Xác ướp “há miệng, thè lưỡi” tại sa mạc khô hạn nhất thế giới

Atacama chưa từng ghi nhận sự xuất hiện của vẹt nên các nhà nghiên cứu bất ngờ khi phát hiện lông vũ và xác ướp của chúng tại sa mạc khô hạn.

Xác ướp “há miệng, thè lưỡi” tại sa mạc khô hạn nhất thế giới

Theo thông báo được Đại học Pennsylvania đăng tải hôm 29/3, nhiều con vẹt được ướp xác sau khi chết. Một số con há miệng và thè lưỡi, những con khác dang rộng đôi cánh như thể chúng đang bay.

"Thật khó diễn giải, nhưng tập tục này có thể là một phần trong nghi lễ liên quan đến khả năng bắt chước tiếng người của vẹt",đồng tác giả nghiên cứu José M. Capriles, trợ lý giáo sư nhân chủng học ở Đại học Pennsylvania cho hay.

Xác ướp một con vẹt được tìm thấy ở Atacama.

Trong gần ba năm, Capriles và các cộng sự đến thăm các bảo tàng trên khắp miền bắc Chile để nghiên cứu về xác ướp của các con vẹt được tìm thấy trong khu vực.

Thông qua các phân tích, nhóm nghiên cứu phát hiện những con vẹt được đưa đến Atacama từ Amazon cách đó khoảng 480 km vào khoảng năm 1100 - 1450.

Khoảng thời gian này chứng kiến rất nhiều hoạt động thương mại, với số lượng lớn các đoàn lữ hành di chuyển giữa các phần khác nhau của dãy núi Andes.

"Việc đưa những con chim còn sống vượt qua dãy Andes cao hơn 3.048 m là điều đáng kinh ngạc. Chúng được vận chuyển qua những thảo nguyên rộng lớn, thời tiết lạnh giá và địa hình khó khăn để đến Atacama. Và chúng phải còn sống",ông Capriles cho hay.

Sau khi được đưa tới Atacama, lũ vẹt được nuôi làm thú cưng. Chúng thường xuyên được nhổ lông - thứ được gắn trên mũ của tầng lớp thượng lưu để biểu thị sự giàu có và quyền lực.

Những con vẹt được cho ăn các thức ăn mà chủ chúng ăn, nhưng quan hệ của chúng với con người rất phức tạp.

"Một số sống không hạnh phúc. Chúng được nuôi để sản xuất lông và lông của chúng sẽ được nhổ ngay khi chúng lớn lên", ông Capriles cho biết.

Capriles tiết lộ nhóm của ông sẽ tiếp tục nghiên cứu để làm rõ những nghi vấn của họ về lũ vẹt.  

Kinh hoàng xác ướp 2.000 năm tuổi mà như mới chôn cất

(Kiến Thức) - Nằm sâu trong lòng đất 2.000 năm, xác ướp một phụ nữ ở Trung Quốc gây kinh ngạc khi da vẫn mềm, tóc vẫn xanh thậm chí máu vẫn chảy trong tĩnh mạch.

Kinh hoàng xác ướp 2.000 năm tuổi mà như mới chôn cất
Kinh hoang xac uop 2.000 nam tuoi ma nhu moi chon cat
 Xác ướp có tuổi đời 2.000 năm của người phụ nữ tên Xin Zhui thuộc giai đoạn Trung Hoa cổ đại từng gây kinh ngạc lớn với giới khoa học và nghiên cứu lịch sử. Cụ thể, xác này dù đã hàng nghìn năm nhưng lại giống như mới chôn cất, da dẻ mềm mại, tóc đen dày, các khớp tay chân vẫn có khả năng co duỗi bình thường, ...

"Dựng tóc gáy" những biểu cảm lạ trên khuôn mặt các xác ướp cổ

Dù có niên đại hàng ngàn năm nhưng những xác ướp của một trong những nền văn minh cổ xưa nhất vẫn lưu giữ vẻ mặt đầy biểu cảm.

"Dựng tóc gáy" những biểu cảm lạ trên khuôn mặt các xác ướp cổ
Peru là quê hương của nhiều nền văn hóa cổ đại trong số đó có cả Norte Chico - một trong những nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới. Đây là gương mặt của xác ướp đứa bé 8 - 10 tuổi tại thời thịnh vượng của đế chế Wari (cách đây khoảng 1.200 năm).
 Peru là quê hương của nhiều nền văn hóa cổ đại trong số đó có cả Norte Chico - một trong những nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới. Đây là gương mặt của xác ướp đứa bé 8 - 10 tuổi tại thời thịnh vượng của đế chế Wari (cách đây khoảng 1.200 năm).

Bật nắp mộ cổ 2.000 tuổi, sững người xác ướp còn nguyên tai, tóc

Trong cuộc khai quật ở thành phố cổ Pompeii, Italy, các chuyên gia tìm thấy một xác ướp còn nguyên mái tóc trắng. Theo kết quả nghiên cứu ban đầu, thi hài thuộc về một người đàn ông xuất thân từ nô lệ. 

Bật nắp mộ cổ 2.000 tuổi, sững người xác ướp còn nguyên tai, tóc
Bat nap mo co 2.000 tuoi, sung nguoi xac uop con nguyen tai, toc
 Thành phố cổ Pompeii, Italy bị chôn vùi trong tro bụi núi lửa khi núi Vesuvius phun trào vào năm 79 sau Công nguyên. Trong cuộc khai quật mới đây, các chuyên gia phát hiện một xác ướp còn nguyên mái tóc trắng trong ngôi mộ cổ gần 2.000 tuổi. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới