CTCP Bột giặt Net (HoSE: NET) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần gần 357 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ 2019.
Giá vốn chiếm 273 tỷ đồng nên lãi gộp cũng đạt gần 84 tỷ đồng, gấp 1,8 lần mức 45 tỷ của cùng kỳ. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên tăng từ 18% của cùng kỳ lên 23,4%.
Các loại chi phí khác cũng tăng đáng kể như chi phí tài chính tăng gấp đôi lên hơn 1 tỷ đồng; chi phí bán hàng tăng 72% lên gần 40 tỷ đồng; chi phí quản lý tăng nhẹ lên 7 tỷ đồng.
Do đó, Bột giặt Net vẫn lãi ròng hơn 32 tỷ đồng, gấp đôi mức hơn 15 tỷ của cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao nhất từ trước tới nay mà Bột giặt Net đạt được.
Theo Bột giặt Net, sở dĩ kỳ này hoạt động kinh doanh khả quan do sản lượng tiêu thụ tăng.
Hiện Bột giặt Net có tổng tài sản gần 642 tỷ đồng, tăng 11% so đầu kỳ. Công ty chỉ vay nợ tài chính ngắn hạn hơn 29 tỷ đồng và không vay nợ dài hạn.
Theo báo cáo thường niên, năm 2020, Bột giặt Net đặt mục tiêu doanh thu không thấp hơn 10% so với năm 2019 và lợi nhuận trước thuế cũng không thấp hơn năm 2019. Tuy nhiên chỉ tiêu cụ thể sẽ do Đại hội đồng cổ đông năm 2020 quyết định.
Được biết, năm 2019, Bột giặt Net đạt lãi ròng tới 81 tỷ đồng, tăng hơn 44% so với năm 2018.
Sản phẩm của Bột giặt Net |
Năm 2019, thị trường trong nước vẫn tiếp tục là thị trường trọng yếu của Công ty, với tỷ trọng chiếm 68,96% tổng doanh thu.
Nhận thấy những tiềm năng lớn chưa khai thác triệt ể của ngành sản xuất chất tẩy rửa tại Việt Nam, Công ty trong năm qua đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, sản xuất, bán hàng nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm đa dạng về mẫu mã, mùi hương, công dụng, đồng thời phát triển thêm danh mục sản phẩm của mình, điển hình là hai mã hàng nước giặt NET MATIC và NET MATIC Hương Nước Hoa.
Các sản phẩm nổi bật tiêu thụ trong nước có thể kể ến như bột giặt, nước rửa chén, nước giặt, nước lau sàn, tẩy nhà tắm, nước xả vải.
Doanh thu từ xuất khẩu của Công ty năm 2019 giảm 39 tỷ, chiếm 27,52% trong cơ cấu doanh thu, thấp hơn mức 31,97% của năm 2018. Sự sụt giảm trong doanh thu xuất khẩu ến từ hai nguyên nhân:
Thứ nhất, do Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt tại một số thị trường Đông Nam Á. Đây là một khó khăn đối với NET nói riêng cũng như ngành sản xuất chất tẩy rửa tại Việt Nam nói chung trong việc giữ và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nguyên nhân thứ hai đến từ việc điều chỉnh kết cấu giá thành sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng xuất khẩu ảnh hưởng khá lớn đến giá vốn và giá bán, ảnh hưởng đến doanh thu.
Ngoài ra, theo thông tư số 54 của Bộ Giao thông vận tải có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, giá dịch vụ bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất tại các cảng biển của Việt Nam được iều chỉnh tăng thêm 10%. Việc này đã ddẩy giá thành của các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam lên cao, ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác.
Hiện Công ty TNHH Masan HPC (thuộc Tập đoàn Masan - MSN) là cổ đông nắm giữ chi phối Bột giặt Net với 52,25% vốn, tiếp đến là Tập đoàn Hoá chất Việt Nam với 36%.