'Xây dựng nông thôn mới không được huy động quá sức dân'

“Xây dựng nông thôn mới nhưng không được huy động quá sức dân, mà phải trên tinh thần tự nguyện; đồng thời, phải có cơ chế để huy động nguồn lực”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.

'Xây dựng nông thôn mới không được huy động quá sức dân'
Ngày 17/8, tại Nghệ An, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia, chủ trì Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010-2020.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ không chỉ đạt và vượt mục tiêu đề ra, mà các nội dung xây dựng nông thôn mới ngày càng đi vào chiều sâu, hướng tới sự bền vững.
Đến cuối tháng 7, 2 vùng đã có 2.402 trong số 3.474 xã (69,1%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 48% so với cuối năm 2015, mức tăng trưởng cao nhất trong cả nước.
'Xay dung nong thon moi khong duoc huy dong qua suc dan'
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các tỉnh không huy động quá sức dân khi xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Thành Chung.
Thu nhập ở khu vực nông thôn đồng bằng sông Hồng là 43,3 triệu đồng/người/năm (tăng 2,5 lần), ở Bắc Trung Bộ cũng tăng 2,4 lần so với trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 20% năm 2010 xuống còn 6,03% vào cuối 2018.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ là nơi hội tụ những điểm sáng nhất về xây dựng nông thôn mới của cả nước trong những năm qua, nơi khởi nguồn cho các sáng kiến, kiến nghị để đề xuất Thủ tướng ban hành các cơ chế, chính sách mới.
Phó thủ tướng nhắc lại lịch sử hơn 10 năm trước, khi Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 26 về tam nông với những tư tưởng quan trọng để Chính phủ “thai nghén” ra Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Do đó, ông cho rằng việc tổng kết 10 năm triển khai chương trình ở 2 vùng này có ý nghĩa rất quan trọng để Chính phủ nhân rộng các chính sách, cách làm hay.
Phó thủ tướng đánh giá chương trình nông thôn mới đã tác động tích cực đến cơ cấu sản xuất, lao động khu vực nông thôn, góp phần nâng cao đời sống của người dân về vật chất, tinh thần và đẩy mạnh công tác giảm nghèo.
Tuy nhiên, ông thẳng thắn nhận định việc xây dựng nông thôn mới tại những vùng này vẫn mất cân xứng khi còn có huyện chưa có xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn là thách thức lớn, người dân chưa khai thác hết tiềm năng đất đai để sản xuất, còn tình trạng “bê tông hoá” nông thôn.
Phó thủ tướng đề nghị các tỉnh phải đánh giá lại để phát huy tốt quan điểm lấy người dân làm chủ thể.
“Xây dựng nông thôn mới nhưng không được huy động quá sức dân, mà phải trên tinh thần tự nguyện, hợp lòng dân; đồng thời đề xuất các cơ chế khác để huy động nguồn lực”, Phó thủ tướng lưu ý.
Ông cũng nhắc từng tỉnh, huyện, xã phải tiếp tục phấn đấu để có kết quả xây dựng nông thôn mới cao nhất năm 2020. Nhưng tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn mà phải giữ gìn bản sắc văn hoá vùng miền, gắn xây dựng nông thôn mới quy hoạch phát triển đô thị ở các vùng ven đô thị.
Đặc biệt, chú ý công tác xem xét, thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trên tinh thần không chạy theo thành tích mà phải đi vào thực chất, lấy mức độ hài lòng của người dân làm thước đo.

Mẩu giấy viết tay quyền lực của trưởng thôn ở Hà Tĩnh

Trước khi lên xã xin dấu, chị Võ Thị Lài đến nhà trưởng thôn nộp 2 triệu đồng tiền làm đường bê tông, và nhận mẩu giấy viết tay “đóng đủ tiền ở thôn” từ trưởng thôn.

Mẩu giấy viết tay quyền lực của trưởng thôn ở Hà Tĩnh
Người dân ở 3 xã Phú Lộc, Song Lộc, Kim Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Ngoài chục loại phí quỹ theo quy định, mỗi hộ còn phải “còng lưng” đóng từ 3-4 triệu đồng xây dựng NTM.
Mau giay viet tay quyen luc cua truong thon o Ha Tinh
Chị Trần Thị Tình (Kim Lộc) có chồng bị tật nguyền vẫn phải đóng tiền nông thôn mới 

Ngỡ ngàng đất nghèo Vân Mộng: Đường êm, xe bon, dân khấm khá

Tám năm trước, xã Vân mộng (huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) còn là một xã đặc biệt khó khăn. Thế nhưng hiện tại, vùng đất nghèo 8 năm trước đã thay đổi đến ngỡ ngàng. 

Ngỡ ngàng đất nghèo Vân Mộng: Đường êm, xe bon, dân khấm khá
Nhựa hóa, bê tông hóa đường làng

Ông Nguyễn Văn Thắng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

(Kiến Thức) - Với 100% đại biểu HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIII có mặt bỏ phiếu tán thành, ông Nguyễn Văn Thắng trở thành Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2016-2021.

Ông Nguyễn Văn Thắng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
Ông Nguyễn Văn Thắng được bầu là Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.