WHO "úp mở" kết quả điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc

(Kiến Thức) - WHO vừa hoàn tất chuyến tiền trạm tại Trung Quốc điều tra về nguồn gốc động vật và vật chủ trung gian truyền virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, khi cuộc điều tra sơ bộ kết thúc, kết quả rõ ràng vẫn chưa được công bố.

WHO "úp mở" kết quả điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc
Tờ South China Morning Post ngày 2/8 đưa tin, nhóm chuyên gia thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa hoàn tất chuyến công tác tới Trung Quốc, nhằm chuẩn bị cho cuộc điều tra nguồn gốc của virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây COVID-19.
WHO
 Nhóm 2 chuyên gia của WHO mất 3 tuần để chuẩn bị cho công tác điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc.
"Nhóm chuyên gia gồm 2 thành viên đã hoàn thành nhiệm vụ kéo dài 3 tuần ở Trung Quốc bao gồm cả thời gian cách ly, đặt nền móng cho những nỗ lực tiếp theo nhằm xác định nguồn gốc của virus corona. Đội đã có cuộc thảo luận sâu rộng với các đối tác Trung Quốc và nhận được cập nhật về các nghiên cứu dịch tễ học, phân tích sinh học và di truyền cùng nghiên cứu về sức khỏe động vật", theo thông cáo của WHO. 
Các chuyên gia này cũng "thảo luận trực tuyến với nhiều nhà khoa học, nhà virus học đến từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) cũng như giới chức Bắc Kinh.
Tuy nhiên, đó là tất cả những thông tin chính yếu nhất mà dư luận và báo giới có thể được biết về cuộc điều tra nguồn gốc động vật và vật chủ trung gian truyền virus corona. Trong tuyên bố mới được tung ra hôm qua, kết quả rõ ràng về nguồn gốc COVID-19 lại không được WHO đề cập đến. 
WHO
Chợ hải sản Vũ Hán ở Trung Quốc có thể là nơi xuất phát của virus gây COVID-19.
Cuộc điều tra này bắt nguồn từ những tranh cãi gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục gọi virus SARS-CoV-2 là "virus Trung Quốc". Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng đưa ra những giả thuyết rằng virus này lây lan từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi các ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận vào cuối năm ngoái. 

Các quan chức và phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã bác bỏ những giả thuyết trên và cho rằng virus SARS-CoV-2 có thể có nguồn gốc từ nơi khác, và chỉ được xác định đầu tiên ở Trung Quốc.

Trong cuộc họp ngày 31/7, nhóm chuyên gia thuộc ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của WHO đã kêu gọi tổ chức này thúc đẩy tiến độ của cuộc điều tra, vốn được khởi động từ cuối tháng 6.

Nhóm này kêu gọi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus sớm tìm ra "những ẩn số quan trọng còn lại của SARS-CoV-2, ví dụ như nguồn gốc động vật và vật chủ trung gian".

WHO
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - tổng giám đốc WHO phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/6.

Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 29/6, tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thông báo WHO sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc để điều tra về nguồn gốc của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra đại dịch COVID-19.

"Chúng ta có thể chiến đấu với chủng virus này tốt hơn khi biết mọi thứ về nó, bao gồm cách thức khởi phát", ông Tedros nói.

Ngày 7/7 nhóm chuyên gia gồm 2 người đã đến Trung Quốc để bắt đầu cho cuộc điều tra. Ngày 10/7, phía Trung Quốc cũng đưa ra đề nghị Mỹ nên mời WHO điều tra nguồn gốc của virus ở Mỹ. 

Trung tuần tháng 4/2020, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu chính quyền ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhằm phản đối cách tổ chức này đối phó với đại dịch COVID-19. Tổng thống Trump nhấn mạnh, khi Mỹ áp đặt các hạn chế đi lại đối với Trung Quốc trong giai đoạn đầu của dịch bệnh thì WHO đã phản đối.

Hé lộ nguồn gốc virus Corona đang bùng phát tại Bắc Kinh | VTC Now


Vaccine chống COVID-19 “Made in Việt Nam” sắp được thử nghiệm trên cơ thể người

(Kiến Thức) - Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus SARS-CoV-2 trên thế giới để xét nghiệm kháng thể (xét nghiệm nhanh); xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm PCR) có độ chính xác cao.

Vaccine chống COVID-19 “Made in Việt Nam” sắp được thử nghiệm trên cơ thể người

Kể từ khi xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đến ngày hôm nay, 9 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm bệnh, hơn 500.000 người đã thiệt mạng, Covid-19 đã có mặt tại 162 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mọi nỗ lực khống chế sự lây lan "như vũ bão" của virus đang trở nên quá mong manh.

Khoảng 35 công ty và tổ chức trên khắp thế giới đang tập hợp lại và chạy đua với thời gian để tạo ra một loại Vaccine ngừa Covid-19, ít nhất 4 trong số đó đã có kết quả và đã thử nghiệm thành công trên động vật. Sản phẩm đầu tiên thuộc quyền sở hữu của Công ty công nghệ sinh học Moderna, Mỹ đã chính thức có kế hoạch thử nghiệm trên người. Không nằm ngoài cuộc đua nghiên cứu chế tạo Vaccine phòng ngừa Covid-19, Việt Nam cũng đã sớm tập trung nhân lực từ những ngày đầu tiên để có thể nhanh chóng đưa ra giải pháp về loại Vaccine này.

Vaccine COVID-19: “Đếm” thời gian lưu hành hàng nhập ngoại

(Kiến Thức) - Vaccine COVID-19 triển vọng nhất của Mỹ thử nghiệm giai đoạn cuối trên 30.000 người. Việt Nam cũng tham gia cuộc đua nghiên cứu Vaccine, có thể tháng 10/2021 Việt Nam sẽ có vaccine ngừa COVID-19.

Vaccine COVID-19: “Đếm” thời gian lưu hành hàng nhập ngoại
Công ty công nghệ sinh học Moderna tại Mỹ hôm nay đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III một loại Vaccine COVID-19 do họ phát triển. Thử nghiệm tên là Cove được tiến hành tại tổng cộng gần 90 địa điểm trên khắp nước Mỹ, bao gồm cả các tiểu bang đang có dịch bùng phát mạnh.

Mặt trời giả, mưa cá và loạt hiện tượng thiên nhiên kỳ quái nhất

(Kiến Thức) - Mưa cá ở Yoro là hiện tượng thiên nhiên vô cùng kỳ quái khiến các nhà khoa học đến nay vẫn chưa tìm được lời giải dù nhiều người tin rằng nó đã từng xuất hiện từ hơn một thế kỷ trước. 

Mặt trời giả, mưa cá và loạt hiện tượng thiên nhiên kỳ quái nhất
Mat troi gia, mua ca va loat hien tuong thien nhien ky quai nhat
Mặt trời giả là hiện tượng mặt trời xuất hiện cùng 2 quần sáng ở hai bên theo phương nằm ngang, xảy ra khi ánh sáng mặt trời khúc xạ qua những tinh thể băng hình bát giác trong đám mây lạnh ở trên cao. Ánh sáng khúc xạ theo góc 22 độ trước khi tới mắt người, tạo nên ảo ảnh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới