Xáo trộn trước thăm dò “thi hay không” của Sở GD-ĐT TP.HCM

Nhiều ý kiến muốn thi ngay đợt 1 vì đã quá áp lực và mệt mỏi, song cũng không ít phụ huynh, thí sinh không sẵn sàng tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT khi dịch Covid-19 ở TP.HCM đang diễn biến phức tạp.

Xáo trộn trước thăm dò “thi hay không” của Sở GD-ĐT TP.HCM

Ngày 28/6, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các trường lấy ý kiến của phụ huynh học sinh lớp 12 về việc có đồng ý cho con dự thi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra ngày 7 và 8/7.

Cho dù ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết việc lấy ý kiến này không phải để quyết định thi hay không, nhưng đã tác động mạnh tới tâm lý của phụ huynh và học sinh.

Xao tron truoc tham do “thi hay khong” cua So GD-DT TP.HCM

Các câu hỏi thăm dò ý kiến của Sở GD-ĐT TP.HCM

Về “phe” thi, em Hoàng Thanh Hằng, học sinh lớp 12 tại Quận 10, TP.HCM cho biết em muốn thi ngay đợt 1 cho xong vì nếu chưa thi lần này thì sẽ phải tiếp tục học ngày học đêm trong khi không biết khi nào mình mới thi sẽ rất mệt mỏi và áp lực.

“Sở cũng đang cố gắng mọi cách để an toàn cho thí sinh, tất cả thí sinh và giáo viên đều được sàng lọc rồi mới cho tham gia thi. Nếu chờ thi đợt 2, liệu có chắc khi đó TP.HCM an toàn hơn không?”.

Tuy nhiên, cũng rất đông phụ huynh cho hay không yên tâm để con tham dự kỳ thi khi dịch Covid-19 ở TP.HCM đang diễn biến rất phức tạp.

Chị Mai Hương (Quận 2) cho biết gia đình chị đã thống nhất không để con đi thi đợt 1.

“Tôi biết là bây giờ tụi nhỏ đang rất mệt mỏi, con mình cũng rất áp lực, mỗi ngày vẫn đang làm hết đề nọ đến đề kia nên ban đầu cũng muốn thi cho xong. Nhưng sau khi cùng ngồi lại phân tích và cân nhắc, chúng tôi quyết định không đánh liều sức khỏe của con và gia đình vào lần thi này. Không đợt 1 thì đợt 2, không năm nay thì năm sau thi, khi nào an toàn tôi mới cho con đi thi”.

“Tại sao không lùi lại để TP.HCM có thêm thời gian để chống dịch thì tỉ lệ rủi ro sẽ thấp hơn là nhất quyết thi vào giai đoạn này? Nếu Sở GD-ĐT TP.HCM nhất quyết tổ chức thi đợt 1 thì Sở cần cam kết hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm nếu có vấn đề gì xảy ra cho thí sinh trong đợt thi này”.

Chị Phạm Ngọc Anh ở Rạch Giá, Kiên Giang là phụ huynh có con là thí sinh tự do, đăng ký dự thi tại TP.HCM cũng vô cùng lo lắng khi biết tin Sở GD-ĐT dự kiến phương án tổ chức thi đợt 1.

“Chỗ tôi ở cũng đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, mọi chuyến xe khách đều không hoạt động. Gia đình tôi cũng không đủ tài chính để thuê cả một chiếc xe để đưa con lên Sài Gòn thi. Chuyện học là cả đời nhưng con tôi thì chỉ có một, nếu như cố đi thi không may bị dính bệnh thì ai sẽ là người chịu trách nghiệm hay chỉ có gia đình tôi?” – chị Ngọc Anh bày tỏ và mong lịch thi được lùi lại.

Xao tron truoc tham do “thi hay khong” cua So GD-DT TP.HCM-Hinh-2

Học sinh TP.HCM trong lễ khai giảng năm học 2020 - 2021. Ảnh: Thanh Tùng

Trong khi đó, trao đổi với VietNamNet, một hiệu trưởng trường THPT tại Quận Bình Thạnh cho biết kết quả thăm dò ý kiến phụ huynh ở trường ông và khoảng 5 trường bạn mà ông đã trao đổi đang nghiêng về phương án số 3 - "Phụ huynh không yên tâm và không đồng ý cho con thi tốt nghiệp THPT năm 2021 khóa ngày 7-8/7/2021".

"Số nghiêng về câu 1 - "Phụ huynh yên tâm và đồng ý cho con thi tốt nghiệp THPT năm 2021 khóa ngày 7-8/7/2021" chỉ chiếm từ 15-20%. Trong khi đó có khoảng 60-70% đánh dấu vào câu hỏi số 3. Tâm lý này của phụ huynh là dễ hiểu. Cứ đặt địa vị mình có con em đi thi trong năm nay thì với tình hình dịch bệnh như thế này, ai cũng sẽ lo lắng thôi. Dù vậy, chúng tôi vẫn đang chuẩn bị hết sức để đảm bảo an toàn nếu như kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn được TP.HCM quyết định tổ chức vào đợt 1" - vị hiệu trưởng này cho biết.

Hiệu trưởng một trường THPT ở Quận 10 thì cho biết tỉ lệ tán thành câu hỏi 3 ở trường của ông là 56%, còn 44% chia cho hai câu hỏi còn lại. 

