Vua Gia Long thành chồng của công chúa Ngọc Bình thế nào?

"Địa vị nàng trong triều Tây Sơn còn lớn hơn Bùi Thị Xuân. Nếu ta muốn thì nàng cũng có thể bị xéo nát dưới chân voi! Nhưng ta đã tha cho nàng", vua Gia Long nói với Ngọc Bình.

Vua Gia Long thành chồng của công chúa Ngọc Bình thế nào?
Từ Dụ thái hậu (tác giả Trần Thùy Mai) là tiểu thuyết lịch sử dạng cung đấu với bối cảnh hậu cung nhà Nguyễn. Được sự đồng ý của NXB Phụ nữ - đơn vị giữ bản quyền cuốn sách - Zing.vn trích đăng một phần nội dung tác phẩm. Dưới đây là nội dung chương 7 - Đêm trong điện Hoàng Nhân.

Ở gian kế bên, Tam phi vừa từ trong hồ tắm bước lên, được thị nữ lấy khăn bông thấm nước, khoác áo lụa mỏng lên người. Chiếc áo mong manh làm nổi bật cơ thể nõn nà.

Nàng bước ra trước sảnh, vẻ mặt ủ dột.

Ngoài cửa, hai hàng tiểu thái giám xách lồng đèn vàng đang đưa nhà vua tiến vào. Đoàn tùy tùng đến cửa thì rẽ ra hai bên, cầm đèn đứng hầu trước hành lang.

Vua Gia Long thanh chong cua cong chua Ngoc Binh the nao?

Bộ tiểu thuyết Từ Dụ thái hậu.

Toàn thể cung nhân quỳ hai bên cửa cung, rạp đầu.

- Hoàng thượng vạn tuế!

Nhà vua bước qua, phẩy tay. Tất cả đứng dậy rút đi êm. Nhà vua vào thẳng trong màn gấm.

Thái giám Trung Tín cởi áo ngoài cho vua rồi cũng lùi ra hành lang, đứng chực bên cửa.

Tam phi quỳ trước giường trong bộ xiêm y mỏng manh.

Vua Gia Long vẫn nằm trong màn, ra lệnh:

- Đến đây.

Tam phi lết bằng đầu gối đến sát bên giường.

Nhà vua nâng mặt Tam phi lên nhìn.

- Sao chẳng bao giờ trẫm thấy nàng cười vậy? Đến bây giờ vẫn còn oán trách trẫm sao?

Tam phi cúi đầu:

- Thần thiếp là phận sâu kiến, đâu dám oán bệ hạ!

Vua Gia Long gằn giọng:

- Nàng không oán ta là đúng. Cả triều đình Tây Sơn bị tận diệt, cả nữ tướng Bùi Thị Xuân một thời lừng lẫy cũng đã bị xéo nát dưới chân voi. Nàng có nhớ không?

Tam phi rùng mình:

- Thiếp làm sao quên được.

Vua Gia Long nhếch cười:

- Địa vị nàng trong triều Tây Sơn còn lớn hơn Bùi Thị Xuân. Nếu ta muốn thì nàng cũng có thể bị xéo nát dưới chân voi! Nhưng ta đã tha cho nàng, lại còn đưa nàng lên địa vị cao quý. Nàng có biết vì sao như vậy không?

Tam phi lặng lẽ giây lâu rồi bỗng bật ra:

- Thần thiếp biết. Vì... vì bị voi giày chỉ đau đớn có một lần. Còn sống để chịu giày xéo mỗi ngày mới thật là đau đớn vạn lần!

Vua Gia Long nhổm dậy:

- Á à... Nàng dám nói vậy sao?

Không nén được tức giận, ngài xô Tam phi ngã sóng soài dưới chân giường.

- Ngọc Bình, nàng thật ngu dại. Ta đã giải thoát cho dân chúng khỏi ách của Tây Sơn, giải thoát cả cho nàng! Thế mà nàng dám nói là đang chịu giày xéo! Ta cho đuổi cổ cả hai mẹ con bây giờ!

Tam phi sợ hãi, lết tới níu lấy áo nhà vua:

- Hoàng thượng, xin tha tội thần thiếp lỡ lời. Có lúc thiếp không biết mình đang nói gì nữa.

Vua Gia Long dịu lại:

- Ngọc Bình, nàng bị giặc Tây Sơn cưỡng ép kết hôn. Nay trẫm đã giải thoát cho nàng, nàng hãy xóa sạch ra khỏi tâm trí cái khoảng thời gian theo giặc. Nghe chưa?

