Xe tăng “con báo” vất vả chống đỡ T-34 Liên Xô như thế nào?

Xe tăng “con báo” vất vả chống đỡ T-34 Liên Xô như thế nào?

(Kiến Thức) - Dù được coi là loại xe tăng hạng trung tốt nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai, sự ra đời quá muộn cùng số lượng ít ỏi đã khiến Panther không thể "lật kèo" được thế trận như cái cách mà T-34 đã từng làm.

Chính thức phục vụ biên chế của Quân đội Đức quốc xã từ năm 1943 tới năm 1945,  xe tăng con báo - Panther gần như là loại xe tăng duy nhất của Đức quốc xã được Pháp tiếp tục sử dụng tới tận năm 1947 sau khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.
Chính thức phục vụ biên chế của Quân đội Đức quốc xã từ năm 1943 tới năm 1945, xe tăng con báo - Panther gần như là loại xe tăng duy nhất của Đức quốc xã được Pháp tiếp tục sử dụng tới tận năm 1947 sau khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thời gian đầu khi mới ra đời, thiết kế của Panther rất bị các kíp chiến đấu kêu ca vì nó nhiều lỗi vặt, đặc biệt là ở hệ thống động cơ và truyền động. Với kiểu bánh xếp trước sau như Tiger đời đầu, khi bánh phía trong bị hỏng, kíp chiến đấu với Panther sẽ mất rất nhiều thời gian vì phải tháo thêm cả hai bánh bên cạnh để thay thế được bánh bị hỏng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thời gian đầu khi mới ra đời, thiết kế của Panther rất bị các kíp chiến đấu kêu ca vì nó nhiều lỗi vặt, đặc biệt là ở hệ thống động cơ và truyền động. Với kiểu bánh xếp trước sau như Tiger đời đầu, khi bánh phía trong bị hỏng, kíp chiến đấu với Panther sẽ mất rất nhiều thời gian vì phải tháo thêm cả hai bánh bên cạnh để thay thế được bánh bị hỏng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuổi thọ của động cơ cũng là điều khiến những xe tăng Panther đời đầu gần như là "phế vật" khi chỉ có tuổi thọ tối đa từ 500 tới 650 km trước khi phải "bổ máy" để đại tu. Trong những chiến dịch lớn ở xa khu hậu cần, đây là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuổi thọ của động cơ cũng là điều khiến những xe tăng Panther đời đầu gần như là "phế vật" khi chỉ có tuổi thọ tối đa từ 500 tới 650 km trước khi phải "bổ máy" để đại tu. Trong những chiến dịch lớn ở xa khu hậu cần, đây là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên kể từ năm 1944, Panther đã bắt đầu phát huy được hết sức mạnh của mình khi bị cắt bớt đi một vài tính năng để tăng độ ổn định và tăng khả năng chiến đấu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên kể từ năm 1944, Panther đã bắt đầu phát huy được hết sức mạnh của mình khi bị cắt bớt đi một vài tính năng để tăng độ ổn định và tăng khả năng chiến đấu. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cụ thể, sau khi động cơ HL230 P30 do Maybach sản xuất được sử dụng trên Panther bị kêu ca quá nhiều vì sự thiếu ổn định, tốc độ vòng tua máy tối đa đã bị giới hạn lại từ 3000 vòng/phút xuống còn 2500 vòng/phút. Điều này khiến động cơ HL230 không còn bị quá tải và quá nóng như ở phiên bản đầu. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Cụ thể, sau khi động cơ HL230 P30 do Maybach sản xuất được sử dụng trên Panther bị kêu ca quá nhiều vì sự thiếu ổn định, tốc độ vòng tua máy tối đa đã bị giới hạn lại từ 3000 vòng/phút xuống còn 2500 vòng/phút. Điều này khiến động cơ HL230 không còn bị quá tải và quá nóng như ở phiên bản đầu. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Việc giảm số vòng tua tối đa cũng khiến tuổi thọ của Panther tăng lên tới 1.000km. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp các lực lượng xe tăng Panther có thể... rút lui thành công khi bị truy kích mà không lo sự cố máy móc khiến phải bỏ lại xe tăng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Việc giảm số vòng tua tối đa cũng khiến tuổi thọ của Panther tăng lên tới 1.000km. