Xét xử Trầm Bê: Được “cho” không 171 tỷ, sao Dương Thanh Cường không đồng ý?

(Kiến Thức) - Dương Thanh Cường không đồng ý với yêu cầu của ông Trầm Bê trước đó - xin được trả nợ thay cho Cường 171 tỷ đồng mà công ty của Cường đang nợ Agribank.

Xét xử Trầm Bê: Được “cho” không 171 tỷ, sao Dương Thanh Cường không đồng ý?
Ngày 24/7, HĐXX TPHCM tiếp tục xét hỏi bị cáo Trầm Bê (sinh năm 1959, tại Trà Vinh) và "siêu lừa" Dương Thanh Cường (sinh năm 1966) cùng các đồng phạm.
Tại phiên xét xử, phần lớn các bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội và đề nghị HĐXX xem xét lại trách nhiệm của các bị cáo trong phần liên đới bồi thường số tiền thiệt hại cho ngân hàng. Riêng bị cáo Trầm Viết Trung (Giám đốc trung tâm xét duyệt tín dụng) cho rằng cáo trạng truy tố không đúng, bị cáo không có hành vi phạm tội.
Xet xu Tram Be: Duoc “cho” khong 171 ty, sao Duong Thanh Cuong khong dong y?
 "Siêu lừa" Dương Thanh Cường được áp giải đến phiên tòa
Hồ sơ vụ án thể hiện Trầm Bê, Trầm Viết Trung và các đồng phạm ký duyệt hồ sơ giải ngân cho công ty của Cường vay trước khi công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, trong khi hồ sơ của doanh nghiệp không đủ điều kiện đã vi phạm quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, gây thiệt hại cho Ngân hàng Phương Nam 331 tỷ đồng. Trong đó, Trầm Viết Trung phải chịu trách nhiệm về hợp đồng cho vay lần đầu gây thiệt hại 127 tỷ đồng.
Bị cáo Trung cho rằng hợp đồng vay giữa ngân hàng và công ty của Dương Thanh Cường đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, khoản vay trên đã được tất toán, ngân hàng không bị thiệt hại về khoản vay này.
Hơn nữa, 12 ngày sau khi tham gia hội đồng tín dụng phê duyệt cho công ty của Cương vay 130 tỷ đồng, vì áp lực và bất đồng quan điểm với cấp trên ông đã xin nghỉ việc.
Trong khi đó, Dương Thanh Cường trả lời luật sư về mục đích vay vốn tại ngân hàng Phương Nam. Cường cho rằng vay vốn tại ngân hàng Phương Nam để đầu tư vào bất động sản, không liên quan tới dự án đã được cấp 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Bình Chánh.
Cường khai vào thời điểm mua đất thì không biết đất này nằm trong quy hoạch, tới khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phát hiện khu đất đã mua đang bị quy hoạch.
Bên cạnh đó, bị cáo Cường cho rằng giá trị của 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang thế chấp tại ngân hàng Sacombank (Phương Nam sáp nhập vào Sacombank) có giá trị hơn 1.000 tỷ đồng.
Tiếp đó, HĐXX chuyển sang hỏi bị cáo Dương Thanh Cường. Về cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt của ngân hàng Phương Nam số tiền 185 tỷ đồng thì bị cáo Cường đồng ý còn về số tiền ngân hàng bị thiệt hại là 505 tỷ đồng thì bị cáo Cường không đồng ý. Cường cho rằng năm 2010, đã tất toán với ngân hàng Phương Nam với số tiền là 331 tỷ đồng.
Tại phiên tòa hôm trước, bị cáo Trầm Bê muốn trả thay bị cáo Dương Thanh Cường trả số tiền 171 tỷ đồng mà Cường đang nợ tại ngân hàng Agribank và giao 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Sacombank quản lý.
Thế nhưng, tại phiên xét xử lần này, bị cáo Dương Thanh Cường không đồng ý với mong muốn của bị cáo Trầm Bê. Bị cáo Cường cho rằng giá trị của 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là rất lớn. Nếu cơ quan chức năng cho phép bị cáo cùng cơ quan thi hành án sẽ phát mãi toàn bộ khu đất trên để trả nợ cho Agribank và Sacombank. Nếu trong trường hợp xấu nhất thì bị cáo Cường mới đồng ý cho Trầm Bê trả tiền thay.
Xet xu Tram Be: Duoc “cho” khong 171 ty, sao Duong Thanh Cuong khong dong y?-Hinh-2
Trầm Bê được áp giải đến tòa 
Là bị hại trong vụ án, ngân hàng Sacombank cho biết năm 2015, khi ngân hàng Phương Nam sáp nhập vào Sacombank thì có tiếp nhận khoản nợ của công ty của bị cáo Dương Thanh Cường. Đại diện Sacombank đồng ý với số tiền thiệt hại được Viện Kiểm sát đưa ra trong cáo trạng; đồng thời yêu cầu các bị cáo phải có trách nhiệm liên đới bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại cho ngân hàng.
Hiện nay, Sacombank đang giữ 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xin HĐXX giao 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Sacombank giải quyết hậu quả của vụ án. Ngoài ra, đại diện Sacombank xin HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho những bị cáo nguyên là nhân viên ngân hàng Phương Nam.
Trong khi đó, đại diện ngân hàng Agribank (người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan) không đồng ý giao 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Sacombank. Đại diện Agribank cho rằng, Dương Thanh Cường đang phải trả cho Agriabank số tiền hơn 1.000 tỷ đồng, vì vậy, cần giải tỏa kê biên và giao cho Agribank xử lý.

