Xét xử 14 cán bộ trong vụ sai phạm đất đai ở Đồng Tâm

(Kiến Thức) -  TAND huyện Mỹ Đức sáng nay đã đưa 14 nguyên lãnh đạo xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức ra xét xử trong vụ việc sai phạm trong công tác quản lý đất đai Đồng Tâm.

Xét xử 14 cán bộ trong vụ sai phạm đất đai ở Đồng Tâm
Đúng 8h sáng 8/8, TAND huyện Mỹ Đức (TP Hà Nội) đã mở phiên sơ thẩm xét xử 14 bị cáo nguyên là cán bộ, lãnh đạo xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức có sai phạm trong công tác quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức.
Từ sáng sớm có rất đông người dân đến chứng kiến phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Bùi Đức Hiệp, Phó Chánh án TAND huyện Mỹ Đức. Phiên tòa có 6 luật sư bào chữa cho các bị cáo. Tuy nhiên, trong số 19 người có liên quan được triệu tập đến tòa thì vắng tới 15 người nhưng Hội đồng xét xử quyết định phiên tòa vẫn xét xử bình thường.
Xet xu 14 can bo trong vu sai pham dat dai o Dong Tam
 Các bị cáo được dẫn giải đến phiên tòa sáng nay (8/8).
14 bị cáo được đưa ra xét xử tại phiên tòa bao gồm: Nguyễn Văn Sơn (59 tuổi), Lê Đình Thuần (61 tuổi), Nguyễn Văn Bột (62 tuổi) – đều là nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm; Nguyễn Văn Đức (52 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐND xã Đồng Tâm); Nguyễn Tiến Triển (63 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm); Nguyễn Xuân Trường (58 tuổi, nguyên cán bộ địa chính xã Đồng Tâm); Bùi Văn Dũng (59 tuổi, nguyên Trưởng ban Tài chính xã Đồng Tâm), Bùi Văn Hồng (59 tuổi, nguyên Xã đội trưởng xã Đồng Tâm), Nguyễn Văn Minh (57 tuổi, nguyên Trưởng công an xã Đồng Tâm); Nguyễn Văn Khang (52 tuổi, nguyên kế toán ngân sách xã Đồng Tâm); Phạm Hữu Sách (52 tuổi, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức); Đinh Văn Dũng (58 tuổi, nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức); Bạch Văn Đông (43 tuổi, nguyên Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức) và Trần Trung Tấn (42 tuổi, nguyên cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai huyện Mỹ Đức).
Các bị cáo được đưa ra xét xử với tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Xet xu 14 can bo trong vu sai pham dat dai o Dong Tam-Hinh-2
 Toàn cảnh bên trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các bị cáo nguyên là cán bộ xã Đồng Tâm và huyện Mỹ Đức (Hà Nội), có sai phạm trong công tác quản lý đất đai ở Đồng Tâm.
Theo cáo trạng truy tố, từ năm 2002 - 2013, do buông lỏng công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai tại địa bàn xã Đồng Tâm, các bị can Nguyễn Văn Bột, Nguyễn Văn Sơn và Lê Đình Thuần đều nguyên Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm; Nguyễn Xuân Trường - nguyên cán bộ địa chính xã cùng Nguyễn Tiến Triển - nguyên bí thư Đảng ủy xã và một số cán bộ nguyên là chủ chốt của xã vì động cơ vụ lợi đã thực hiện việc cấp giao đất trái thẩm quyền, hợp thức đất lấn chiếm cho một số hộ dân trái quy định.
