Xem sát thủ diệt tăng ít biết của Liên Xô tác chiến

(Kiến Thức) - Sát thủ diệt tăng IT-1 Drakon có khả năng hạ gục xe tăng ở cự ly xa nhất 3.300m vào ban ngày và 600m vào ban đêm.

Mời độc giả xem clip:
Sát thủ diệt tăng IT-1 Drakon được Liên Xô phát triển từ đầu những năm 1960 nhằm tìm kiếm vũ khí chống tăng NATO, Mỹ thời điểm Chiến tranh Lạnh bước vào giai đoạn cao trào.
Hai nguyên mẫu IT-1 bắt đầu được đưa vào thử nghiệm từ tháng 4/1964, ít nhất đã có 94 cuộc bắn thử. Cho tới cuối 1964, người ta đã sản xuất cho hồng quân 94 bệ phóng Drakon.
IT-1 Drakon được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 với bệ phóng tên lửa được gắn trên tháp pháo tăng đã được sửa đổi. 12 quả đạn tên lửa 3M7 Drakon lắp trong hệ thống nạp đạn tự động đặt bên trong tháp pháo, nhưng không có bọc thép. Khi tác chiến, sẽ có một cơ cấu đưa quả đạn 3M7 lên trên bệ.
Xem sat thu diet tang it biet cua Lien Xo tac chien
 IT-1 Drakon lăn bánh.
Đạn tên lửa 3M7 Drakon nặng 54kg, sải cánh 860mm, dài 1,24m, lắp đầu nổ xuyên giáp nặng 5,8kg (xuyên giáp RHA dày 250mm ở góc chạm 60 độ). Tên lửa đạt tầm bắn 300m tới 3.300m trong điều kiện ban ngày nhưng giảm mạnh xuống chỉ còn 400-600m ở đêm tối.
Hệ thống tên lửa chống tăng tự hành IT-1 Drakon khi đó sử dụng hệ dẫn đường vô tuyến với 7 dải băng tần và hai mã.
Nhìn chung, khả năng tác chiến của sát thủ diệt tăng IT-1 Drakon thời này là tạm chấp nhận được. Dẫu vậy, Hồng quân Liên Xô thì rất không hài lòng với nó ở việc tầm tác chiến ngắn nhất quá lớn, khả năng mang số lượng đạn không nhiều, tác chiến đêm tồi.
Chính vì vậy, chỉ có một số lượng nhỏ IT-1 Drakon được sản xuất và phục vụ tới năm 1970 thì loại biên. Các xe này sau đó phần thì vào bản tàng, phần thì được cải tạo thành phương tiện cứu kéo bọc thép.

Infographic: Sát thủ diệt tăng của Việt Nam (3)

(Kiến Thức) - Các loại súng không giật như DKZ-82, SPG-9 cũng là những vũ khí chống tăng hữu hiệu của Việt Nam, đã được chứng minh trên chiến trường. 

Báo Tây quan tâm VN nâng cấp "sát thủ diệt tăng" SPG-9

(Kiến Thức) - Báo chí phương Tây quan tâm tới việc Việt Nam nâng cấp thành công súng chống tăng SPG-9 73mm do Liên Xô sản xuất.

Tạp chí Army Recognition mới đây đăng tải thông tin bước tiến quân sự Việt Nam. Cụ thể, Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam đã phát triển thành công một biến thể hiện đại hóa của súng chống tăng SPG-9 73mm do Liên Xô chế tạo trước đây với nhiều cải tiến đáng kể phù hợp hơn với điều kiện tác chiến ở Việt Nam.
Theo đó biến thể hiện đại hóa này có tên gọi là SPG-9T2, nó được nâng cấp để có thể tác chiến hiệu quả trong địa hình hiểm trở, môi trường có nhiệt độ cao và có thể dễ dàng tích hợp trên các phương tiện cơ giới đang được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng.

Tin mới