanBank xin rút, 2 công ty xin mua, nếu Thủ tướng đồng ý thì không thể có việc mất 800 tỷ đồng", ông Đinh La Thăng nói.
Tiếp đó, ông Thăng cho biết, việc Ngân hàng Nhà nước mua OceanBank với giá 0 đồng, tòa án cũng đã yêu cầu Chính phủ xem xét việc mua 0 đồng. Chính phủ cũng có văn bản chấm dứt mua 0 đồng. Thời điểm đó, Hà Văn Thắm cũng không biết gì việc mua 0 đồng, PVN nắm 20% cũng không biết.
Giả sử mua 0 đồng do kinh doanh thua lỗ thì Ngân hàng Nhà nước phải hoàn tiền bù vào 14 nghìn tỷ, bù 4 nghìn tỷ vào vốn điều lệ. Nhưng quy định là Ngân hàng Nhà nước không được dùng ngân sách để bù lỗ. Như vậy, rõ ràng có vấn đề trong việc mua 0 đồng và chính việc mua này là nguyên nhân quan trọng nhất, việc Chính phủ không cho thoái vốn là nguyên nhân quan trọng tiếp trong việc PVN và các cổ đông bị mất vốn.
“Về bảo toàn phát triển vốn, việc đầu tư này có hiệu quả, thu hồi được cổ tức 244 tỷ đồng. Do tháng 8/2011 bị cáo đã chuyển công tác. Sau 3 năm OceanBank vẫn chia cổ tức vì vậy bị cáo chỉ chịu trách nhiệm đến tháng 8/2011. Bị cáo chuyển đi, mọi quyền hạn, nghĩa vụ bị cáo không còn gì. Vì vậy, việc đầu tư vào OceanBank là có hiệu quả, nếu Thủ tướng cho thoái vốn thì PVN đã thu lại được 800 tỷ đồng và 244 tỷ đồng cổ tức. Bị cáo không chối bỏ trách nhiệm, nếu có vi phạm thì bị cáo hoàn toàn có trách nhiệm trong vai trò người đứng đầu nhưng xem xét lại việc đầu tư vào OceanBank đã hoàn toàn có hiệu quả. Việc mất vốn là do Chính phủ không cho thoái vốn, Ngân hàng Nhà nước mua 0 đồng”, ông Thăng trình bày.
Cuối cùng ông Thăng bày tỏ niềm tin tưởng vào sự công minh của pháp luật và mong Tòa xem xét tội danh vì sự việc xảy ra ở bối cảnh lịch sử lúc đó tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bị động. PVN đang thí điểm mô hình kinh tế, văn bản pháp luật chưa hoàn thiện.
Mong Tòa cân nhắc, xem xét việc đầu tư vào OceanBank không phải chủ trương chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mà là hệ lụy giải quyết Hồng Việt.