VUSTA: Nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Ngày 17/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp Hội tỉnh Tây Ninh tổ chức hội thảo nâng cao năng lực tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Dự hội thảo, có đại diện lãnh đạo Liên hiệp Hội (LHH) của 12 địa phương khu vực phía Nam; các hội thành viên của LHH tỉnh Tây Ninh cùng đại diện các sở/ngành của tỉnh Tây Ninh. 

VUSTA: Nang cao nang luc tu van, phan bien va giam dinh xa hoi

TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch VUSTA và Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh Phạm Hùng Thái chủ trì hội thảo.

Khai mạc hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cho biết, mỗi năm, LHH Việt Nam đã triển khai khoảng 600 nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và góp phần nâng cao hiệu quả các dự án phát triển kinh tế, xã hội quan trọng của ngành, lĩnh vực và địa phương.

Tại Kết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X cũng đã đánh giá “Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có những đóng góp quan trọng, thiết thực vào việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”.

Để phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, bất cập, tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 42 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó yêu cầu: “Khẩn trương thể chế hóa các chủ trương của Đảng về tổ chức và hoạt động của LHH Việt Nam. Xác định rõ, phân loại các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao; quy định việc đặt hàng của Đảng và Nhà nước đối với LHH Việt Nam trong nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội”. 

VUSTA: Nang cao nang luc tu van, phan bien va giam dinh xa hoi-Hinh-2

Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh Phạm Hùng Thái phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh Phạm Hùng Thái đã thông tin nhanh một số kết quả nổi bật mà Tây Ninh đạt được trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022.

Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Tây Ninh cũng đánh giá cao vai trò tập hợp, đoàn kết, phát huy đội ngũ trí thức của LHH tỉnh, đặc biệt là việc tham gia góp ý, tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các dự thảo luật, nghị định, đề án, kế hoạch của Trung ương, cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc hoạch định những chủ trương lớn, quan trọng, những vấn đề mới trong các nghị quyết chuyên đề, chỉ thị, đề án, chính sách của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh.

VUSTA: Nang cao nang luc tu van, phan bien va giam dinh xa hoi-Hinh-3

GS.TS Nguyễn Văn Phước, Chủ tịch LHH TP. HCM trình bày tham luận tại hội thảo

Các tham luận tại hội thảo cũng cho thấy, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc: Mặc dù Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã quy định khá rõ những Đề án cần được tư vấn, phản biện và giám định xã hội của LHH Việt Nam và các hội thành viên, quy định việc đặt hàng của Đảng và Nhà nước đối với LHH Việt Nam, nhưng trên thực tế, chưa có quy định pháp luật bắt buộc phải có tư vấn, phản biện và giám định xã hội, chưa có chế tài đối với các đề án, dự án không sử dụng tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Do vậy, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội chưa thực sự được coi trọng.

Do nhận thức của các cấp về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội chưa đúng, nên nhiều cơ quan còn né tránh tư vấn, phản biện và giám định xã hội dẫn đến hiện tượng nhiều dự thảo chương trình, dự án, đề án được các cơ quan soạn thảo lấy ý kiến trong thời gian rất ngắn, hoặc tài liệu gửi lấy ý kiến không đầy đủ, do đó LHH và các hội thành viên không có đủ thời gian và thông tin, số liệu, dữ liệu để đóng góp ý kiến và tư vấn phản biện một cách hiệu quả.

Lực lượng trí thức tham gia hoạt động hội đông nhưng lực lượng chuyên gia tham gia vào hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội còn mỏng, chủ yếu là các chuyên gia, các nhà khoa học lớn tuổi. Khả năng nghiên cứu, cập nhật các vấn đề mới bị hạn chế, nhất là trong thời kỳ cách mạng 4.0. Một số nhà khoa học còn tâm lý e ngại khi nêu ý kiến trái chiều. Một số LHH và các hội thành viên chưa chủ động trong việc lập kế hoạch và huy động nguồn lực triển khai hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội mà vẫn chờ đặt hàng từ các cơ quan Đảng và Nhà nước. Cơ chế tài chính đối với hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội chưa phù hợp; Định mức chi đối với hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội còn thấp và còn nhiều bất cập, nhất là định mức chi cho chuyên gia rất thấp, do đó khó có thể tổ chức được các hoạt động chất lượng thực sự tốt.