Liên quan đến hành vi gian dối đối với Agribank, hồi tháng 11/2015, TAND TP HCM đã tuyên phạt Dương Thanh Cường mức án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buộc Cường bồi thường cho ngân hàng này hơn 1.100 tỷ đồng.

Toà cũng hủy lệnh kê biên 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao cho Ngân hàng Phương Nam quản lý. Bởi ngân hàng này là đơn vị quản lý hợp pháp.

Bản án này được tòa phúc thẩm giữ nguyên. Tuy nhiên, TAND Tối cao sau đó kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm về phần dân sự - tức xem xét lại quyết định trả cho Phương Nam 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngày 3/5/2019, TAND TP HCM xử sơ thẩm lần 2, tiếp tục kê biên các tài sản này để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án cho Agribank. Quyền lợi của Ngân hàng Phương Nam sẽ được xem xét khi Trầm Bê và các thuộc cấp bị đưa ra xét xử.

Từ cậu bé họ Dương nghèo khó phải đi "ở đợ" trở thành đại gia Trầm Bê

Nhà nghèo nên học hết lớp 3 tại Trà Vinh, đại gia Trầm Bê được gia đình cho đi "ở đợ" nhà người bà con có xưởng sản xuất chén nhựa ở Vũng Tàu.

Từ cậu bé họ Dương nghèo khó phải đi "ở đợ" trở thành đại gia Trầm Bê
Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Văn Dưỡng, Trưởng ấp Vàm Rai ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (Trà Vinh), cho biết từ ngày đại gia Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT, kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng ngân hàng Sacombank) bị bắt vào đầu tháng 8/2017, người dân quê nghèo này luôn trông chờ ngày ông Bê ra tòa. Lý do họ trông chờ là vì muốn biết tòa án sẽ tuyên người cùng quê bao nhiêu năm tù về tội gì.

Nói lời sau cùng, ông Trầm Bê xin cải tạo không giam giữ

(Kiến Thức) - Được nói lời sau cùng trong phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2, “đại gia” Trầm Bê tiếp tục không thừa nhận tội cố ý làm trái và xin HĐXX cải tạo không giam giữ hoặc nhận mức án thấp nhất.

Nói lời sau cùng, ông Trầm Bê xin cải tạo không giam giữ
Sau gần 1 tháng xét xử, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng VNCB, Sacombank, BIDV… đã đến phần nghị án.
Trước khi nghị án, trong phiên tòa hôm nay, HĐXX cho các bị cáo nói lời sau cùng.

Truy tố ông Trầm Bê với khung hình phạt 12-20 năm tù

Bị cáo buộc cho vay hàng trăm tỷ đồng trái luật, ông Trầm Bê, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam, bị truy tố với khung hình phạt 12-20 năm tù.

Truy tố ông Trầm Bê với khung hình phạt 12-20 năm tù
Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Trầm Bê (61 tuổi), Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Nam) cùng 9 người khác về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng theo Khoản 4 Điều 206 BLHS 2015.
Truy to ong Tram Be voi khung hinh phat 12-20 nam tu
Ông Trầm Bê ra tòa năm 2019 trong đại án Phạm Công Danh.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.