Xem xét cấm đường, cho học sinh nghỉ để ứng phó siêu bão Noru

Cơn bão Bão Noru có cường độ rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, dự báo từ ngày 26/9 bão gây gió mạnh, sóng lớn trên vùng biển giữa và bắc Biển Đông.

Xem xét cấm đường, cho học sinh nghỉ để ứng phó siêu bão Noru
Tại cuộc họp ứng phó với bão Noru của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai chiều 25/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, các địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của bão cần lên phương án cụ thể sơ tán người dân ứng với kịch bản từng cấp bão, đảm bảo nhu cầu về lương thực, thực phẩm thiết yếu.
"Nếu bão mạnh đến cấp 13 trên đất liền, tập trung người dân ở trường học chưa chắc đã an toàn. Vì vậy, cấp cơ sở cần rà soát kỹ nơi tránh trú đảm bảo trên địa bàn", ông Hiệp khuyến cáo. Bên cạnh việc cấm biển, ông Hiệp đề nghị địa phương xem xét cấm đường ở những khu vực bão đổ bộ. Vì những khu vực này khi có mưa lớn, đường quốc lộ, đường sắt gần như bị ngập lụt.
Xem xet cam duong, cho hoc sinh nghi de ung pho sieu bao Noru

Phó thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp ứng phó với bão Noru chiều 25/9. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho rằng với cơn bão mạnh như Noru, nên cấm người dân ra đường trong thời gian bão chuẩn bị đổ bộ, để tránh gây thiệt hại về tính mạng người dân khi gió giật sập các biển quảng cáo, mái tôn... "Đồng thời, với những cơn bão mạnh đến cấp 13, kinh nghiệm cho thấy chắc chắn sẽ gây chia cắt đường đi, liên lạc. Do vậy, lực lượng tại chỗ cần chủ động, sẵn sàng trang bị phương tiện, lương thực thực phẩm, thuốc men... tối thiểu đủ dùng trong 7 ngày", Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề xuất.
Trước diễn biến khó lường của Noru, Thứ trưởng Hiệp cho biết Bộ đã tham mưu cho Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo tiền phương, đặt trụ sở tại tâm bão có thể là Đà Nẵng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó thủ tướng Lê Văn Thành. Hiện Bộ đã chia 8 địa phương ở vùng trực tiếp ảnh hưởng của bão thành hai cấp độ. Bốn địa phương ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 (cao nhất cấp 5 - thảm họa) gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Bốn địa phương rủi ro thiên tai cấp 3 gồm Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên và Khánh Hòa.
"Các kịch bản ứng phó hiện đã có. Ưu tiên là con người, sau đó tới tàu thuyền và nuôi trồng thủy sản. Chúng ta cố gắng kêu gọi các tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm trong 24 giờ tới, theo hướng chạy ra phía bắc hoặc nam, tránh chạy vào bờ vì rất nguy hiểm", ông Hiệp nói, cho hay có thể ngay trong ngày mai, các địa phương sẽ bắt đầu cấm tàu thuyền ra khơi và ban hành lệnh cấm biển 24 giờ trước khi có lệnh cảnh báo thiên tai rủi ro.
Thứ trưởng Hiệp cũng lưu ý các địa phương bảo đảm nguyên tắc 4 tại chỗ một cách hiệu quả, thực chất. Sơ tán dân cần có các kịch bản, cần sơ tán tới những nơi gần nhất, an toàn nhất. "Với cấp độ rủi ro như hiện tại, các nhà cấp 4 phải sơ tán dân, bảo đảm chằng chống nhà cửa để giảm tối đa thiệt hại. Địa phương cần chuẩn bị lệnh cấm đường, cho học sinh nghỉ học", ông Hiệp nói.
Kết luận buổi họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành lưu ý, Noru là cơn bão mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây. Do vậy các địa phương không được chủ quan, mất cảnh giác, cần phải di tản dân, kêu gọi tàu thuyền vào nơi an toàn.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các địa phương tạm dừng, hoãn một số các cuộc họp không thực sự cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống bão. Phó Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai làm tờ trình Thủ tướng thành lập Ban chỉ đạo tiền phương. Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cũng thống nhất với đề xuất cấm tàu thuyền ra khơi từ sáng 26/9. Đồng thời các địa phương phải khẩn trương khảo sát các nơi xung yếu, nhà cửa của người dân từ đó tính toán thời điểm, thời gian đưa bà con về nơi tránh trú an toàn khi bão đổ bộ vào đất liền.
>>> Xem thêm video: Quỹ đạo và cường độ bão Conson rất phức tạp, khó lường

Nguồn: VTV 24.

Toàn cảnh Manila chìm trong biển nước vì bão Vamco

(Kiến Thức) - Do ảnh hưởng của bão Vamco, thủ đô Manila (Philippines) và các khu vực xung quanh ngập lụt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.

Toàn cảnh Manila chìm trong biển nước vì bão Vamco
Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco
 Cơ quan Khí tượng, Địa lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) cho biết, bão Vamco là cơn bão thứ 21 đổ bộ vào nước này từ đầu năm đến nay, với sức gió 155 km/h, giật 255km/h. (Nguồn ảnh: Reuters)

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-2
Ngày 13/11, cảnh sát Philippines cho biết, số người chết do bão Vamco đã tăng lên 26 người. Bão cũng làm hư hại hàng chục nghìn ngôi nhà tại quốc gia này. 