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp các lực lượng xe tăng Panther có thể... rút lui thành công khi bị truy kích mà không lo sự cố máy móc khiến phải bỏ lại xe tăng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy, so với tiêu chuẩn của Mỹ và của Liên Xô, Panther vẫn có thể bị coi là loại xe tăng "kém bền" khi tuổi thọ động cơ của T-34 là 2500 km hoặc 300 giờ hoạt động không cần sửa chữa, trong khi đó con số của M4 Sherman cũng là tối thiểu 1500 giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy, so với tiêu chuẩn của Mỹ và của Liên Xô, Panther vẫn có thể bị coi là loại xe tăng "kém bền" khi tuổi thọ động cơ của T-34 là 2500 km hoặc 300 giờ hoạt động không cần sửa chữa, trong khi đó con số của M4 Sherman cũng là tối thiểu 1500 giờ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nếu bỏ qua việc độ ổn định của xe tăng hạng trung Panther là quá kém thì đây vẫn là xe tăng có thiết kế tốt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đầu tiên là ở hoả lực, Panther sở hữu một khẩu pháo sơ tốc đầu nòng cực cao, lên tới 1120 mét/giây cỡ nòng 7,5 cm, có thể bắn xuyên mọi loại xe tăng hạng nặng cùng thời ở khoảng cách 1000 mét. Nguồn ảnh: Foto.
Nếu bỏ qua việc độ ổn định của xe tăng hạng trung Panther là quá kém thì đây vẫn là xe tăng có thiết kế tốt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đầu tiên là ở hoả lực, Panther sở hữu một khẩu pháo sơ tốc đầu nòng cực cao, lên tới 1120 mét/giây cỡ nòng 7,5 cm, có thể bắn xuyên mọi loại xe tăng hạng nặng cùng thời ở khoảng cách 1000 mét. Nguồn ảnh: Foto.
Khẩu pháo của Panther cũng được trang bị hệ thống kính ngắm vượt trội, cho phép pháo thủ có thể khai hoả tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách hàng cây số - điều không tưởng với những loại xe tăng hạng trung khác của Liên Xô và Mỹ - các loại xe tăng vốn cần tiếp cận thật gần Panther và Tiger thì mới có cơ hội bắn xuyên giáp đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khẩu pháo của Panther cũng được trang bị hệ thống kính ngắm vượt trội, cho phép pháo thủ có thể khai hoả tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách hàng cây số - điều không tưởng với những loại xe tăng hạng trung khác của Liên Xô và Mỹ - các loại xe tăng vốn cần tiếp cận thật gần Panther và Tiger thì mới có cơ hội bắn xuyên giáp đối phương. Nguồn ảnh: Warhistory.
Giáp mặt của Panther cũng được coi là "bất khả xâm phạm" với phần lớn các loại xe tăng hạng trung cùng thời. Giáp mặt của Panther có độ nghiêng 45 độ - tương đương với 197mm thép cán đồng nhất. Điều này khiến cho mọi kíp chiến đấu Mỹ và Liên Xô phải áp dụng cách đánh Tiger để tiêu diệt Panther. Nguồn ảnh: Warhistory.
Giáp mặt của Panther cũng được coi là "bất khả xâm phạm" với phần lớn các loại xe tăng hạng trung cùng thời. Giáp mặt của Panther có độ nghiêng 45 độ - tương đương với 197mm thép cán đồng nhất. Điều này khiến cho mọi kíp chiến đấu Mỹ và Liên Xô phải áp dụng cách đánh Tiger để tiêu diệt Panther. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên, do Panther là loại xe tăng hạng trung có độ cơ động tốt hơn Tiger rất nhiều nên nó có thể dễ dàng xoay sở để đối phó với kiểu chiến thuật "bầy đàn" mà Mỹ và Liên Xô từng áp dụng với Tiger khiến việc tiêu diệt Panther là điều quá khó khăn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tuy nhiên, do Panther là loại xe tăng hạng trung có độ cơ động tốt hơn Tiger rất nhiều nên nó có thể dễ dàng xoay sở để đối phó với kiểu chiến thuật "bầy đàn" mà Mỹ và Liên Xô từng áp dụng với Tiger khiến việc tiêu diệt Panther là điều quá khó khăn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng trong suốt chiến tranh có tới 6.000 chiếc Panther được chế tạo, biến nó thành loại xe tăng phổ biến thứ ba của Đức sau Stug III và Panzer IV. Tới tận khi hết chiến tranh, Pháp vẫn tiếp tục sử dụng Panther và Anh thậm chí còn sản xuất thêm... 9 chiếc Panther nữa trong thời gian từ năm 1945 tới 1946. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tổng cộng trong suốt chiến tranh có tới 6.000 chiếc Panther được chế tạo, biến nó thành loại xe tăng phổ biến thứ ba của Đức sau Stug III và Panzer IV. Tới tận khi hết chiến tranh, Pháp vẫn tiếp tục sử dụng Panther và Anh thậm chí còn sản xuất thêm... 9 chiếc Panther nữa trong thời gian từ năm 1945 tới 1946. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh của thiết giáp Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT