Vướng đền bù 1 hộ dân, dịch vụ công cộng ở Hà Nội "đắp chiếu" bao năm

Dự án khu cây xanh kết hợp sân thể thao và công trình dịch vụ công cộng tại 161 Yên Phụ chưa thể thực hiện do một hộ dân không đồng ý mức đền bù.

Vướng đền bù 1 hộ dân, dịch vụ công cộng ở Hà Nội "đắp chiếu" bao năm
Dự án Xây dựng khu cây xanh, kết hợp sân thể thao và công trình dịch vụ công cộng tại 161 Yên Phụ (phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) là một trong những dự án trọng điểm của TP Hà Nội. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa được triển khai do vướng mắc trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng với người dân.
Cụ thể, gia đình bà Trịnh Thị Bích Hiền (số 163 Yên Phụ, nằm trong khu vực quy hoạch Dự án) là hộ gia đình duy nhất tại dự án chưa chấp thuận phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Vuong den bu 1 ho dan, dich vu cong cong o Ha Noi
 Ngôi nhà của bà Hiền ở số 163 Yên Phụ.
Thông tin với VTC News, lãnh đạo UBND phường Yên Phụ cho biết, Dự án Xây dựng khu cây xanh, kết hợp sân thể thao và công trình dịch vụ công cộng tại 161 Yên Phụ do Trung tâm phát triển quỹ đất của quận Tây Hồ chủ trì giải phóng mặt bằng.
Được biết, ngày 8/3/1999, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 1057/QĐ-UB về việc, phê duyệt dự án đền bù khi sử dụng đất thuộc khu vực miếu Hai Cô (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ) để phục vụ cải tạo, chỉnh trang đê nội thành…
Ngày 31/12/2004, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 9766/QĐ-UB, cho phép Công ty TNHH Ngọc Linh làm thủ tục nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có tính chất kinh doanh tại số 151 (sau đó là số 161 Yên Phụ).
Đến 13/7/2007, UBND TP Hà Nội tiếp tục có Quyết định về việc cho phép Công ty TNHH Ngọc Linh sử dụng diện tích 3.931m2 đất tại số 151 Yên Phụ, phường Yên Phụ, Tây Hồ để thực hiện dự án xây dựng Khu cây xanh, kết hợp sân thể thao và công trình dịch vụ công cộng có tính chất kinh doanh.
Theo đó, trong tổng số diện tích 3.931m2 đất, có 1.530m2 đất giới hạn để trồng cây xanh, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình dịch vụ công có tính chất kinh doanh (trong đó có 312m2 đất giới hạn để xây dựng công trình, tuyệt đối không được xây dựng nhà ở bán và cho thuê); 1.931m2 đất chỉ được phép sử dụng tạm thời làm sân thể thao, bãi đỗ xe; 285m2 được làm đường quy hoạch, vỉa hè và trồng cây xanh sử dụng chung trong khu vực, tuyệt đối không được xây dựng công trình, kể cả tường rào.
"Hiện nay, còn lại hộ gia đình của bà Trịnh Thị Bích Hiền chưa chấp nhận phương án bồi thường, quận Tây Hồ đã có quyết định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc với gia đình bà Hiền", lãnh đạo UBND phường Yên Phụ cho hay.
Tuy nhiên, theo bà Hiền, gia đình bà sử dụng căn nhà 2,5 tầng trên diện tích khoảng 130m2 ở số 163 Yên Phụ và phần diện tích đất của gia đình bà không liên quan đến đến dự án của Công ty TNHH Ngọc Linh (doanh nghiệp được UBND TP Hà Nội giao đất thực hiện triển khai Dự án 161 Yên Phụ).
Bà Hiền cũng cho rằng Quyết định số 2889/QĐ–CTUBND (ngày 31/10/2019) về việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc của UBND quận Tây Hồ đối với gia đình bà là không đúng.
Gia đình bà hoàn toàn đồng thuận việc kiểm đếm nếu dự án được triển khai với mục đích sử dụng là xây dựng các công trình công cộng, công trình an sinh xã hội… Nhưng bà Hiền cho rằng, dự án này có một phần sử dụng để kinh doanh, do đó cần phải được thỏa thuận về mức giá bồi thường với người dân.
Bà Hiền cũng nêu thắc mắc việc một số hộ dân khác tại Dự án có mức bồi thường lớn hơn so với mức bồi thường, giải phóng mặt bằng mà gia đình bà được đề xuất nhận để di dời, giải tỏa.
“Phần diện tích đất của gia đình tôi đã sử dụng lâu năm và nộp thuế đầy đủ. Nay nếu thu hồi cho dự án kinh doanh thì cần phải thỏa thuận về mức giá bồi thường, giải phóng mặt bằng. Còn nếu chứng minh rõ ràng cho gia đình tôi được biết dự án được triển khai vào mục đích an sinh xã hội, mục đích công cộng thì chúng tôi sẽ hoàn toàn chấp thuận với phương án bồi thường mà các cấp đưa ra, thậm chí sẵn sàng nhận mức bồi thường thấp hơn”, bà Hiền nói.
Bà Hiền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của quận và thành phố cần xem xét lại quy trình triển khai dự án, xem xét lại các quyết định, mức bồi thường của dự án. Nếu đúng là dự án, quy hoạch được phê duyệt thì cần phải chứng minh rõ ràng; còn nếu không đúng theo quy hoạch thì cần hủy bỏ các quyết định đã ban hành.