Vua Gia Long thanh chong cua cong chua Ngoc Binh the nao?-Hinh-2

Nguyễn Ánh (nghệ sĩ Minh Trường) và Ngọc Bình (nghệ sĩ Quế Trân) trong vở cải lương Chân mệnh. Ảnh: H.K

Tam phi ôm mặt khóc.

Vua Gia Long quát:

- Nín!

Tam phi sợ hãi im bặt, lấy tay áo lau nước mắt.

Thấy bộ dạng Ngọc Bình thảm hại như vậy, không hiểu sao trong lòng nhà vua dâng lên một cảm giác hứng thú vô bờ bến. Vua ôm nàng vào lòng, âu yếm vuốt ve:

- Trẫm thương nàng lắm. Thấy nàng khóc lóc trẫm cứ tưởng như cái ngày chiến thắng ấy mới xảy ra hôm qua đây thôi...

Tam phi đang run rẩy chợt mở to mắt.

- Vậy là thấy thần thiếp đau khổ thì bệ hạ mới thỏa lòng, phải không?

Vua Gia Long không đáp, kéo Tam phi nằm xuống.

Áo khoác mỏng của Tam phi rơi xuống bên giường.

Từ dưới nhà ngang, cách mấy lớp cửa son, Hạnh Thảo đang dỗ Ngọc Ngôn bỗng nghe Tam phi rú lên một tiếng.

Đứng trực ngay dưới thềm, Trung Tín nghe tiếng nhà vua ôn tồn vọng ra từ trong màn gấm:

- Trẫm có làm nàng đau đâu?

Trên nệm phỉ thúy, Tam phi oằn mình thở hổn hển, mắt mở to đầy vẻ hãi hùng. Không, nàng kinh sợ không phải vì đau: nhà vua là một người đàn ông trầm tĩnh, nhẹ nhàng và lịch lãm.

Nhưng nàng thét lên vì trong lúc ấy nàng vừa thấy vua Tây Sơn Quang Toản hiện ra, người đầm đìa máu.

3 vị vua gây tranh cãi nhất sử Việt

Tuy họ đều là những đấng minh quân với nhiều cải cách tiến bộ, giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, nhưng con đường tiến đến ngai vàng lại không hề bằng phẳng.

3 vị vua gây tranh cãi nhất sử Việt
Vị vua đầu tiên: Hồ Quý Ly - nhà cách tân nhầm thời

Hồi hộp nín thở chuyện vua Gia Long xây lăng mộ cho mình

(Kiến Thức) - Theo quan niệm phong thủy của người xưa, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu. Do vậy, vua Gia Long đã tìm kiếm nơi an nghỉ cuối cùng của mình từ khi còn ở trên ngai vàng.

Hồi hộp nín thở chuyện vua Gia Long xây lăng mộ cho mình
Hoi hop nin tho chuyen vua Gia Long xay lang mo cho minh
Thiên Thọ Lăng (xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là tên gọi lăng vua Gia Long (1762-1820), vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lịch sử hình thành khu lăng mộ này gắn với nhiều câu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong sử sách.
Hoi hop nin tho chuyen vua Gia Long xay lang mo cho minh-Hinh-2
Theo quan niệm phong thủy của người xưa, chọn được nơi an táng tốt thì con cháu phát phúc dài lâu. Do vậy, vua Gia Long đã tìm kiếm nơi an nghỉ cuối cùng của mình từ khi còn ở trên ngai vàng.

Cuộc đời Vua Gia Long qua sách hiếm của người Pháp 100 năm trước

Tác giả Michel Gautier, trong cuốn "Vua Gia Long", cho rằng lớp màn quên lãng không hề phủ lên trên tên tuổi của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn.

Cuộc đời Vua Gia Long qua sách hiếm của người Pháp 100 năm trước

Hào quang của vua Gia Long trong mắt Michel Gaultier

Michel Gaultier (1900-1960) là một công chức làm việc tại Việt Nam, với vị trí biên tập viên trong Nha Dân sự vụ thuộc Phủ Toàn quyền trong suốt hơn 10 năm. Với niềm say mê tìm hiểu về đề tài bản xứ, ông đã trở thành một nhà biên khảo sử thuộc địa, kiêm nhà văn có những tiểu thuyết và truyện chuyên về bối cảnh Việt Nam và Đông Dương.

