Vượt Hòa Thân, đây mới là tham quan khiến hoàng đế 'phải muối mặt'

Tên tham quan này có tới 36 tiểu thiếp, mỗi tháng ăn hết 2.000 cân nhân sâm và nắm bảo vật khiến hoàng đế 'phải muối mặt'.

Theo một câu trong “Học giả”: Ba năm dọn quận, một trăm ngàn bông tuyết bạc. Các triều đại phong kiến của các triều đại trước đều “giàu” quan lại tham nhũng, vì lý do thể chế nên thời xưa khó kiểm soát được nạn tham nhũng, nhiều hoàng đế thậm chí còn dung túng cho quan tham tham nhũng. Tham nhũng đã bị cấm nhiều lần ở các triều đại cổ đại, chỉ cần con người có ham muốn ích kỷ thì sẽ có tham nhũng. Thời xưa, việc tịch thu nhà cũng thỉnh thoảng xảy ra, và thường có những giai thoại tịch thu cả nhà.

Sau khi vua Ung Chính của triều đại nhà Thanh đăng cơ, để chỉnh đốn lại sự thối nát trong chốn quan trường, ông đã ra lệnh cho đại thần Lý Vệ mà mình tín nhiệm nhất bắt đầu tìm một người để “khai đao”. Rất nhanh sau đó Lý Vệ đã nhắm trúng Tổng đô Lương Giang khi ấy là Đường Diệu Văn. Đường Diệu Văn do đảm nhiệm việc thu thuế của vùng Giang Nam, vì thế nhiều năm như vậy hắn chắc chắn cũng đã tham ô không ít tiền của.

Vuot Hoa Than, day moi la tham quan khien hoang de 'phai muoi mat'

Tham quan nuôi 36 tiểu thiếp, mỗi tháng ăn hết 2000 cân nhân sâm (Ảnh minh họa)

Vuot Hoa Than, day moi la tham quan khien hoang de 'phai muoi mat'-Hinh-2
Vuot Hoa Than, day moi la tham quan khien hoang de 'phai muoi mat'-Hinh-3

Rất nhanh, sau một hồi điều tra, Lý Vệ đã phát hiện tiền của Đường Diệu Văn thậm chí còn nhiều hơn cả số tài sản của tham quan nổi tiếng Hòa Thân sau này. Ngoài ra, tên tham quan này còn có tới 36 thê thiếp trẻ trung xinh đẹp, mỗi tối một người thì phải mất hơn một tháng mới có thể sủng hạnh hết số thê thiếp này. Điều này cũng khiến hoàng đế Ung Chính khi ấy phải tức giận, nghĩ đến việc mình là hoàng đế mà mới chỉ lập mười mấy phi tử, không ngờ dưới trướng của mình lại có tên Tổng đô có tới hơn 36 thê thiếp, điều này khiến Ung Chính phẫn nộ vô cùng.

Trong quá trình thẩm vấn sau này, Lý Vệ lại tìm thấy hơn hai ngàn cân nhân sâm trong nhà của tên Tổng đô này, điều này cũng khiến Ung Chính phải kinh ngạc không thôi. Trong nhà của một tên đại thần mà lại tích trữ được nhiều nhân sâm như vậy? Không lẽ hắn định mở quầy thuốc hay sao?

Vuot Hoa Than, day moi la tham quan khien hoang de 'phai muoi mat'-Hinh-4

(Ảnh minh họa)

Sau đó, lại tiếp tục thẩm vấn mới biết được hóa ra vì tên Tổng đô này thích ăn rau cải thảo, nhưng vì cải thảo trồng dưới đất, sau khi chế biến vẫn có một thứ mùi rất tanh hôi, vì thế để ăn rau cải thảo, tên Tổng đô này đã nghĩ ra một cách, đó chính là dùng nhân sâm làm củi đốt, dùng mùi của nhân sâm át đi mùi hôi tanh của bùn đất, như vậy thì có thể ăn được rau cải thảo thơm ngon không sợ hôi tanh nữa. Được biết, hơn hai ngàn cân nhân sâm này chỉ là đủ để hắn dùng trong 1 tháng.

Sau này, khi tịch biên nhà cửa, gia sản của hắn, Lý Vệ lại thu được 3 thứ bảo bối không biết tên họ là gì trong nhà của hắn, điều này cũng khiến Ung Chính vô cùng tò mò, vì thế đã sai Lý Vệ nhanh chóng đưa 3 thứ bảo bối này lên triều để mình thưởng thức.