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-3
Mưa lớn do ảnh hưởng của bão Vamco đã khiến thủ đô Manila và các khu vực xung quanh "chìm trong biển nước", làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương. 

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-4
Người phụ nữ được lực lượng cứu hộ sơ tán khỏi ngôi nhà bị ngập ở Marikina, Vùng Thủ đô Manila, Philippines, hôm 12/11. 

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-5
Các máy bay, phương tiện giao thông công cộng và tàu thuyền tại Manila đã phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của bão Vamco

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-6
 Được biết, trước khi bão đổ bộ, hàng trăm nghìn người dân ở Philippines đã được yêu cầu sơ tán để đảm bảo an toàn.

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-7
Người dân lội qua con đường ngập lụt đi sơ tán ở Marikina hôm 12/11. 

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-8
 Nước ngập gần tới mái nhà ở Marikina.

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-9
Lực lượng cứu hộ hỗ trợ sơ tán người dân khỏi một ngôi làng bị ngập do bão Vamco ở Marikina. 

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-10
Người đàn ông dắt xe qua con phố ngập lụt ở Vùng Thủ đô Manila. 

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-11
 Biển nước bao vây những ngôi nhà ở San Mateo, tỉnh Rizal.

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-12
 Mưa lũ làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân địa phương.

Toan canh Manila chim trong bien nuoc vi bao Vamco-Hinh-13
 Một người đàn ông ngồi trên mái nhà "vớt" đồ giữa biển nước mênh mông tại San Mateo, tỉnh Rizal, Philippines.

Toàn cảnh Philippines chạy đua cứu hộ sau khi bị bão Vamco tàn phá

Lực lượng tuần duyên và các cơ quan cứu hộ Philippines đang chạy đua để giải cứu hàng nghìn người tại các khu vực bị ngập nặng sau khi bão Vamco đi qua.

Toàn cảnh Philippines chạy đua cứu hộ sau khi bị bão Vamco tàn phá
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha
 Hàng chục thành phố và thị trấn ở vùng Thung lũng Cagayan (vùng II theo phân chia đơn vị hành chính), phía bắc thủ đô Manila, vẫn đang chìm trong biển nước sau bão Vamco. Ảnh: Reuters.
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-2
Lực lượng tuần duyên Philippines đã tổ chức hàng chục đội cứu hộ, đưa nhân lực, phương tiện và xuồng bơm hơi đến thành phố Tuguegarao, thủ phủ tỉnh Cagayan, vào sáng sớm 14/11. Ảnh: Reuters. 
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-3
Họ cũng sẽ huy động thêm nguồn lực từ các tỉnh lân cận, theo chỉ huy tuần duyên George Ursabia. Ảnh: Reuters. 
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-4
Do lượng mưa tích lũy từ trước, cộng với lượng nước từ một con đập và vùng cao đổ về, tỉnh Cagayan bị ngập nặng trên diện rộng, theo cơ quan phòng chống thiên tai. Ảnh: Reuters. 
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-5
 Vùng Thung lũng Cagayan bao gồm 5 tỉnh với 1,2 triệu dân, chủ yếu sống bằng nghề nông. Gần 14.000 người đang sống trong các trung tâm sơ tán sau khi giới chức ước tính lũ lụt có thể ảnh hưởng đến khoảng 343.000 người. Ảnh: Reuters.
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-6
Người dân tại một cơ sở tạm trú ở tỉnh Rizal chờ được phát khẩu trang. Thiên tai xảy ra giữa lúc Philippines vẫn đang chống chọi với đại dịch Covid-19. Ảnh: Reuters. 
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-7
 Do đó, nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai đang chịu sức ép lớn, để tránh làm lây nhiễm virus corona trong điều kiện người tụ tập đông, thiếu vệ sinh. Ảnh: Reuters.
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-8
 Lực lượng cứu hộ làm việc tại thành phố Marikina, thuộc vùng đô thị Manila. Ảnh: AFP.
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-9
 Sau bão, nhiều khu dân cư bị nếu không bị ngập thì cũng ngập trong rác rưới và bùn đất. Ảnh: AFP.
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-10
Một cư dân đi trên con đường đầy bùn tại Marikina hôm 13/11. Ảnh: AFP. 
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-11
 Bão Vamco là cơn bão số 21 đi vào Philippines trong năm nay, làm ít nhất 42 người thiệt mạng. Ảnh: AFP.
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-12
 Lực lượng cứu hộ giải cứu một cụ già tại Marikina. Ảnh: AFP.
Toan canh Philippines chay dua cuu ho sau khi bi bao Vamco tan pha-Hinh-13
 Một người dân lội nước gần đến cổ tại Marikina. Ảnh: AFP.

Sóng cao phủ đầu, người Đà Nẵng vẫn liều mình tắm biển sau bão

Sau khi bão số 13 đi qua, biển Đà Nẵng động dữ dội, sóng rất to. Bất chấp nguy hiểm, nhiều người dân, du khách trong đó có trẻ nhỏ vẫn liều mình tắm biển.

Sóng cao phủ đầu, người Đà Nẵng vẫn liều mình tắm biển sau bão
Song cao phu dau, nguoi Da Nang van lieu minh tam bien sau bao
Sáng ngày 15/10, sau khi bão số 13 đi qua, biển động, khiến sóng biển còn rất to. Tuy nhiên, nhiều người dân, du khách trong đó có cả nhỏ vẫn kéo nhau ra biển để tắm và nô đùa với sóng dữ.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.