Xa dần giai đoạn thần kỳ “nhanh và rẻ” của xe buýt

Tiêu chí "nhanh và rẻ" của xe buýt Hà Nội gần như không còn tác dụng trong thời điểm hiện tại.

Xa dần giai đoạn thần kỳ “nhanh và rẻ” của xe buýt
Mới đây, UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông vận tải và Tổng công ty Vận tải đã phối hợp tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng và phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt ở Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020.
Nhiều chuyên gia đã phân tích, mổ xẻ những hạn chế trong việc phát triển xe buýt. Trong đó, những người làm giao thông chủ yếu chỉ vào vấn đề hạ tầng cơ sở phục vụ xe buýt.
Đáng chú ý, khi nói Về giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt tại Hà Nội, TS. Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng ủy ban ATGT quốc gia đưa ra ý kiến: “Nếu không thể tăng số lượng xe thì còn cách là đưa xe 2 tầng vào hoạt động”.
Xa dan giai doan than ky
TS. Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng ủy ban ATGT quốc gia. Ảnh: Khánh An. 
Vấn đề sử dụng xe buýt 2 tầng đã được người dân quan tâm từ rất lâu. Chính vì vậy, khi TS. Trần Hữu Minh đưa ra thông tin này đã nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều.
- Thưa ông, nhiều người cho rằng việc áp dụng xe buýt 2 tầng ở các thành phố lớn không phải là một ý tưởng mới?
- Đúng vậy. Giải pháp này không có gì mới. Trên thế giới, người ta đã làm từ hàng chục năm nay. Đến nay có rất nhiều nước trên thế giới đã dùng xe buýt 2 tầng để vận chuyển hành khách công cộng thường xuyên như Anh, Đức, Pháp, Mỹ, Canada…
Tại châu Á, các quốc gia như Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản... đều đã sử dụng xe buýt 2 tầng cho các tuyến có nhu cầu đi lại lớn.
- Tại sao đến bây giờ, ông vẫn đề xuất ý tưởng sử dụng xe buýt 2 tầng ở Hà Nội?
- Sau giai đoạn phát triển “thần kỳ” của xe buýt Hà Nội (đầu những năm 2000) với tiêu chí “nhanh hơn xe đạp, rẻ hơn xe máy”, hiện nay, sản lượng xe buýt Hà Nội đang có xu hướng giảm.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên. Tôi cho rằng, xe buýt hiện nay không nhanh được hơn xe đạp. Do phương tiện cá nhân phát triển quá nhanh, xe buýt không được ưu tiên phải vật lộn trong dòng phương tiện cá nhân.
Thêm nữa, giới trẻ hiện nay sử dụng xe đạp điện với tốc độ nhanh hơn xe đạp truyền thống và tiện lợi hơn xe buýt.
Giá vé xe buýt rẻ hơn chi phí đi xe máy. Tuy nhiên, thời gian đi lại bằng xe buýt quá dài khiến phương tiện này trở lên đắt hơn xe máy (về mặt kinh tế) đối với rất nhiều người dân đang làm việc.
Bởi vậy trong bối cảnh ngày càng nhiều nhiều hành khách “bỏ rơi” xe buýt, không thu hút được thêm hành khách mới, việc sụt giảm sản lượng buýt tại Hà Nội (và kể cả TP HCM) là điều dễ hiểu.
Có thể thấy những khẩu hiệu và tiêu chí ngày nào làm nên sự phát triển đột phá “thần kỳ” của xe buýt Hà Nội đã gần như không còn tác dụng. Chính vì vậy, tôi cho rằng, giải pháp xe buýt 2 tầng sẽ xử lý được vấn đề quá tải và chất lượng dịch vụ trên xe là hợp lý ở thời điểm này.
Thực tế cho thấy có nhiều tuyến xe buýt Hà Nội đã vượt xa công suất thiết kế. Có những tuyến hệ số sử dụng ghế xe lên tới 140-200% vào giờ cao điểm.
Nếu đứng ngoài quan sát, chúng ta có thể thấy kinh ngạc vì xe buýt hiệu quả, có thể chở được nhiều người. Nhưng với những người phải đứng trên xe buýt trong một điều kiện chật chội như vậy thì quả thật quá kinh hoàng.
Tôi và nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải xem lại giới hạn công suất để bảo đảm tiện nghi cho hành khách trên xe buýt.
- Theo đề án của ông, nếu áp dụng, xe buýt 2 tầng nên chạy theo tuyến nào ở Hà Nội? Hà Nội sẽ cần bao nhiêu xe buýt 2 tầng?
- Không phải tuyến nào cũng cần xe buýt 2 tầng. Nguyên tắc chung là sử dụng phương tiện này tại những tuyến xe buýt có lưu lượng hành khách lớn hoặc đang quá tải về công suất nhưng không thể tăng thêm số lượng xe buýt.
Tôi cho rằng, việc sử dụng xe buýt 2 tầng chạy trên tuyến nào, cần bao nhiêu xe thì cần có khảo sát chi tiết về nhu cầu, hạ tầng, thực trạng giao thông...
Theo đánh giá sơ bộ tại Hà Nội, các tuyến trục chính như Nguyễn Trãi, Cầu Giấy Xuân Thủy, Giải Phóng, Ngọc Khánh, Nguyễn Thái Học, vành đai III... đều có thể sử dụng xe buýt 2 tầng.
Cần lưu ý là việc sử dụng xe buýt 2 tầng rất linh hoạt. Vào giờ thấp điểm có thể dùng xe buýt 1 tầng, trong khi vào giờ cao điểm cùng tuyến đó có thể dùng xe buýt 2 tầng.
Xa dan giai doan than ky
Theo tiến sĩ Trần Hữu Minh nếu xe buýt 2 tầng được đưa vào sử dụng ở Hà Nội sẽ rất nhiều vấn đề phải tính toán lại. Ảnh minh họa: EJ. 
- Việc áp dụng xe buýt 2 tầng liệu có giảm được tình trạng tắc đường ở Hà Nội không, thưa ông?
- Theo logic mà phần lớn các chuyên gia đều đồng ý, khi có thêm công suất xe buýt sẽ tăng khả năng chuyên chở và giảm số lượng phương tiện cơ giới cá nhân. Qua đó tôi cho rằng, chắc chắn sẽ giúp giảm ách tắc giao thông. Đây là điều mà phần lớn chúng ta đều dễ dàng nhìn thấy.
Để phát huy tối đa tác dụng của xe buýt 2 tầng trong giảm ùn tắc, cần phải có thêm nhiều các giải pháp hỗ trợ.
Cụ thể, phải có không gian ưu tiên cho xe buýt tại các nút để xe thoát qua nút nhanh hơn, kiên quyết lập lại trật tự vỉa hè để có không gian cho người đi bộ tiếp cận xe buýt, wifi miễn phí trên xe buýt...
- Ông có thể tính toán nếu áp dụng xe buýt 2 tầng ở Hà Nội sẽ giảm được bao nhiêu % tắc đường?
- Muốn biết xe buýt 2 tầng giảm ách tắc bao nhiêu % thì phải qua tính toán cụ thể bằng những mô hình mô phỏng giao thông đã được hiệu chỉnh và kiểm định trong điều kiện thực tế cụ thể.
Những công cụ mô phỏng giao thông hiện đại như CUBE, VISUM, VISSIM, SATURN... Một số cơ sở nghiên cứu về giao thông vận tải Việt Nam đã có công cụ này. Nếu có yêu cầu, tôi tin chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá cụ thể tác dụng giảm ùn tắc của xe buýt 2 tầng.
- Nhiều chuyên gia lo lắng, cơ sở hạ tầng của Hà Nội hiện nay chưa phù hợp với xe buýt 2 tầng?
- Theo các quy định hiện nay, xe buýt 2 tầng có thể đưa vào vận hành mà không gặp khó khăn gì lớn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một số tuyến đường có thể chạy được ngay nhưng có một số địa điểm không phù hợp như có cầu vượt, đường dây điện… Nhưng hoàn toàn có thể có giải pháp kỹ thuật khắc phục để cho hạ tầng trở nên phù hợp cho xe buýt 2 tầng.
Các thành phố lớn trên cả nước như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và các thành phố khác đều có thể áp dụng loại xe buýt này.
Mời quý độc giả xem video về tai nạn giao thông (nguồn Youtube):

