Washington Post: Sáu nước nữa có thể ra khỏi EU?

(Kiến Thức) - Báo Mỹ Washington Post dự đoán 6 nước nữa có thể chia tay với EU vì Brexit có nhiều khả năng lây lan khắp Châu Âu lục địa.

Washington Post: Sáu nước nữa có thể ra khỏi EU?
Theo báo Washington Post, một nước trong số này có thể là Thụy Điển. Người Thụy Điển cũng từ bỏ dùng euro như một ngoại tệ và về vấn đề chính sách của Liên minh Châu âu (EU) thì quan điểm của họ trùng hợp đến 90% với quan điểm của người Anh. Cánh cấp tiến đang trỗi dậy ở Thụy Điển có thể nêu ra câu hỏi về việc chia tay với EU.
Washington Post: Sau nuoc nua co the ra khoi EU?
Washington Post: Sáu nước nữa có thể  trưng cầu dân ý để ra khỏi EU. Minh họa The Guardian 
Còn một nước nữa ở trong "vùng nguy hiểm" là Đan Mạch. Năm ngoái, người Đan Mạch đã tiến hành trưng cầu và từ chối dành nhiều quyền hơn cho Brussels. Cũng giống như ở Anh, người Đan Mạch e ngại làn sóng dân tị nạn có thể gây hại cho sự thịnh vượng của quốc gia nhỏ bé của họ. Ngoài ra, ở đất nước này thường luôn dựa vào ý kiến của Anh trong các vấn đề chính trị Châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và tin tức về sự chia tay với Liên minh Châu Âu của một trong những "đại cầu thủ" là Liên hiệp Anh có thể là mối đe dọa cho vị trí thành viên của Hy Lạp trong EU. Vấn đề cơ bản của Athens là việc Anh ra khỏi EU có thể làm lung lay quyết tâm của các nước thành viên khác khi giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp.
Những chính khách nghi ngờ EU luôn cảnh báo rằng nếu Hà Lan muốn tồn tại như một quốc gia thì cần đặt dấu chấm hết cho vấn đề dân nhập cư và Hồi giáo. Điều này có thể thúc đẩy Hà Lan đi tới một cuộc trưng cầu tương tự như ở Anh. Nhân vật đứng đầu đảng cánh hữu dân túy Geert Wilders đã bày tỏ hy vọng về một kịch bản tương tự.
Từ lâu Thủ tướng Hungary Viktor Orban được biết đến như một nhân vật không thích EU. Ông này từng dự kiến tiến hành cuộc trưng cầu sẽ làm rung chuyển sự toàn vẹn của Liên minh châu Âu. Chi tiết xoáy thêm vào chỗ đau với tất cả người Châu Âu là liệu Brussels có nên bố trí dân tị nạn không cần sự đồng ý của chính phủ các nước thành viên EU?
Trong khi đó, có đến 61% cư dân Pháp đã thể hiện thái độ tiêu cực về EU. Ngoài ra, nước Pháp đang khổ sở vì “tai bay vạ gió” đến từ các nước thành viên EU khác có nền kinh tế yếu kém và nguy cơ khủng bố cao.
Bảy lý do người Châu Âu "ghét bỏ" EU
Đồng thời , báo Washington Post cũng nêu 7 lý do vì sao một số người Châu Âu có thái độ tiêu cực đối với EU.
Lý do đầu tiên là họ phải "trả tiền nuôi các quan chức Châu Âu”, liên quan đến mức lương quá cao của một số đại diện Liên minh Châu Âu.
Lý do thứ hai là những chuyến đi tốn kém. Nghị viện châu Âu tập trung họp hàng tháng tại Strasbourg, mặc dù thực tế rằng phần lớn các hoạt động của EU được quy định từ Brussels.
Lý do thứ ba là các chỉ tiêu của EU mà Brussels đặt ra thường hay thái quá. Một trong những ví dụ là Ủy ban châu Âu quy định độ cong của quả chuối chủ yếu dành cho các nhà sản xuất và bán buôn của họ.
Lý do thứ tư là thiếu minh bạch: các quyết định quan trọng của EU được thực hiện sau những cánh cửa khép kín.
Lý do thứ năm là EU không để ý đến việc các cử tri bác bỏ sáng kiến cụ thể nào đó và kết quả là vẫn tìm ra cách để thông qua.
Lý do thứ sáu là lượng tiền rất lớn cho phiên dịch.
Cuối cùng, lý do thứ bảy là ban lãnh đạo EU quan liêu quá mức. Mỗi nước thành viên của EU phải bổ nhiệm một ủy viên có nhiệm vụ chính là giám sát một lĩnh vực hoạt động nhất định nào đó. Và khi EU mở rộng, Brussels cần phải lập ra cơ quan mới để phù hợp với số lượng ủy viên ngày càng nhiều.

Brexit sẽ hủy hoại quyền lực Anh ở Châu Âu

(Kiến Thức) - Brexit sẽ khiến cho Vương quốc Anh bị yếu hơn và đối mặt với việc mất thị trường Châu Âu cũng như nguy cơ Scotland tuyên bố độc lập.

Brexit sẽ hủy hoại quyền lực Anh ở Châu Âu
Đó là nhận định của nhà phân tích John Ford chuyên viết cho tạp chí The National Interest về các vấn đề chống khủng bố, Trung Đông và Châu Phi.
Brexit se huy hoai quyen luc Anh o Chau Au
Công dân Vương quốc Anh đứng trước sự lựa chọn: Rời bỏ hay ở lại với Liên minh Châu Âu. Ảnh ibtimes.co.uk 
Hôm nay (23/6), các công dân Vương quốc Anh đi bỏ phiếu về việc ở lại hay chia tay với Liên minh Châu Âu (EU) . Nếu phe rời bỏ EU giành chiến thắng, kết quả sẽ là một sự thay đổi lớn trong cán cân quyền lực ở Châu Âu. Brexit sẽ loại bỏ ảnh hưởng của Vương quốc Anh trong EU và có nguy cơ châm ngòi một cuộc trưng cầu dân ý về việc Scotland độc tập. Kết quả sẽ là một nước Anh nhỏ hơn, yếu hơn và ít khả năng gây ảnh hưởng đến các sự kiện hoặc bảo vệ lợi ích của mình ở Châu Âu cũng như trên thế giới.

Vương quốc Anh: 5 lý do ở lại và 5 lý do rời EU

(Kiến Thức) - Nhật báo Libération phân tích 5 lý do Vương quốc Anh nên ở lại Châu Âu và 5 lý do nước này nên rời khỏi Liên minh Châu Âu.

Vương quốc Anh: 5 lý do ở lại và 5 lý do rời EU
Hôm 23/6, 46,5 triệu cử tri Vương quốc Anh đi bỏ phiếu về việc nước này ở lại hoặc rời khỏi Liên minh Châu Âu.

Thế giới ra sao sau cơn ác mộng Brexit?

Rốt cuộc, thế giới không còn phải thấp thỏm với khả năng Anh rời Liên minh châu Âu (EU), mà sẽ phải đối mặt với "cơn ác mộng hậu Brexit".

Thế giới ra sao sau cơn ác mộng Brexit?
Theo CNN, kết quả kiểm phiếu 382/382 khu vực bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc ở lại hay rời khỏi EU cho thấy phe Brexit (ủng hộ Anh rời EU) đã giành chiến thắng với 51,89% số phiếu ủng hộ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.