Vị hiệu trưởng này cũng chia sẻ quuan điểm của bản thân: "Suốt thời gian qua theo dõi diễn biến dịch bệnh ở TP.HCM tôi rất lo lắng vì mỗi ngày qua số ca lây nhiễm tăng, mà chủng virus này rất nguy hiểm. Hiện nay mọi người dân thành phố không được chủ quan, lơ là và hãy bảo vệ mình để cùng lãnh đạo thành phố đẩy lùi dịch bệnh, đó là công tác trọng tâm và là công tác an dân hàng đầu.

Chính vì thế, tôi nghĩ chúng ta nên lùi kì thi tốt nghiệp THPT lại đợt 2 vì có nhiều vấn đề mà khó khăn phức tạp: giải quyết thế nào cho hàng nghìn thí sinh tư thục đang ở quê lên thành phố rồi ăn đâu? Ở đâu? trong khi các chợ đóng cửa, hàng quán giảm, không tụ tập. Nếu thi thì công tác tầm soát cho gần 100.000 thí sinh và cán bộ coi thi không hề đơn giản về thời gian cũng như nguồn kinh phí. Nếu tâm soát sớm ngày thi thì nguy cơ lây bệnh bên ngoài khó kiểm soát, hậu quả khó lường".

Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT cho hay kỳ thi tốt nghiệp THPT ngoài thi để xét tốt nghiệp còn là cơ sở để xét tuyển vào các trường đại học. Với hầu hết các thí sinh, xét tuyển vào đại học là mục tiêu quan trọng, do đó mong muốn được thi lần đầu.

Vì vậy, Sở GD-ĐT phối hợp với Sở Y tế để tổ chức tốt kỳ thi và đảm bảo yêu cầu 5K.

Theo ông Hiếu, kỳ thi đợt 1 sẽ dành cho các thí sinh không thuộc diện F. Vì vậy, Sở GD-ĐT đã đề nghị với Sở Y tế thực hiện xét nghiệm toàn bộ thí sinh để tạo sự yên tâm cho các em và phụ huynh.

Sở cũng đã thông báo đến từng trường học đề nghị học sinh sau khi xét nghiệm xong nên có thời gian nghỉ ngơi, đảm bảo sức khoẻ tốt trước khi đi thi, hạn chế ra đường.

Ngoài ra, thành phố sẽ tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho khoảng 15.000 cán bộ và nhân viên làm công tác coi thi. Riêng các giáo viên coi thi đã được tiêm vắc xin.

Đen Vâu ra MV, dân mạng đoán đề Văn THPT 2020 hợp lý

(Kiến Thức) - Ra mắt MV "Trời hôm nay nhiều mây cực" đúng dịp sĩ tử 2K2 chuẩn bị dự thi tốt nghiệp THPT. Sản phẩm âm nhạc của "Thánh đoán đề" Đen Vâu lại được dân mạng đem ra "mổ xẻ" dự đoán đề Văn năm nay.

Đen Vâu ra MV, dân mạng đoán đề Văn THPT 2020 hợp lý
Den Vau ra MV, dan mang doan de Van THPT 2020 hop ly
 Trước kỳ thi THPT Quốc gia 2020 vài ngày, "thánh đoán đề" Đen Vâu đã bất thình lình ra MV mới mang tên Trời hôm nay nhiều mây cực và nhanh chóng khiến cộng đồng mạng xôn xao. Đặc biệt hơn cả, hình ảnh và câu chữ trong bài hát lại khiến các sĩ tử chuẩn bị tham gia kỳ thi sắp tới bàn tán sôi sục, đồn đoán đề thi rất nhiệt tình.
Den Vau ra MV, dan mang doan de Van THPT 2020 hop ly-Hinh-2
Qua hình ảnh rừng và sự im lặng, dân mạng mạnh dạn đoán đề Văn là "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng.

Ngày thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 và loạt khoảnh khắc xúc động

(Kiến Thức) - Ngày đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 kết thúc tốt đẹp. Rất nhiều hình ảnh, khoảnh khắc đẹp được ghi nhận lại sau ngày thi đầu tiên trên toàn quốc gây chú ý từ cư dân mạng. 

Ngày thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 và loạt khoảnh khắc xúc động
Ngay thi tot nghiep THPT Quoc gia 2020 va loat khoanh khac xuc dong
Trong số những hình ảnh đẹp diễn ra vào ngày thi đầu tiên được chia sẻ trên mạng xã hội, được chú ý nhất có lẽ là khoảnh khắc đôi bạn thân cõng nhau đến một điểm thi tại Thanh Hóa để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Loạt tình huống hi hữu gây chú ý đợt thi THPT Quốc gia 2020

(Kiến Thức) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2020 đã trải qua với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, tại nhiều điểm thi đã xuất hiện không ít tình huống hi hữu khiến cư dân mạng nhìn vào ai cũng vừa cười vừa thương.

Loạt tình huống hi hữu gây chú ý đợt thi THPT Quốc gia 2020
Loat tinh huong hi huu gay chu y dot thi THPT Quoc gia 2020
 Sáng ngày 10/8, nam sinh Lê Hoàng Quốc (học sinh lớp 12D1, trường THPT Số 1 Lào Cai) đã ngủ quên do gia đình có buổi khai trương nhà hàng, , bản thân đặt báo thức nhưng điện thoại hết pin. 

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.