Ngọc Trinh khoe người yêu mới sau chia tay đại gia

Sau khi chia tay bạn trai đại gia, Ngọc Trinh khoe người yêu mới trên trang cá nhân.

Ngọc Trinh khoe người yêu mới sau chia tay đại gia
Ngoc Trinh khoe nguoi yeu moi sau chia tay dai gia
Ngọc Trinh gây tò mò khi đăng hình ảnh nắm tay với lời bình: "Và rồi trái tim nó cũng đã vui trở lại". 
Cách đây ít giờ, trên trang cá nhân Facebook, Ngọc Trinh chia sẻ hình ảnh một cái nắm tay ấm áp với lời bình: "Và rồi trái tim nó cũng đã vui trở lại". Hình ảnh này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người đặt ra nghi vấn "Nữ hoàng nội y" đã có bạn trai mới.

Ngọc Trinh mua SIM khủng để bán đấu giá làm từ thiện

Ngọc Trinh cho biết cô tự bỏ tiền mua SIM số đẹp để bán đấu giá làm từ thiện nhưng đã xin phép, nhờ bạn trai Hoàng Kiều tư vấn.

Ngọc Trinh mua SIM khủng để bán đấu giá làm từ thiện
Ngoc Trinh mua SIM khung de ban dau gia lam tu thien
 Sau khi trở về từ Mỹ, chiều 2/1, Ngọc Trinh có buổi gặp gỡ thân thiết cùng một số người mẫu trẻ và doanh nhân tại một khách sạn ở TP.HCM. Người đẹp 9X cười rạng rỡ khi bước xuống từ xe riêng.

Hoàng Kiều cười tít mắt khi hội ngộ Ngọc Trinh ở Thượng Hải

(Kiến Thức) - Khi Ngọc Trinh tới Thượng Hải, tỷ phú Hoàng Kiều đích thân ra sân bay đón và mang theo bó hoa hồng làm quà tặng bạn gái kém 45 tuổi.

Hoàng Kiều cười tít mắt khi hội ngộ Ngọc Trinh ở Thượng Hải
Sáng hôm qua (ngày 9/1), Ngọc Trinh đã đáp chuyến bay đến Thượng Hải để gặp bạn trai - tỷ phú Hoàng Kiều đang có chuyến công tác tại đây. Cùng đi với Ngọc Trinh là con dâu ông Hoàng Kiều - cựu người mẫu Lan Phương và ông bầu Vũ Khắc Tiệp.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.