Trong đó, Nguyễn Văn Sơn đã giao đất trái thẩm quyền, sai đối tượng cho 29 hộ dân với tổng diện tích 2.638m2 và thu số tiền vụ lợi hơn 1,5 tỷ đồng.
Đối với bị can Lê Đình Thuần, năm 2008 bị can này đã trực tiếp ký Biên bản hội nghị thống nhất cấp quyền sử dụng đất giãn dân được hợp thức vào ngày 10/12/2002. Trên bản đồ đất thổ cư năm 2003 đứng tên Lê Đình Toản và đến năm 2009 đứng tên vợ là Nguyễn Thị Thúy với diện tích 100m2.
Ngoài ra, bị can này còn lập hồ sơ ký xác nhận hợp thức cho 12 hộ dân đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp thuê thầu, đất lấn chiếm, đất giao trái thẩm quyền, sai đối tượng vào khoảng năm 2002 - 2003 nhưng bị can Thuần vẫn ký xác nhận hồ sơ có nguồn gốc đất sử dụng hợp pháp trước ngày 15/10/1993 với tổng diện tích 1.844m2. rồi đề nghị UBND huyện Mỹ Đức ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái quy định.
Nguyễn Xuân Trường, được xác định đã cùng bị can Bột và Sơn cấp, bán đất và giao đất trái thẩm quyền cho 9 hộ với tổng diện tích hơn 1.652m2 rồi thu số tiền vụ lợi 21 triệu đồng. Bị can Trường còn bị cáo buộc đã cấp giao đất cho 11 hộ không đúng đối tượng với tổng diện tích 1.285m2; giao đất sai đối tượng cho 29 hộ dân với tổng diện tích 2.638m2 thu số tiền vụ lợi hơn 1,5 tỷ đồng; hợp thức đất lấn chiếm cho 2 hộ dân với tổng diện tích 552m2.
Đối với bị can Nguyễn Tiến Triển, bị cáo buộc đã đồng ý với chủ trương của UBND xã về việc chia đất cho 10 cán bộ UBND xã trái quy định với tổng diện tích 1.208m2. Bị can Triển còn bị quy kết đã đồng ý chủ trương và kế hoạch của UBND xã trong việc tổ chức cho các hộ dân đấu thầu đất theo Quyết định 883 ngày 31/12/2003 của UBND huyện Mỹ Đức dẫn đến 29 hộ trúng thầu sai đối tượng và thu số tiền vụ lợi cho xã hơn 1,5 tỷ đồng.
Mỗi cán bộ nói trên mỗi người được hưởng lợi hai suất đất với tổng diện tích từ hơn 260 - 334m2 mà không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Đối với các bị can nguyên cán bộ văn phòng đăng ký đất đai và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mỹ Đức, bị cáo buộc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, thẩm tra nguồn gốc đất dẫn đến việc ký nhận không có cơ sở. Trong đó, các bị cáo Đinh Văn Dũng gây thiệt hại số tiền gần 660 triệu đồng, bị cáo Trần Trung Tấn gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng, bị cáo Bạch Văn Đông gây thiệt hại hơn 584 triệu đồng và Phạm Hữu Sách gây thiệt hại hơn 1,2 tỷ đồng.