Nhờ dân đứng tên, cán bộ xã trục lợi "khủng" từ dự án 3.000 tỷ

(Kiến Thức) - Trong quá trình lập hồ sơ bồi thường dự án Hồ thủy lợi Krông Pắk Thượng có vốn đầu tư gần 3.000 tỷ, 3 cán bộ xã đã mua bán, sang nhượng, nhờ đồng bào thiểu số đứng tên để nhận tiền đền bù.

Nhờ dân đứng tên, cán bộ xã trục lợi "khủng" từ dự án 3.000 tỷ

Ngày 17/8, Đại tá Phạm Minh Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng và khám xét nơi ở của 3 cán bộ xã Cư Elang ( huyện Ea Kar) để điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ba cán bộ xã bị bắt gồm: Lê Thành Nguyên (sinh năm 1983, thôn 12, xã Ea Ô); Hoàng Trọng Nghĩa (sinh năm 1984, buôn Ea Rớt, xã Cư Elang); Lê Sơn (sinh năm 1984, trú tại thôn 12, xã Ea ô, cùng huyện Ea Kar). Cả 3 người này trước đó đều công tác tại Ủy ban Nhân dân xã Cư Elang.

Dân Đà Nẵng kiện chủ tịch quận vì đền bù đất "vàng" giá rẻ bèo mỗi m2

Không chấp nhận mức đền bù 70 nghìn đồng/m2 cho khu đất "vàng", ông Côi khởi kiện UBND quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Dân Đà Nẵng kiện chủ tịch quận vì đền bù đất "vàng" giá rẻ bèo mỗi m2
Chiều 4/11, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng tổ chức phiên đối thoại lần thứ 2 vụ người dân khởi kiện quyết định hành chính của UBND quận Sơn Trà do đền bù đất giá “bèo”.

Đền bù thiệt hại vụ nước sạch sông Đà: Ai đứng ra khởi kiện?

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng. PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam về vấn đề này.

Đền bù thiệt hại vụ nước sạch sông Đà: Ai đứng ra khởi kiện?
Den bu thiet hai vu nuoc sach song Da: Ai dung ra khoi kien?
 Nước sông Đà ô nhiễm, người dân Hà Nội phải xếp hàng lấy nước
Trong vụ việc ô nhiễm nước sạch sông Đà, người dân không chỉ mất tiền mua nước sạch sử dụng mà còn tốn kém tiền thau rửa bể ngầm, sửa chữa máy lọc nước và rất bất bình. Hội đánh giá thế nào về thiệt hại của người dân?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.