Vừa nhận giải thọ nhất thế giới, "cụ" nhện bỗng bị ong... đốt chết

Vừa nhận giải thọ nhất thế giới, "cụ" nhện bỗng bị ong... đốt chết

Cụ nhện cửa sập lớn tuổi nhất thế giới có tên “Số 16” đã “qua đời” ở tuổi 43. “Cụ nhện” này không chết vì tuổi già mà đã bị ong vò vẽ đốt.

 Cụ nhện cửa sập lớn tuổi nhất thế giới có tên “Số 16” đã “qua đời” ở tuổi 43, đánh đổ kỷ lục trước đó là 28 tuổi thuộc về một con nhện Tarantula ở Mexico.
Cụ nhện cửa sập lớn tuổi nhất thế giới có tên “Số 16” đã “qua đời” ở tuổi 43, đánh đổ kỷ lục trước đó là 28 tuổi thuộc về một con nhện Tarantula ở Mexico.
Các nhà nghiên cứu cho biết, “cụ nhện” này không chết vì tuổi già mà đã bị ong vò vẽ đốt. Nó không có tên mà chỉ được các nhà khoa học gọi là "Số 16".
Các nhà nghiên cứu cho biết, “cụ nhện” này không chết vì tuổi già mà đã bị ong vò vẽ đốt. Nó không có tên mà chỉ được các nhà khoa học gọi là "Số 16".
Theo ScienceAlert, tuổi đời hoành tráng của "Số 16" đã giúp giới nghiên cứu phát hiện ra nhiều thông tin quan trọng về tập tính của loài nhện ở Úc.
Theo ScienceAlert, tuổi đời hoành tráng của "Số 16" đã giúp giới nghiên cứu phát hiện ra nhiều thông tin quan trọng về tập tính của loài nhện ở Úc.
Những con nhện cửa sập thường có tuổi thọ từ 5 - 20 năm. Trong khi những con cái chỉ loanh quanh gần hang, con đực rời đi khi trưởng thành để tìm bạn đời.
Những con nhện cửa sập thường có tuổi thọ từ 5 - 20 năm. Trong khi những con cái chỉ loanh quanh gần hang, con đực rời đi khi trưởng thành để tìm bạn đời.
Nhện cửa sập Úc thuộc cùng loài với nhện cửa sập tại Nam Phi. Tuy nhiên, trong nhiều năm các nhà khoa học vẫn tranh cãi về việc bằng cách nào loài nhện này di cư từ châu Phi sang châu Úc.
Nhện cửa sập Úc thuộc cùng loài với nhện cửa sập tại Nam Phi. Tuy nhiên, trong nhiều năm các nhà khoa học vẫn tranh cãi về việc bằng cách nào loài nhện này di cư từ châu Phi sang châu Úc.
Nhện cửa sập của Úc và tại Nam Phi có chung một chuỗi ADN đặc trưng, cho thấy chúng vốn thuộc cùng một chi, nhưng phân tách ra trong khoảng 2 - 16 triệu năm trước. Trong đó, loài nhện tại châu Úc chỉ xuất hiện trong khoảng 1 - 6 triệu năm.
Nhện cửa sập của Úc và tại Nam Phi có chung một chuỗi ADN đặc trưng, cho thấy chúng vốn thuộc cùng một chi, nhưng phân tách ra trong khoảng 2 - 16 triệu năm trước. Trong đó, loài nhện tại châu Úc chỉ xuất hiện trong khoảng 1 - 6 triệu năm.
Đó là khoảng thời gian quá muộn để xuất hiện bất kỳ sự dịch chuyển kiến tạo địa chất nào, nhưng cũng là quá sớm để con người có thể can thiệp. Vậy nên, khả năng duy nhất và cũng điên rồ nhất chính là chúng tự bơi qua biển mà thôi.
Đó là khoảng thời gian quá muộn để xuất hiện bất kỳ sự dịch chuyển kiến tạo địa chất nào, nhưng cũng là quá sớm để con người có thể can thiệp. Vậy nên, khả năng duy nhất và cũng điên rồ nhất chính là chúng tự bơi qua biển mà thôi.
"Trước kia chúng ta tưởng rằng loài nhện này tách ra khỏi châu Phi từ 95 triệu năm trước. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ ra rằng loài M rainbowi từ châu Úc đã tách ra khỏi nhện cửa sập châu Phi từ 16 triệu năm trước. Khoảng thời gian này lệch với sự xuất hiện của con người và khả năng dịch chuyển của các mảng kiến tạo" - Sophie Harrison, thạc sĩ ĐH Adelaide cho biết.
"Trước kia chúng ta tưởng rằng loài nhện này tách ra khỏi châu Phi từ 95 triệu năm trước. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ ra rằng loài M rainbowi từ châu Úc đã tách ra khỏi nhện cửa sập châu Phi từ 16 triệu năm trước. Khoảng thời gian này lệch với sự xuất hiện của con người và khả năng dịch chuyển của các mảng kiến tạo" - Sophie Harrison, thạc sĩ ĐH Adelaide cho biết.
Theo Harrison, có vẻ như một vài mảng đất đã rơi xuống biển cùng loài nhện này, theo sóng mà cập bến châu Úc.
Theo Harrison, có vẻ như một vài mảng đất đã rơi xuống biển cùng loài nhện này, theo sóng mà cập bến châu Úc.
Nếu như giả thuyết của Harrison được công nhận, loài nhện này sẽ là một trong hai sinh vật có khả năng di cư qua biển sang hẳn một lục địa mới.
Nếu như giả thuyết của Harrison được công nhận, loài nhện này sẽ là một trong hai sinh vật có khả năng di cư qua biển sang hẳn một lục địa mới.
Trông khá đáng sợ nhưng chúng không phải là mối đe dọa lớn đối với con người, dù vết cắn có thể gây sưng tấy và đau nhức.
Trông khá đáng sợ nhưng chúng không phải là mối đe dọa lớn đối với con người, dù vết cắn có thể gây sưng tấy và đau nhức.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.