X-47B vô hiệu hóa sự nguy hiểm của DF-21D Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Với sự có mặt của máy bay không người lái X-47B và tiêm kích F-35C, Hải quân Mỹ sẽ có thể vô hiệu hóa "sát thủ tàu sân bay" DF-21D.

Tạp chí quốc phòng toàn cầu của Đài Loan vừa có bài phân tích đối với việc gần đây Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm máy bay không người lái X-47B trên tàu sân bay. Theo đó, tạp chí này cho rằng, sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D Trung Quốc sẽ làm cho hoạt động của tàu sân bay Mỹ bị hạn chế.
Báo cáo cho biết, DF-21D là tên lửa đạn đạo chống tàu do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo, tầm phóng có thể đạt 1.800 km. Ngày 14/4/2009 tại Hội thảo An ninh hải sự châu Á - Thái Bình Dương, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Đông Á ông McDevitt chỉ ra tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc sẽ là cải cách chiến thuật quan trọng. Điều này không chỉ làm suy giảm cục diện chiến lược của Mỹ tại châu Á, mà cũng sẽ cho phép Trung Quốc ngăn chặn khả năng “cứu viện” của Quân đội Mỹ bảo vệ các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc.
DF-21D đe dọa nghiêm trọng tới hạm đội tàu sân bay Mỹ.
 DF-21D đe dọa nghiêm trọng tới hạm đội tàu sân bay Mỹ.
DF-21D có thể làm cho tàu sân bay của Mỹ bị giới hạn tuyệt đối với bên ngoài, điều này làm cho Quân đội Mỹ rất lo ngại. Cho nên sự ra đời của X-47B sẽ giúp sức mạnh chiến đấu của tàu sân bay Mỹ được khôi phục lại, đồng thời cũng sẽ cải thiện phương thức tác chiến của tàu sân bay Mỹ.
Dựa trên việc xem xét mặt chiến lược và chiến thuật, Quân đội Mỹ quyết định sẽ sớm triển khai máy bay không người lái chiến đấu X-47B cho tàu sân bay vào năm 2018, trở thành lực lượng tiên phong của Hải quân Mỹ trong tương lai.
Trong tương lai, tàu sân bay Mỹ tại Tây Thái Bình Dương sẽ phải đối mặt với mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo DF-21D, do bán kính tác chiến của máy bay F/A-18 đang phục vụ trong Quân đội Mỹ và máy bay F-35C sắp phục vụ có tầm hoạt động chưa quá 1.000 km, khó có thể đối phó được với tầm phóng của tên lửa DF-21D của Trung Quốc. Với bán kính tác chiến tối đa của máy bay không người lái X-47B có thể đạt 2.000 km, trong tương lai tàu sân bay của Hải quân Mỹ chủ yếu sẽ triển khai 2 loại máy bay F-35C và X-47B.
F-35C là máy bay chiến đấu có người lái thiết kế tàng hình, nhiệm vụ chiến đấu đa năng. Vì vậy, Hải quân Mỹ có thể sẽ sử dụng sự phối hợp của X-47B và F-35C. Đó là, tên lửa không đối không trang bị trên máy bay F-35C thực hiện nhiệm vụ kiểm soát khống chế trên không và X-47B thực hiện nhiệm vụ chuyên dụng “máy bay chiến đấu thả bom” và trinh sát tàng hình.
Như vậy, đội quân chiến đấu tàu sân bay Mỹ có thể ở ngoài tầm phóng tối đa của DF-21D, sử dụng máy bay X-47B phát động cuộc tấn công vào mục tiêu có thể làm cho tàu sân bay tránh được mối đe dọa của tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc. Đồng thời X-47B cũng sẽ giúp mở rộng bán kính tác chiến của tàu sân bay Mỹ.
X-47B sẽ tăng bán kính tác chiến của tàu sân bay Mỹ, nằm ngoài phạm vi hỏa lực của DF-21D.
X-47B sẽ tăng bán kính tác chiến của tàu sân bay Mỹ, nằm ngoài phạm vi hỏa lực của DF-21D.
Máy bay X-47B không trang bị khả năng thực hiện tác chiến trên không, mà chỉ có thực hiện tác chiến tấn công đối với mục tiêu mặt đất. Tuy nhiên nhờ có bán kinh tác chiến tuyệt vời và khả năng tàng hình cao mà X-47B có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong mọi thời tiết, có thể vượt qua hệ thống phòng không của đối phương, thâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương để tiến hành tấn công đối với các mục tiêu chiến thuật và chiến lược được phòng vệ nghiêm ngặt.
Báo cáo cho rằng, trong tương lai X-47B có thể cải thiện phương thức tác chiến của tàu sân bay Mỹ. Khi đó trong cuộc trên trên không và trên biển, X-47B sẽ hành động như “đội quân cảm tử”, sẽ tiên phong tấn công các mục tiêu quan trọng như trạm phòng không, radar, sân bay của đối phương.
Còn phi đội máy bay có người lái F-35 đảm nhận đánh chặn đối với máy bay chiến đấu yểm trợ trên không ngoài khu vực chiến đấu. Một khi xác nhận và nắm quyền kiểm soát trên không, máy bay chiến đấu có người lái có thể thực hiện tấn công đối với mục tiêu có giá trị. Do tính cơ động mạnh và khả năng tảng hình tốt của máy bay X-47B, thường có thể phát động “đánh chớp nhoáng” làm cho đối phương bất ngờ.
Máy bay X-47B có chi phí thấp hơn nhiều so với máy bay chiến đấu F-35C. Hiện nay Hải quân và Lính thủy Đánh bộ Mỹ có kế hoạch mua 680 chiếc F-35B và F-35C với giá trung bình là hơn 100 triệu USD/chiếc. Trong khi giá mua một chiếc X-47B có thể không đến một nửa F-35C, nhưng vẫn có thể cung cấp hầu hết các khả năng chiến đấu liên quan.
Với sự có mặt của X-47B (hoặc thiết kế hoàn thiện dùng công nghệ X-47B) trong tương lai, sức mạnh Hải quân Mỹ trên biển sẽ được đảm bảo.
Với sự có mặt của X-47B (hoặc thiết kế hoàn thiện dùng công nghệ X-47B) trong tương lai, sức mạnh Hải quân Mỹ trên biển sẽ được đảm bảo.
Tuy nhiên có lẽ do tính cách mạng của nó, mà X-47B cũng phải đối mặt với không ít những rào cản về kỹ thuật. Đầu tiên là hệ thống kiểm soát động trên tàu, sau khi hạ cánh làm thế nào nhanh chóng trả đường băng trong vòng 45 giây, để máy bay khác hoạt động. Hai là hệ thống tránh chủ động, cụ thể là khi hạ cánh hay cất cánh làm thế nào để tranh xảy ra va chạm với các máy bay chiến đấu khác trên không, cũng như  thực hiện việc lắp ghép tự động khi tiếp nhiên liệu trên không.
Nhưng những trở ngại về kỹ thuật này đều có thể được giải quyết. Dẫu sao, X-47B hiện vẫn chỉ là mẫu thử đánh giá công nghệ, tương lai nó còn cần hoàn thiện nhiều để cho ra đời mẫu thiết kế hoàn chỉnh toàn phần.