VUSTA: Nang cao nang luc tu van, phan bien va giam dinh xa hoi-Hinh-4

Bà Lê Tuyết Hồng, Phó Chủ tịch LHH tỉnh Trà Vinh trình bày tham luận tại hội thảo

Các đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong thời gian tới nhằm thực hiện hiệu quả Kết luận 93-KL/TW. Cụ thể, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản của các cơ quan Đảng và Nhà nước về tư vấn, phản biện và giám định xã hội, tạo sự thống nhất cao về sự cần thiết cần có tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chương trình, đề án, dự án quan trọng trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Cần chủ động xây dựng kế hoạch tư vấn, phản biện và giám định xã hội bám sát vào kế hoạch hoạt động của Quốc hội, các ban, bộ ngành ở Trung ương, kế hoạch hoạt động của các cấp, ngành ở địa phương; Tích cực đề xuất với các cơ quan Đảng và Nhà nước các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, ngành, lĩnh vực và địa phương cần có sự tham gia phản biện của LHH và các hội khoa học kỹ thuật; Thường xuyên có các hội nghị, hội thảo chia sẻ thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án quan trọng của đất nước, ngành, lĩnh vực, địa phương, qua đó có thể gợi mở những vấn đề cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Chủ động và tích cực huy động các nguồn lực để thực hiện tốt chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội, trong đó có nguồn lực tài chính, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia, thông tin, số liệu, tài liệu tham khảo phục vụ các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội...

>>> Mời độc giả xem thêm video Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc:
   

Khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp hội Việt Nam lần VIII

(Kiến Thức) - Sáng 24/12 tại thủ đô Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã chính thức khai mạc.

Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp hội Việt Nam lần VIII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) sẽ diễn ra trong 2 ngày với sự tham gia của hơn 900 đại biểu đại diện cho hơn 3 triệu trí thức khoa học công nghệ trong cả nước.
Theo đó, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức phiên nội bộ ngày 24/12, phiên chính thức ngày 25/12, tại Nhà khách La Thành, Hà Nội.

TSKH Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

(Kiến Thức) - Với 192/192 ủy viên Hội đồng Trung ương biểu quyết tán thành, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách Đoàn chủ tịch. TSKH Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA).

TSKH Phan Xuan Dung tro thanh Tan Chu tich Lien hiep cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat Viet Nam
 Tiến sĩ khoa học Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam. Ảnh: Xuân Phú
Tại phiên chính thức Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần VIII (nhiệm kỳ 2020 -2025) ngày 25/12, ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Trưởng tiểu ban Nhân sự Đại hội VIII đã công bố kết quả bầu cử Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra và Thường trực Đoàn Chủ tịch khóa VIII.
Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần VIII (nhiệm kỳ 2020 -2025) đã tổ chức bầu Đoàn chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII. Hội đồng Trung ương tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn danh sách Chủ tịch, Phó chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Tổng thư ký bầu cử bằng hình thức giơ tay biểu quyết.
Với kết quả 192/192 ủy viên Hội đồng Trung ương biểu quyết tán thành, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA) chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách Đoàn chủ tịch gồm 27 thành viên. TSKH Phan Xuân Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương khóa VIII; ông Phạm Quang Thao và Nguyễn Hồng Diên là Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam, ông Nguyễn Quyết Chiến là Tổng thư ký, Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII; 9 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Phạm Quang Thao là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam.
Ông Đặng Vũ Minh được vinh danh bầu là Chủ tịch danh dự Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA.
TSKH Phan Xuân Dũng, SN 1960, quê quán tại xã Đại Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông Dũng có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ khoa học.

Đọc nhiều nhất

Tin mới