Không hổ là cận vệ của Ung Chính, Lý Vệ ngay ngày hôm sau đã đem 3 thứ này lên triều, trong 3 thứ đó có một chiếc ấm trà bằng ngọc được điêu khắc từ ngọc Hòa Điền, viền ngoài còn được nạm các loại châu báu, hơn nữa, chỉ cần rót nước vào trong ấm thì bên trong sẽ tỏa ra các loại hương thơm thần kỳ. Thứ bảo bối này đã khiến Ung Chính say mê không nỡ buông.

Vuot Hoa Than, day moi la tham quan khien hoang de 'phai muoi mat'-Hinh-5

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, thứ này rốt cuộc là gì? Đây cũng là điều luôn khiến lòng Ung Chính phải trăn trở. Vì thế, một hôm, ông bèn bảo Lý Vệ đưa tên tham quan này lên triều, hỏi ra mới biết, thứ mà Ung Chính coi như bảo bối nâng niu bao ngày nay hóa ra lại chỉ là bồn cầu đi vệ sinh ban đêm của tên Tổng đô này mà thôi. Kết quả cũng không cần phải nói, tên Tổng đô này do đã gián tiếp sỉ nhục hoàng đế nên đã bị tru di cả nhà.

Nàng vào cung lúc 15 tuổi, ở bên Càn Long hơn 60 năm

Ban đầu dù không được Càn Long ân sủng nhưng sau khi sinh con thì cấp bậc của nàng cũng tăng lên đáng kể, đúng là mẹ quý nhờ con.

Càn Long là một vị hoàng đế gây nhiều tranh cãi, từ khi kế thừa gia tài sung túc từ cha, trong khoảng thời gian trị vì của mình ông đã làm không ít việc, mở mang bờ cõi triều Thanh, nhiều lần hạ chỉ miễn giảm thuế cho người dân. Nếu nhìn từ phương diện này thì Càn Long cũng xứng đáng được lịch sử Trung Quốc khen ngợi. Nhưng có lẽ do quá tự mãn về “thập toàn võ công” của mình khiến Càn Long ngày càng mất đi chính mình, đặc biệt là thiếu mất tầm nhìn phát triển, khoảng cách giữa triều Thanh với phương Tây càng ngày càng lớn, thậm chí có người cho rằng, sự suy thoái của triều Thanh bắt đầu từ Càn Long.

Chu Nguyên Chương đã xử tử hơn 150 nghìn quan chức tham nhũng

Trong lịch sử Trung Quốc có hoàng đế Chu Nguyên Chương xuất thân từ một gia đình nông dân, cực kỳ ghét quan tham ô, tham nhũng.

Sau khi Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, ông đã thực hiện chiến dịch “bàn tay sắt”, triệt để chống nạn tham ô. Cách ông trừng phạt kẻ tham quan ô lại cũng vô cùng tàn nhẫn, có thể nói là “chưa từng có”.

Hình ảnh Chu Nguyên Chương trong phim

Vị hoàng đế này đã đưa những quy định khắt khe như:

- Chu Nguyên Chương đưa ra quy định rằng, cứ tham ô 10 lượng bạc thì phại chịu hình phạt. Nếu tham ô từ 60 lượng bạc (khoảng 40 triệu VNĐ) trở lên thì người đó đã mắc phải đại tội.

- Các hình phạt dưới thời Chu Nguyên Chương rất tàn khốc. Cụ thể, tội nhẹ thì bị lưu đày, sung quân, tham nhũng nặng sẽ bị tử hình, thậm chí bị rút gân lột da, biến kẻ phạm tội thành bù nhìn đặt ở công đường. Trên thực tế có bao nhiêu người phạm tội thì sẽ có bấy nhiêu người chịu hình phạt. 

- Dân chúng được phép tố cáo các quan tham. Nếu người nào bị phát hiện tham nhũng sẽ lập tức bị đưa đến nha phủ, hoặc áp giải trực tiếp lên kinh thành để chém đầu thị chúng. Đây là hình phạt rất nghiêm minh. Trong suốt 276 năm của nhà Minh, số tham quan bị giết vì tham ô đã lên tới 150 nghìn người.