X-47B sẽ vô hiệu hóa tàu sân bay TQ?

X-47B, máy bay không người lái trinh sát/tấn công đầu tiên trên thế giới được thiết kế để cất và hạ cánh trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Tên lửa DF-21D Trung Quốc nhắm vào Mỹ hay Đài Loan?

Theo tạp chí Khán Hòa, mục tiêu thật sự khi Quân đoàn Pháo binh số 2 (Trung Quốc) phóng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D không phải là tàu sân bay Mỹ mà là văn phòng của Tổng thống Đài Loan.

Trước đó, Want Daily đưa tin, theo một ảnh vệ tinh Google Earth cung cấp cho thấy, trong một cuộc tập trận trên sa mạc Gobi, Trung Quốc đã “đánh chìm” thành công mục tiêu tàu sân bay mô phỏng trên đất liền.

Theo các hình ảnh vệ tinh, 2 hố sâu nằm trên nền đất dài chừng 200m trên sa mạc gobi được sử dụng mô phỏng boong phóng máy bay tàu sân bay Mỹ. Các nhà phân tích tin rằng những hố sâu này được tạo ra bởi “sát thủ diệt tàu sân bay” – tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, giới phân tích nghi ngờ rằng mục đích của lần thử nghiệm tên lửa đánh chặn này của Trung Quốc là để kiểm tra sự lợi hại của tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D, được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay”. Khi đó, nhiều chuyên gia nhận định rằng mục tiêu mà tên lửa này nhắm tới là tàu sân bay Mỹ.
"Sát thủ chống tàu sân bay" DF-21D nhắm vào Văn phòng Tổng thống Đài Loan.
"Sát thủ chống tàu sân bay" DF-21D nhắm vào Văn phòng Tổng thống Đài Loan.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các hình ảnh vệ tinh, Khán Hòa cho rằng mục tiêu mô phỏng thực sự mà tên lửa DF-21D của PLA nhắm tới là văn phòng Tổng thống Đài Loan (Đài Bắc).

Tạp chí này cũng từng cho rằng mục tiêu mà tên lửa Trung Quốc nhắm tới là căn cứ không quân Ching Chuan Kang ở thành phố Đài Trung, miền Trung Đài Loan. Đó là căn cứ quân sự lớn nhất của Đài Loan.

Đọc nhiều nhất

Tin mới