WHO dỡ bỏ tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu về COVID-19

Ngày 5/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.

WHO dỡ bỏ tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu về COVID-19
Ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tuyên bố này được Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra tại một cuộc họp báo trực tuyến tại Geneva, Thụy Sĩ, sau khi đại dịch COVID-19 đã lan rộng đến hầu hết quốc gia trên thế giới và khiến hơn 6,9 triệu người tử vong, theo hãng tin Reuters.
WHO do bo tinh trang y te khan cap toan cau ve COVID-19

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP.

Ủy ban Khẩn cấp đã họp vào ngày 4/5 và khuyến nghị tổ chức này tuyên bố COVID-19 không còn "tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế". Đây là mức cảnh báo cao nhất của WHO, được áp dụng kể từ ngày 30/1/2020.
“Vì vậy, với niềm hy vọng lớn lao, tôi tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói. Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cũng cảnh báo tuyên bố trên không đồng nghĩa với việc COVID-19 không còn là mối đe dọa với sức khỏe toàn cầu.
Cũng trong hội nghị thông báo về quyết định này, một số quan chức WHO kêu gọi các quốc gia nên suy ngẫm về những bài học kinh nghiệm trong đại dịch. “Chúng ta không thể nào quên những giàn thiêu, những ngôi mộ dành cho người mất vì COVID-19. Không ai trong chúng ta sẽ quên chúng" - bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19, nói.
Việc tuyên bố kết thúc tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đồng nghĩa với việc các nỗ lực hợp tác, tài trợ quốc tế cũng sẽ chấm dứt hoặc chuyển trọng tâm.
"Trận chiến vẫn chưa kết thúc. Chúng ta vẫn còn những điểm yếu trong hệ thống của mình và chúng sẽ bị virus này hoặc virus khác phơi bày. Điều này cần phải được khắc phục", ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, nói.
Theo WHO, hơn 765 triệu trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu. Châu Âu là khu vực có nhiều trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh nhất, trong khi đó, châu Mỹ là khu vực có nhiều trường hợp tử vong được báo cáo nhất.

“Bí quyết” Italy sống chung với đại dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Dù dịch COVID-19 vẫn hoành hành khắp thế giới, cuộc sống hàng ngày của người dân tại Italy đang tiến tới "trạng thái bình thường mới".

“Bí quyết” Italy sống chung với đại dịch COVID-19
Theo CNA, Italy là quốc gia phương Tây đầu tiên hứng chịu cuộc khủng hoảng COVID-19. Vào đầu năm 2020, khi nhiều khu vực của nước này tràn ngập các ca mắc COVID-19, một số phương tiện truyền thông cho rằng, chính phủ đã mất quá nhiều thời gian để áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Italy đã rút ra một số bài học kể từ lần đóng cửa đất nước đầu tiên vào tháng 3/2020. Giờ đây, một năm rưỡi sau khi dập tắt làn sóng COVID-19 đầu tiên, nước này áp dụng các biện pháp chống dịch thậm chí nghiêm ngặt hơn các quốc gia khác, chẳng hạn như Mỹ.

Kế hoạch vaccine toàn cầu đang thất bại

Thiếu nguồn cung do khởi đầu sản xuất chậm, bất bình đẳng trong tiếp cận và phân phối vaccine là những vấn đề thế giới cần giải quyết để nhanh chóng thúc đẩy tiêm chủng toàn cầu.

Kế hoạch vaccine toàn cầu đang thất bại
Washington Post đưa tin Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến mở cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các nước vào tuần tới, nhằm lên kế hoạch tiêm chủng cho 70% dân số thế giới để chấm dứt đại dịch Covid-19.

Hướng dẫn viên ở châu Phi chiên cá, rửa xe để mưu sinh

Số lượng du khách quốc tế giảm mạnh vì đại dịch Covid-19 khiến hàng nghìn người lao động trong ngành du lịch ở các nước châu Phi phải làm nhiều công việc khác để tồn tại.

 
 

Hướng dẫn viên ở châu Phi chiên cá, rửa xe để mưu sinh

Vào mùa xuân, những thông tin về việc triển khai nhanh chóng hoạt động tiêm phòng vaccine Covid-19 ở Mỹ và một số quốc gia châu Âu đã khiến Caroline Onyango cảm thấy phấn chấn. Sau một năm tồi tệ, cô hy vọng khách du lịch phương Tây sẽ quay trở lại Nairobi (thủ đô Kenya). Caroline sẽ có thể tiếp tục làm công việc hướng dẫn viên du lịch yêu thích tại safari.

Nhưng đến tháng 6, khi các quốc gia phương Tây bắt đầu mở cửa biên giới dẫn đến lượng đặt phòng khách sạn tăng cao, Kenya và nhiều nước châu Phi lại trải qua đợt bùng dịch lớn nhất. Với chỉ 1% dân số châu Phi được tiêm vaccine và dịch bệnh hoành hành, các quốc gia tại "lục địa đen" buộc phải thi hành các biện pháp nghiêm ngặt hoặc đóng cửa biên giới.

Điều này cũng dập tắt hy vọng về sự hồi sinh của ngành du lịch ở châu Phi.

Trăm bề nỗi lo

Huong dan vien o chau Phi chien ca, rua xe de muu sinh
Kenya là trung tâm du lịch lớn thứ ba ở châu Phi. Ảnh: Rustic Nature Tours. 
"Tôi đã thất nghiệp kể từ tháng 3/2020. Mọi chuyện trở nên tồi tệ khi Kenya đóng cửa biên giới", Caroline nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.