Nhưng, khi nhà Thanh lên nắm quyền, thời Ung Chính làm Hoàng đế, ông chỉ áp dụng 2 chiêu mà đã giải quyết được tận gốc vấn đề. So với các phương pháp cứng rắn trước đây của Chu Nguyên Chương để trấn áp các quan chức tham nhũng, rõ ràng tuyệt chiêu của Ung Chính là văn minh hơn nhiều - ít nhất là nó nghe ít đẫm máu hơn.

Các chính sách quyết liệt của ông đã mở đường cho sự thịnh trị kéo dài gần 150 năm tiếp theo của nhà Thanh. Các sử gia nhận định, không có Ung Chính thì không có cái gọi là "Khang Càn thịnh thế". Để giải quyết vấn nạn tham nhũng đã tồn tại dai dẳng, hoàng đế Ung Chính quyết tâm diệt trừ hoàn toàn chỉ bằng 2 chiêu:

Ung Chính Đế cho thành lập các ban khâm sai gồm các đại thần từ trung ương hoặc các quan viên địa phương có năng lực đi kiểm tra các tỉnh, huyên. Tra ra quan viên nào có dính líu tham ô thì lập tức cách chức, thay thế bằng một thành viên trong ban khâm sai. Các quan viên bị cách chức thi nhau khai ra những người tiền nhiệm đã làm thâm hụt ngân khố, việc này đã làm hàng trăm quan viên bị cách chức. Thậm chí, những quan viên tuy đã từ nhiệm nhưng bị phát hiện có tham ô trong lúc tại vị cũng bị trừng phạt. Thời đó, tham quan khi bị phát hiện có tham ô thường hay tự sát để bảo toàn cho người nhà vẫn được hưởng phúc lợi, vì theo họ thì "họa không đến người nhà".

Nhưng Ung Chính thì quyết tâm chống tham nhũng đến cùng, quan viên tham ô đã tự sát thì nhà vua chẳng những tịch thu tài sản của chúng, mà ông còn bắt người nhà chúng phải làm việc lao dịch cả đời để trả nợ của ông cha, theo nhà vua làm như vậy là để cảnh tỉnh tham quan rằng nếu bị ông tra ra thì "con cháu đời sau cũng không ngóc lên được". Để ngăn chặn tham nhũng, Ung Chính cho bỏ đi những loại "phí trà nước" mà các quan viên thường dùng để bòn rút công quỹ.

Bên cạnh những biện pháp nghiêm ngặt, Ung Chính còn đặt ra "Dưỡng liêm ngân", một số tiền lớn lấy từ số dư hàng năm trong quốc khố để thưởng cho các quan. Tiền dưỡng liêm của huyện lệnh thất phẩm là từ 400 đến 2,000 lượng bạc, còn của một viên Tổng đốc là vào khoảng 10,800 lượng bạc, gấp 100 lần bổng lộc hằng năm. Những việc làm này của Ung Chính Đế đã cải thiện tình hình tài chính của đế quốc, thu nhập gia tăng, đến lúc ông mất ngân khố đã có tới 5,000 vạn lượng.

2 điểm yếu khiến Bát A Ca thua Ung Chính trong cuộc giành ngôi vương

Vốn dĩ Bát A Ca đã là người nắm chắc hoàng vị, nhưng chỉ vì 2 khuyết điểm chí mạng này mà số mệnh của ông rơi vào hoàn cảnh cực kỳ éo le.

"Cửu tử đoạt đích" là sự kiện nổi tiếng và vô cùng quan trọng trong lịch sử triều đại nhà Thanh, nguyên nhân là do Thái tử Dận Nhưng bị phế truất hai lần, Khang Hy đã nói trước mặt quan thần rằng: “Dận Nhưng từ khi được lập Thái tử lại lần 2, tật xấu chưa bỏ, làm mất lòng tin của người khác, hoằng nghiệp tổ tông không thể phó thác cho người này”.

Hay nói cách khác, Dận Nhưng sẽ bị phế truất, còn những hoàng tử khác đều có cơ hội. Tuy nói là cửu tử đoạt đích, nhưng người có thực lực thực sự thì không nhiều như vậy. Tam A Ca Dận Chỉ, Tứ A Ca Dận Chân và Bát A Ca Dận Tự là những người có hy vọng lớn nhất.

Đọc nhiều nhất

Tin mới