Đền bù thiệt hại vụ nước sạch sông Đà: Ai đứng ra khởi kiện?

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng. PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Trung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam về vấn đề này.

Đền bù thiệt hại vụ nước sạch sông Đà: Ai đứng ra khởi kiện?
Den bu thiet hai vu nuoc sach song Da: Ai dung ra khoi kien?
 Nước sông Đà ô nhiễm, người dân Hà Nội phải xếp hàng lấy nước
Trong vụ việc ô nhiễm nước sạch sông Đà, người dân không chỉ mất tiền mua nước sạch sử dụng mà còn tốn kém tiền thau rửa bể ngầm, sửa chữa máy lọc nước và rất bất bình. Hội đánh giá thế nào về thiệt hại của người dân?
Cũng như đông đảo người dân Hà Nội và dư luận cả nước, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam quan tâm sâu sắc hậu quả mà người tiêu dùng sinh sống tại nhiều quận, huyện của Thủ đô Hà Nội phải gánh chịu. Ước tính của báo chí, có tới khoảng 280.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Hậu quả là rất nghiêm trọng và rộng về phạm vi, lớn về số lượng, không chỉ thiệt hại về tiền mua nước, tiền thau rửa bể ngầm, cuộc sống bị đảo lộn mà còn lo lắng tổn hại về sức khoẻ. Vì thông thường, trong dầu thải vốn có styren và các chất có hại cho sức khỏe con người.
Động thái của Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam như thế nào trong sự việc này?
Hội xác định phải có nghĩa vụ tích cực hợp tác cùng các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông và dư luận để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Người dân khởi kiện đơn lẻ sẽ mất rất nhiều thời gian, trong trường hợp không gửi đơn cho Hội, Hội có đứng ra khởi kiện đòi quyền lợi, đền bù cho người dân hay không?
Đương nhiên, Hội có nghĩa vụ và có quyền đứng ra để đòi hỏi quyền lợi, đền bù cho người tiêu dùng theo đúng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, hiện nay Công an huyện Kỳ Sơn đã khởi tố vụ án đổ trộm dầu thải, UBND tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo Công an tỉnh điều tra cả hành vi thiếu trách nhiệm của Công ty Nước sạch Sông Đà. Ở cấp Trung ương, Bộ Công an đang thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Do đó, Hội chờ kết qủa điều tra của Bộ Công an và Công an tỉnh Hoà Bình. Hội cũng đang nghe ý kiến của người tiêu dùng về mức độ bồi thường mà Công ty đã đưa ra (miễn một tháng tiền sử dụng nước - PV). Hội cho rằng, Công ty Nước sạch Sông Đà cần thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng, để từ đó có mức độ bồi thường thích đáng hơn nữa cho người tiêu dùng.
Thông qua sự việc này, Hội có đề xuất gì đến các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng?
Hội cho rằng, đảm bảo an toàn nước sạch cho cộng đồng người tiêu dùng là cực kỳ quan trọng. Việc này phải được thực hiện từ nhiều khâu: từ đảm bảo an toàn ngay từ đầu nguồn nước, khâu sản xuất, kiểm soát chất lượng, đến khâu giám sát chặt chẽ, thường xuyên của các cơ quan chức năng, đến luật pháp quy định trách nhiệm rõ ràng, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Chúng ta đều biết nguồn nước cung cấp cho nhà máy của Công ty Nước sạch Sông Đà chính là hồ thuỷ lợi Đồng Bài. Công ty Nước sạch Sông Đà cần xây dựng ngay hệ thống đường ống kín dẫn nước từ sông Đà về nhà máy, chấm dứt việc dùng chung nước hồ thuỷ lợi Đồng Bài như hiện nay.
Hiện nhà máy không có trạm quan trắc tự động để kiểm soát nguồn nước vào, điều này không thể chấp nhận được. Công ty cần lập ngay trạm này và các trang thiết bị sản xuất cần thiết khác để đảm bảo nghiêm chỉnh chất lượng nước sạch cung cấp cho người tiêu dùng Thủ đô.
Xin cảm ơn ông!
Các cơ quan chức năng của Hà Nội cần thường xuyên giám sát, kiểm tra quy trình sản xuất và chất lượng nước sạch của Công ty Nước sạch Sông Đà cũng như tất cả các công ty nước sạch khác cung cấp nước sạch cho thành phố; các cơ quan chức năng của tất cả các tỉnh, thành khác cũng cần làm như vậy đối với tất cả các công ty nước sạch khác trên phạm vi toàn quốc, tránh để xảy ra vụ việc tương tự.

Truy tố 9 cán bộ vụ vỡ đường ống nước sông Đà

(Kiến Thức) - 9 bị can bị truy tố trong vụ án vỡ đường ông nước sông Đà gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân.

Truy tố 9 cán bộ vụ vỡ đường ống nước sông Đà
Ngày 15/12, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ban hành bản cáo trạng số 03 truy tố nhóm cựu cán bộ liên quan tới loạt vụ vỡ đường ống nước sông Đà. Cáo trạng này thay thế cáo trạng số 05/CT-VKSTC - V3 ngày 1/2/2016.
Theo đó, có 9 bị can bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” gồm: Hoàng Thế Trung (SN 1960) - nguyên Giám đốc BQL Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà; Nguyễn Văn Khải - nguyên Phó Giám đốc, Trương Trần Hiển - nguyên Trưởng phòng vật tư thiết bị Ban quản lý Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội; Trần Cao Bằng, Vũ Thanh Hải - nguyên giám đốc và Phó giám đốc Cty CP Ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Đình Trì - nguyên Trưởng đoàn Tư vấn giám sát Cty CP Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase); Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống và Bùi Minh Quân - cán bộ của Viwase.

Xử vỡ đường ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội vắng mặt

(Kiến Thức) - Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nộp đơn xin vắng mặt ở phiên tòa xét xử vụ vỡ đường ống nước sông Đà vì lý do bệnh tật. Theo chủ tọa, ông Phí Thái Bình được chẩn đoán hội chứng não do tăng huyết áp.

Xử vỡ đường ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội vắng mặt
Sáng nay (5/3), TAND TP Hà Nội đưa 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước Sông Đà 18 lần trong 56 tháng vận hành, khai thác ra xét xử.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng gồm: Hoàng Thế Trung (58 tuổi), nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hế thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội và 2 thuộc cấp là Nguyễn Văn Khải (57 tuổi) và Trương Trần Hiển (61 tuổi); 2 bị cáo thuộc Vinaconex còn lại thuộc Công ty cổ phần Nước và môi trường Việt Nam - Bộ Xây dựng.

Xử vụ vỡ ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội khai gì?

Theo nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội Phí Thái Bình, việc vỡ đường ống nước Sông Đà do nhiều nguyên nhân khách quan, không phải do việc phê duyệt dự án, không thuộc trách nhiệm của HĐQT Vinaconex.

Xử vụ vỡ ống nước sông Đà: Nguyên Phó Chủ tịch TP Hà Nội khai gì?
Sáng 6/3, TAND TP Hà Nội tiếp tục phần xét hỏi với 9 bị cáo và người liên quan, giám định viên… trong vụ án 18 lần vỡ đường ống nước Sông Đà – Hà Nội.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.