Ông đã có hai công trình về các vị vua mở đầu triều Nguyễn là Vua Gia Long (xuất bản năm 1933) và Vua Minh Mạng (1936) - cuốn sách được nhận giải thưởng Therouanne của Viện Hàn lâm Pháp trao cho công trình sử học hay vào năm 1937. Sau đó, ông tiếp tục viết hai công trình biên khảo về vua Hàm Nghi mang tên Hoàng đế bị lưu đày và Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Hàm Nghi, hoàng đế An Nam, xuất bản vào các năm 1940 và 1959.

Cuoc doi Vua Gia Long qua sach hiem cua nguoi Phap 100 nam truoc
Vua Gia Long là tác phẩm đầu tay của Michel Gaultier. 
Cuốn sách chân dung vua Gia Long là tác phẩm đầu tiên của Gaultier, với mong muốn trình bày toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc cho đến năm 1802 - thời điểm Việt Nam thống nhất sau nhiều năm chiến tranh, chia rẽ. Thời điểm mở đầu của lịch sử nước ta được tác giả lựa chọn là năm 275 trước công nguyên, với sự xuất hiện của nhà Thục.

Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, dành toàn bộ chương I để kể về các sự kiện trong lịch sử Việt Nam cho đến khi vua Quang Trung chiếm Thăng Long lần thứ ba năm 1789. Từ chương II và III mô tả về cuộc chiến của chúa Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn, thông qua câu chuyện song song của hai nhân vật Bá Đa Lộc và chúa Nguyễn Ánh.

Chương IV nói về hoàn cảnh đất nước Việt Nam sau khi vua Gia Long lên ngôi, trong đó phần cuối chương này đề cập chi tiết đến tổ chức triều đình và quản lý đất nước, các luật lệ mà triều đình áp dụng cho đến khi ban hành bộ hình luật của triều đại, bộ Hoàng Việt luật lệ, tức Luật Gia Long được áp dụng từ năm 1818.

Mảng lịch sử thu gọn của đất nước Champa và Cao Miên cũng được tác giả đề cập khéo léo trong mối quan hệ của cuộc Nam tiến của nhà Nguyễn trong chương I và IV.

Sau khi vua Gia Long lên ngôi, tác giả nghiên cứu về các công trình hành chính của nhà vua, chính sách đối ngoại của ông. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nước Pháp bắt đầu dòm ngó Đông Dương, Gaultier phân tích chính sách thuộc địa của quận công Richelieu, cũng như sứ mệnh của các ông Kergariou và Chaigneau trong việc giao tiếp với vị vua nhà Nguyễn.

Với tài liệu của mình, Gaultier rút ra kết luận rằng các tác giả trình bày triều đại Gia Long như một giai đoạn trật tự và ổn định là thiếu chính xác. Bởi vì các tác giả này rút ra những định kiến ấy trong việc đọc biên niên sử được viết theo lệnh của triều đình Huế. Còn theo các tài liệu được công bố thời bấy giờ của cha Léopold Cadière, đã chứng minh rằng vua Gia Long bị ngập lút đầu trong những sự kiện.

Tác giả kết luận: “Vua Gia Long đã bị sức mạnh của những biến cố chính trị xô đẩy, buộc ông theo đuổi chính sách của các tiên vương bằng cách chú tâm gắn kết chặt sự nghiệp thống nhất vương quốc mà sự tương tranh của các dòng họ lớn có đặc quyền đã ngăn trở dài lâu”.

Trong lời giới thiệu cuốn sách, PGS. TS. Bửu Nam, thành viên hoàng tộc triều Nguyễn đã nhận xét đây là một công trình biên khảo về vua Gia Long và lịch sử Việt Nam có những thành tựu đáng kể trong thời điểm xuất bản, nhưng cũng có một số hạn chế do quan điểm, lối viết sử thuộc địa của tác giả. “Đây là một cuốn sách khá hấp dẫn để tham khảo”, ông Bửu Nam đánh giá.

Công trình này được Michel Gautier xuất bản tại Sài Gòn năm 1933, nhưng sau đó bị lãng quên trong lớp bụi thời gian, rồi tình cờ đến tay thầy giáo Đỗ Hữu Thạnh, người tu nghiệp tại Pháp và dạy tiếng Pháp ở Pháp quốc. Hứng thú với tác phẩm về vị vua mở đầu triều Nguyễn, thầy giáo Thạnh đã dành thời gian dịch cẩn thận, đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia, học giả thuộc Hoàng tộc để hoàn thiện bản dịch. Tác phẩm vừa được NXB Thế giới cho ra mắt độc giả.

Đọc nhiều nhất

Tin mới