Xế hộp Mazda CX5 ngang nhiên đi trên cầu Long Biên gây ùn tắc

(Kiến Thức) - Bất chấp biển cấm, tài xế xe ô tô hiệu Mazda CX5 ngang nhiên đi trên cầu Long Biên gây ùn tắc dài khiến dư luận phẫn nộ.

Xế hộp Mazda CX5 ngang nhiên đi trên cầu Long Biên gây ùn tắc
Mới đây, trên mạng xã hội đăng tải video ghi lại hình ảnh một chiếc xe ô tô đi trên cầu Long Biên gây ùn tắc kéo dài khiến nhiều người bức xúc.
>>> Mời quý vị độc giả xem video: Xe ô tô Mazda CX5 ngang nhiên đi trên cầu Long Biên.

(Nguồn: MXH Giao thông)

Theo nội dung video ghi lại, một chiếc xe ô tô hiệu Mazda CX5 mang BKS 30F-326.23 đang lưu thông một cách tự nhiên trên cầu Long Biên khiến hàng loạt xe máy đi phía sau ùn tắc kéo dài.
Sau khi đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội, hành vi lái ô tô trên cầu Long Biên của tài xế xe ô tô trên đã gây nên một làn sóng phẫn nộ với cư dân mạng, nhiều người tỏ ra bất bình cho rằng đây là sự thiếu ý thức tham gia giao thông, cố tình vi phạm luật giao thông...
Được biết, hai bên đầu cầu Long Biên đã có biển cấm xe ô tô đi lên cầu. Sự việc xe ô tô hiệu Mazda CX5 đi trên cầu Long Biên được ghi lại vào khoảng 22h15 tối 11/5.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, đối với trường hợp đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển (trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định), tùy từng phương tiện mà người vi phạm phải chịu các mức phạt khác nhau.

Cụ thể, ô tô sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng; xe máy từ 400.000 - 600.000 đồng; Máy kéo, xe máy chuyên dùng từ 400.000 - 600.000 đồng; Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện từ 200.000 - 300.000 đồng.

Ngoài mức phạt tiền nêu trên, ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng đi vào đường cấm sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe/chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 1 - 3 tháng.

Đối với xe ô tô đi vào đường cấm theo giờ cũng xử phạt như lỗi đi vào đường cấm, khu vực cấm.

Nghe chuyên gia giao thông bắt “bệnh ùn tắc” của Thủ đô

Theo chuyên gia giao thông, lượng phương tiện cá nhân tăng nhanh chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc và TNGT thường xuyên xảy ra giữa Thủ đô.

Nghe chuyên gia giao thông bắt “bệnh ùn tắc” của Thủ đô
Nếu cuối những năm 80 phương tiện được người dân Thủ đô sử dụng chủ yếu là xe đạp thì sau hơn hai thập kỷ xe máy, ô tô đã lên ngôi. Cho đến nay, phương tiện cá nhân tăng, tốc độ đô thị hóa tăng từ 10- 12%/năm nhưng hạ tầng chỉ tăng 1%.

Hà Nội: Ùn tắc nghiêm trọng các cửa ngõ sau nghỉ lễ

Từ 16h30 ngày 1-1, tuyến đường vành đai 3 trên cao hướng từ quốc lộ 1, cầu Thanh Trì vào trung tâm Hà Nội đã bắt đầu ùn ứ do lượng ôtô từ các tỉnh về Hà Nội tăng mạnh.

Hà Nội: Ùn tắc nghiêm trọng các cửa ngõ sau nghỉ lễ
Trong khi đó, các tuyến đường dưới đất dù mật độ xe đông dần nhưng lưu thông không quá khó khăn do lượng xe cộ của người dân trở về Hà Nội sau kỳ nghỉ tết Dương lịch 3 ngày.

Tại sao cứ cận tết, Hà Nội lại cải tạo, cắt xén nhiều tuyến đường?

Gần đến Tết Nguyên đán 2018, nhiều tuyến phố Hà Nội thi nhau duy tu, cải tạo, trở thành công trường thi công. Hè ở nhiều điểm bị xén bề rộng hàng mét, giờ cao điểm thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc giao thông.

Tại sao cứ cận tết, Hà Nội lại cải tạo, cắt xén nhiều tuyến đường?
Ùn tắc giao thông luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Thủ đô mỗi dịp tết đến. Năm nay, cho dù Hà Nội có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình giao thông cuối năm nhưng không vì thế mà nỗi ám ảnh này dễ dàng bị xua tan khi nhiều tuyến đường thi nhau duy tu, cải tạo.
Ùn tắc giao thông luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Thủ đô mỗi dịp tết đến. Năm nay, cho dù Hà Nội có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình giao thông cuối năm nhưng không vì thế mà nỗi ám ảnh này dễ dàng bị xua tan khi nhiều tuyến đường thi nhau duy tu, cải tạo. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.