Xe ôtô sản xuất, lắp ráp Việt Nam được gia hạn nộp thuế TTĐB?

Nếu kiến nghị của Bộ Tài chính được Chính phủ thông qua, những mẫu xe ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước sẽ được gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTTĐB) đến hết năm 2021.

 

Trước đó vào ngày 16/4/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 45/2021/NĐ-CP, giao Bộ Tài chính xem xét và nghiên cứu việc tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ôtô sản xuất và lắp ráp trong nước đến hết năm 2021. Theo đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu các cục thuế tại các tỉnh, thành quản lý doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 109/2020/NĐ-CP quy định về thời gian gian hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của lĩnh vực này.

Nhận được chỉ đạo từ cấp trên, cơ quan Thuế báo cáo đã tiếp nhận giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô của 13 doanh nghiệp tại 8 tỉnh/thành phố với tổng số tiền thuế gia hạn là hơn 19.256 tỷ đồng. Đây là số tiền thuế tiêu thục đặc biệt của những chiếc ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn của 8 kỳ tính thuế, từ tháng 3 cho đến tháng 10/2020. Toàn bộ số tiền trên đã được các doanh nghiệp nộp cho ngân sách Nhà nước theo quy định vào ngày 20/10/2020.

Xe oto san xuat, lap rap Viet Nam duoc gia han nop thue TTDB?
 Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt cùng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô nội địa là những biện pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cho các doanh nghiệp trong năm 2020.
Bộ Tài chính đánh giá, việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đã giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước có thêm nguồn lực để xoay vòng vốn đầu tư, duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đảm bảo được công ăn việc làm cho người lao động trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh đó, Nghị định 109/2020/NĐ-CP và Nghị định 70/2020/NĐ-CP về giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đã giúp ngành ôtô nội địa phát triển trong những tháng khó khăn vì dịch bệnh. Cụ thể, thống kê của 13 doanh nghiệp đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh so với năm 2019, trong đó có doanh ngiệp đạt mức tăng trưởng lên tới 230%.
Xét thấy tình trạng dịch bệnh Covid-19 tiếp tục bùng phát tại nước ta từ đầu năm 2021 cho đến nay khiến tổng doanh số của các thành viên thuộc Hiệp hội Các nhà Sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) giảm tới 13% so với năm 2019, lượng ôtô đăng ký mới trên cả nước trong tháng 8/2021 chỉ bằng 40% so với tháng 7 trước đó và khoảng 20% so với những tháng không có dịch, Bộ Tài chính nhận định ngành sản xuất và lắp ráp trong nước cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô nội địa và cho phép Bộ Tài chính xây dựng nghị định theo trình tự thủ tục rút gọn.

Sẽ bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất ở Việt Nam?

(Kiến Thức) - Ba trong số các chính sách đang được lãnh đạo Chính phủ và bộ ngành đề xuất triển khai với ngành ôtô, nếu được thông qua, thời gian tới ngành ôtô Việt sẽ có cơ hội lớn nhất từ trước đến nay.

 
Cụ thể, tại Thông báo số 377/TB-VPCP tại cuộc họp về giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng kết luận ngành công nghiệp ôtô Việt Nam cần có sự đột phá về các chính sách thuế, tín dụng để tháo gỡ các nút thắt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước phát triển.

Xe ôtô điện VinFast sẽ được miễn lệ phí trước bạ?

Kiến nghị của VinGroup về việc miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và phí trước bạ ôtô điện VinFast được đa số các Bộ ngành ủng hộ. Việc này sẽ giúp cho người dùng sở hữu dòng xe thuận lợi hơn rất nhiều.

 
Xe điện là xu hướng thế giới, người Việt đặc biệt quan tâm

Đọc nhiều nhất

Tin mới