“Bí quyết” Italy sống chung với đại dịch COVID-19

(Kiến Thức) - Dù dịch COVID-19 vẫn hoành hành khắp thế giới, cuộc sống hàng ngày của người dân tại Italy đang tiến tới "trạng thái bình thường mới".

Theo CNA, Italy là quốc gia phương Tây đầu tiên hứng chịu cuộc khủng hoảng COVID-19. Vào đầu năm 2020, khi nhiều khu vực của nước này tràn ngập các ca mắc COVID-19, một số phương tiện truyền thông cho rằng, chính phủ đã mất quá nhiều thời gian để áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm chống lại sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Italy đã rút ra một số bài học kể từ lần đóng cửa đất nước đầu tiên vào tháng 3/2020. Giờ đây, một năm rưỡi sau khi dập tắt làn sóng COVID-19 đầu tiên, nước này áp dụng các biện pháp chống dịch thậm chí nghiêm ngặt hơn các quốc gia khác, chẳng hạn như Mỹ.
Với những biện pháp mới này - đáng chú ý là giấy chứng nhận tình trạng tiêm chủng trong một số hoạt động nhất định - cuộc sống hàng ngày của người dân Italy đang tiến tới cái mà nhiều người gọi là "trạng thái bình thường mới".
Hộ chiếu vắc xin
“Bi quyet” Italy song chung voi dai dich COVID-19
 Nhân viên y tế tiêm vắc xin Pfizer cho một cụ bà hơn 80 tuổi tại bệnh viện Santa Maria della Pieta ở Rome, Italy, ngày 8/2/2021. Ảnh: AP. 

Kể từ ngày 6/8, chính phủ Italy bắt đầu yêu cầu người dân phải xuất trình thẻ xanh (Green Pass) khi tham dự các sự kiện lớn, dùng bữa trong nhà hay đến phòng tập thể dục,...

Về cơ bản, thẻ xanh là một dạng hộ chiếu vắc xin, xác nhận người sở hữu nó có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ, đã được tiêm phòng đầy đủ hoặc phục hồi sau khi mắc COVID-19.
Trong bối cảnh biến thể Delta lây lan nhanh chóng, chính phủ Italy đang kêu gọi người dân đi tiêm vắc xin và yêu cầu về thẻ xanh dường như đã thúc đẩy nhiều người đi tiêm phòng hơn.
Đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19
Theo CNA, người dân Italy coi vắc xin Pfizer/BioNTech và Moderna là hai loại vắc xin hiệu quả nhất chống lại biến thể Delta trong số 4 loại vắc xin đã được Cơ quan Dược phẩm Châu Âu phê duyệt. Vì vậy, trong các cuộc hẹn tiêm chủng tăng đột biến gần đây, hầu hết mọi người đều đăng ký tiêm vắc xin Pfizer hoặc Moderna.
Tính đến ngày 4/8, tỉ lệ tiêm chủng trên toàn quốc của Italy cao hơn Mỹ, với 53% người dân đủ điều kiện đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi tỉ lệ này ở Mỹ là 50%. 64% dân số Italy đã được tiêm mũi đầu tiên, còn tại Mỹ là 58%.
Ông Francesco Paolo Figliuolo, quan chức phụ trách chiến dịch phòng chống COVID-19 của Italy, đã đặt mục tiêu tiêm chủng ít nhất 80% dân số cho tới cuối tháng 9/2021. Tiến sĩ Giovanni Rezza, làm việc tại Bộ Y tế Italy, cho rằng điều đó sẽ cho phép Italy đạt được trạng thái "bình thường mới" trong những tháng đầu năm 2022.
Hệ thống mã màu theo dõi các vùng dịch
Với tỷ lệ người mắc COVID-19 cần sử dụng dịch vụ chăm sóc đặc biệt và nguy kịch thấp, lần lượt là 3% và 4% tính đến ngày 4/8, cùng với việc triển khai tiêm chủng rộng rãi, Bộ Y tế Italy đã sửa đổi cách phân vùng dịch bệnh theo màu sắc để thiết lập các nhiệm vụ y tế công cộng dựa trên tình hình dịch bệnh của từng khu vực.
Trong hơn một năm qua, Italy đã áp dụng hệ thống mã màu gồm trắng, vàng, cam hoặc đỏ theo thứ tự mức độ khẩn cấp dựa trên số ca mắc COVID-19 của mỗi khu vực. Nhưng kể từ ngày 22/7, các mã màu được sửa đổi theo tuần, dựa trên cả tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ nhập viện trên 100.000 người dân. Sự thay đổi này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thống đốc khu vực.
Bắt buộc đeo khẩu trang
“Bi quyet” Italy song chung voi dai dich COVID-19-Hinh-2
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch khi đi bộ trên đường phố ở Rome, Italy. Ảnh: THX. 
Ngoài “thẻ xanh”, Italy vẫn duy trì một số quy định phòng chống dịch, chẳng hạn như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Tuy vậy, quy định này không bắt buộc đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật và những người chăm sóc người khuyết tật vì điều này có thể gây cản trở đối với việc giao tiếp hoặc chăm sóc.
Các điểm du lịch bên bờ biển của Italy đã mở cửa vào mùa hè này. Người dân và du khách đến các khu nghỉ mát bãi biển, nhà hàng và quán bar đều phải tuân thủ giãn cách xã hội, đeo khẩu trang cũng như thực hiện các yêu cầu khác của chính phủ khi cần thiết.
Điều chỉnh trong công việc và học tập
Tại Italy, nhiều công ty vẫn cho phép nhân viên lựa chọn làm việc trực tuyến, đặc biệt là những nhân viên có nguy cơ mắc bệnh cao. Khi những nhân viên không thuộc nhóm có nguy cơ trở lại làm việc, họ thường chia ca luân phiên nên sẽ ít người hơn trong văn phòng cùng một lúc.
Năm học mới ở Italy sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 13/9 tới, nhưng chính phủ nước này vẫn chưa ban hành chính sách chính thức cho việc mở cửa trở lại trường học và vẫn chưa rõ các biện pháp nào sẽ được áp dụng trong năm học.
“Bi quyet” Italy song chung voi dai dich COVID-19-Hinh-3
Đường phố ở Via del Corso, Rome, hồi tháng 4/2021. Ảnh: Reuters.  

Yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mở cửa lại trường học tại Italy bao gồm tốc độ tiêm chủng ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 đến 19 tuổi; các trường học sẽ có thể duy trì giãn cách xã hội hiệu quả theo cách nào, vì một số trường có thể không đủ không gian để thực hiện giãn cách trong lớp học.

Được biết, bắt đầu từ tháng 9/2021, giáo viên, nhân viên tại trường học và sinh viên các trường đại học tại Italy sẽ phải xuất trình “thẻ xanh” hoặc phải thường xuyên làm xét nghiệm COVID-19.
“Bi quyet” Italy song chung voi dai dich COVID-19-Hinh-4
 
“Bi quyet” Italy song chung voi dai dich COVID-19-Hinh-5
 

Mời độc giả xem thêm video: Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới (Nguồn video: THĐT)

Cơn “ác mộng” COVID-19 ở Ấn Độ

(Kiến Thức) - Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca COVID-19 trong vòng 24 giờ qua.

Con “ac mong” COVID-19 o An Do
Theo báo cáo của Bộ Y tế Ấn Độ ngày 1/5, Ấn Độ đã ghi nhận thêm hơn 400.000 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua. (Nguồn ảnh: Reuters) 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-2
 Đây là ngày đầu tiên Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 400.000 ca/ngày.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-3
 Ngoài ra, Ấn Độ ghi nhận thêm 3.523 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-4
Tính đến thời điểm hiện tại, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 19,1 triệu ca nhiễm COVID-19 trong khi tổng số ca tử vong là 211.853 ca. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-5
Đáng chú ý, chỉ trong tuần qua, Ấn Độ báo cáo hơn 2,5 triệu ca nhiễm mới, chiếm hơn 43% tổng ca nhiễm trên toàn thế giới.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-6
Sự bùng phát các ca COVID-19 mới với tốc độ kinh hoàng tiếp tục gây áp lực cho hệ thống y tế của Ấn Độ, dẫn đến tình trạng thiếu giường bệnh và các nguồn cung y tế khác như oxy và thuốc men. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-7
 Nhân viên y tế làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) tại một bệnh viện ở New Delhi.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-8
Nhân viên bệnh viện đưa thi thể bệnh nhân tử vong vì COVID-19 rời khỏi phòng ICU tại một bệnh viện ở thủ đô Ấn Độ. 
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-9
 Aanchal Sharma đau lòng sau khi chồng cô qua đời vì COVID-19 ngày 30/4.
Con “ac mong” COVID-19 o An Do-Hinh-10
Một địa điểm hỏa táng tập thể thi thể bệnh nhân COVID-19 tại New Delhi. Ảnh chụp ngày 30/4. 

Cụ bà mắc COVID-19 bất ngờ “sống lại” trước khi hỏa táng

(Kiến Thức) - Một cụ bà 76 tuổi mắc COVID-19 bất ngờ tỉnh lại khi đang được đưa đi hỏa táng ở Baramati, Ấn Độ.

Theo India Today, cụ bà Shakuntala Gaikwad ở làng Mudhale, Baramati thuộc bang Maharashtra, được gia đình đưa đi hỏa táng vì nghĩ rằng bà đã qua đời. Tuy nhiên, chỉ vài phút trước khi hỏa táng, cụ bà 76 tuổi bất ngờ tỉnh lại.
Được biết, bà Shakuntala có kết quả dương tính với COVID-19 vài ngày trước đó.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.