Từ vụ Đồng Tâm: CB phải làm cho dân hiểu, tin và nghe dân

“Qua sự việc ở Đồng Tâm đã cảnh báo một vấn đề, nếu không hiểu được dân, nắm bắt được tâm tư của dân sẽ dẫn đến sự thiếu thiện cảm của người dân vào chính quyền địa phương. Do vậy người cán bộ phải nói cho dân hiểu, làm cho dân tin và phải biết lắng nghe dân”, ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Từ vụ Đồng Tâm: CB phải làm cho dân hiểu, tin và nghe dân
Vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP.Hà Nội đã lắng dịu sau cuộc đối thoại công khai giữa Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đại diện người dân, được phát trên loa truyền thanh của xã vào ngày 22.4.
Tu vu Dong Tam: CB phai lam cho dan hieu, tin va nghe dan
 Ông Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (Ảnh: Q.H)

Thành uỷ Hà Nội cảm ơn báo chí trong vụ Đồng Tâm

Trưởng Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong thay mặt Thành uỷ Hà Nội cảm ơn báo chí đưa tin toàn diện, chính xác “điểm nóng” Đồng Tâm những ngày qua.

Thành uỷ Hà Nội cảm ơn báo chí trong vụ Đồng Tâm
Ông Phong nói lời cảm ơn báo chí đã tác nghiệp, đưa tin toàn diện, chính xác góp phần ổn định “điểm nóng” Đồng Tâm những ngày qua tại hội nghị giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành uỷ tổ chức vào chiều nay, 25/4.

Thanh tra Chính phủ phản hồi về tranh luận vụ Đồng Tâm

Tổng Thanh tra Chính phủ đã báo cáo Quốc hội liên quan tranh luận của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng về trách nhiệm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở xã Đồng Tâm.

Thanh tra Chính phủ phản hồi về tranh luận vụ Đồng Tâm
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về 3 vụ khiếu nại, tố cáo mà đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) tranh luận cho rằng liên quan đến trách nhiệm của Tổng Thanh tra. Trước đó, tại hội trường Quốc hội chiều 9/6, ngay sau phần giải trình của Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng giơ biển đăng ký tranh luận. Đại biểu Nhưỡng cho hay tính từ kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV tới nay, ông đã giám sát các hoạt động của Thanh tra Chính phủ và thấy rằng đơn vị này "thiếu quyết liệt, chậm đổi mới, kém hiệu quả". Đại biểu tỉnh Bến Tre dẫn chứng trong chương trình giám sát ông ghi vào bảng hàng ngày hiện có 3 vụ nổi cộm, đáng chú ý là vụ Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).
Thanh tra Chinh phu phan hoi ve tranh luan vu Dong Tam
 Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu giải trình, làm rõ một số ý kiến của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn .
Theo đại biểu Nhưỡng, nguyên nhân sâu xa của vụ việc vì câu chuyện giải quyết khiếu nại tố cáo, tiếp dân không đến nơi đến chốn. Cuối cùng, Chủ tịch UBND Hà Nội đã vào giải quyết và Hà Nội ra quyết định thanh tra toàn bộ đất đai Sân bay Miếu Môn. "Sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng an ninh nhưng tôi chưa thấy Thanh tra Chính phủ có ý kiến về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng lẽ ra Tổng thanh tra phải tham mưu để Chính phủ vào cuộc. Và ở chỗ này đồng chí không cho rằng một trong những nguyên nhân vụ việc ở Đồng Tâm thuộc về hệ thống thanh tra", đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói. Về tranh luận này, báo cáo của Tổng Thanh tra nói rõ: Năm 2016, khi nhận được đơn, Ban Tiếp công dân Trung ương đã tiếp dân, đồng thời có văn bản gửi UBND Hà Nội để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền. Khi công dân có đơn khiếu nại lần 2, Phó tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh có văn bản đề nghị UBND Hà Nội báo cáo tình hình, diễn biến vụ việc. Thanh tra Chính phủ yêu cầu TP Hà Nội có biện pháp xử lý thích hợp để ổn định tình hình, tránh xảy ra điểm nóng. "Giao Cục Địa bàn phối hợp chặt chẽ với UBND Hà Nội trong quá trình xử lý vụ việc”, báo cáo nêu rõ. Đến khi nhận được thông tin công dân xã Đồng Tâm bức xúc, giữ 38 cán bộ thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Chính phủ đã cử Phó cục trưởng cùng cán bộ nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với Hà Nội. Theo đó, đoàn công tác Thanh tra Chính phủ đã cùng Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chúng đối thoại với công dân tại huyện Mỹ Đức ngày 20/4, tại xã Đồng Tâm ngày 22/4. "Sau khi Thanh tra Hà Nội kết thúc thanh tra trực tiếp, Thanh tra Chính phủ tiếp tục cử một Phó cục trưởng cùng cán bộ nghiệp vụ tham gia ý kiến đối với kết quả thanh tra tại các cuộc họp ngày 1/6, ngày 7/6", Thanh tra Chính phủ cho hay. Hiện, Hà Nội đang hoàn chỉnh kết luận thanh tra để báo cáo Thủ tướng. Thanh tra Chính phủ cho biết thêm sẽ tiếp tục phối hợp với UBND Hà Nội để giải quyết những vấn đề liên quan, nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.