Vụ Vạn Thịnh Phát: Lời khai lộ “ai thực sự là chủ Ngân hàng SCB”?

Theo lời khai của nguyên Tổng Giám đốc ngân hàng SCB Võ Tấn Hoàng Văn, dù không giữ chức vụ tại SCB, bà Trương Mỹ Lan mới thực sự là chủ ngân hàng.

Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị có liên quan, bị can Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB bị Bộ Công an đề nghị truy tố 3 tội danh "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản" cùng với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Theo lời khai của Võ Tấn Hoàng Văn, về bản chất "Trương Mỹ Lan mới thực sự là chủ của ngân hàng SCB".
Vu Van Thinh Phat: Loi khai lo “ai thuc su la chu Ngan hang SCB”?
Bị can Võ Tấn Hoàng Văn 
Kết luận điều tra nêu, Võ Tấn Hoàng Văn vào làm việc tại SCB từ tháng 7/2013 với chức vụ Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB. Tháng 12/2013, Võ Tấn Hoàng Văn được Trương Mỹ Lan đưa lên làm Tổng Giám đốc SCB.
Võ Tấn Hoàng Văn khai, các khoản cho vay với các khách hàng thuộc hệ thống sinh thái Vạn Thịnh Phát chiếm tỷ trọng phần lớn số tiền mà SCB cho vay. Mỗi khi cần tiền để sử dụng, Trương Mỹ Lan sẽ gọi điện cho Văn. Sau đó, Văn nắm được chủ trương và thực hiện các bước để giải ngân. Văn biết các khoản vay đứng tên cá nhân, pháp nhân trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát thực chất là để Trương Mỹ Lan dùng vào các mục đích khác, không đúng với phương án vay vốn trong hồ sơ vay.
Các khoản vay đều có điểm chung là chỉ ký khống thủ tục, hợp thức hồ sơ cho vay để giải ngân, rút tiền khỏi SCB theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. Thực tế, SCB không thẩm định khách hàng, không thẩm định tài sản đảm bảo, không quan tâm phương án vay vốn, bỏ qua quy trình cho vay thông thường.
Làm việc với cơ quan điều tra, Võ Tấn Hoàng Văn thừa nhận đã ký các Tờ trình thẩm định, Biên bản họp Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Hội sở đồng ý cho vay đối với nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát là hành vi vi phạm pháp luật. Từ ngày 18/11/2013 đến ngày 25/7/2020, Văn với vai trò là Tổng giám đốc SCB đã ký 575 tờ trình tái thẩm định, 547 biên bản họp hội đồng kinh doanh và đầu tư hội sở, 390 tờ trình Tổng giám đốc và rất nhiều giấy tờ khác để đồng ý cho 402 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát của Trương Mỹ Lan vay 638 khoản tiền. Số nợ khổng lồ này có dư nợ đến ngày 17/10/2022 là 271.308 tỷ đồng nợ gốc, 133.801 tỷ đồng nợ lãi/phí. Tổng số nợ là hơn 405.110 tỷ đồng.
Theo kết luận điều tra, với chủ trương lợi dụng hoạt động của ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Tập đoàn và các Công ty kể trên, Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần của các ngân hàng này để thao túng hoạt động của các ngân hàng này phục vụ cho mục đích cá nhân.
Trong đó, từ tháng 12/2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, Trương Mỹ Lan đã nắm giữ 81,43% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ) dưới tên của 32 cổ đông; 98,74% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa dưới tên của 36 cổ đông và 80,46% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất dưới tên của 24 cổ đông. Sau khi 3 ngân hàng này được hợp nhất vào ngày1/1/2012 với tên gọi là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng SCB), Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu 85,606% cổ phần của Ngân hàng SCB; đồng thời, tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên Cổ phần Ngân hàng SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên 91,545% vào ngày 1/1/2018.
Tính đến tháng 10/2022, Ngân hàng SCB có vốn điều lệ 15.231 tỷ đồng (tương ứng 1.523.168.810 cổ phần) với tổng số 4.129 cổ đông, được NHNN công nhận; trong đó, Trương Mỹ Lan đã sở hữu, chi phối 1.394.253.393 cổ phần Ngân hàng SCB, chiếm 91,536% vốn điều lệ, do 27 pháp nhân, cá nhân đứng tên giúp; trong đó Trương Mỹ Lan trực tiếp đứng tên sở hữu 75.888.800 cổ phần, chiếm 4,982% vốn điều lệ SCB.
Điều tra xác định, các cá nhân và đại diện các tổ chức này (trừ các pháp nhân nước ngoài đã liên hệ nhưng không đến làm việc) đều khai đứng tên Cổ phần cho Trương Mỹ Lan. Với việc sở hữu, nắm quyền chi phối cổ phần SCB, bà Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng những người tin tưởng, thân tín - đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của SCB và trả mức lương cao từ 200 - 500 triệu đồng/tháng. Thực tế, các lãnh đạo chủ chốt của Ngân hàng SCB đều do Trương Mỹ Lan tuyển chọn và giao nhiệm vụ cho các đối tượng nắm chức vụ, vai trò chủ chốt.
Kết quả điều tra cho thấy, Trương Mỹ Lan mặc dù không nắm giữ chức vụ nào tại Ngân hàng SCB, nhưng lại là người có quyền hạn tại Ngân hàng SCB vì từ khi sáp nhập (năm 2012) đến nay, Trương Mỹ Lan luôn nắm giữ Cổ phần chi phối tại Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% tổng số Cổ phần Ngân hàng SCB do chính Trương Mỹ Lan, các cá nhân thân tín và pháp nhân của Lan sở hữu đứng tên sở hữu), số Cổ phần còn lại (<10%) do khoảng hơn 4.000 cổ đông nhỏ lẻ nắm giữ. Với việc nắm giữ số Cổ phần chi phối hoạt động, bố trí người thân tín giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, Ban điều hành) nên mọi hoạt động của Ngân hàng này đều cơ bản phục vụ hoạt động của Trương Mỹ Lan.
Ngân hàng SCB được phép “nhận tiền gửi” của các cá nhân, tổ chức, quản lý tiền huy động để hoạt động kinh doanh “cấp tín dụng” cho khách hàng vay vốn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn, nhưng thay vì điều hành hoạt động đúng quy định của pháp luật, Trương Mỹ Lan đã sử dụng quyền hạn của mình để chỉ đạo các đồng phạm hợp thức hồ sơ để rút tiền phục vụ cho mục đích cá nhân.
Mặc dù không giữ chức vụ trong Ngân hàng SCB nhưng bằng các thủ đoạn nêu trên, Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn, sau đó chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát lập hồ sơ hợp thức hóa như một khoản vay để chiếm đoạt tiền của Ngân hàng SCB.
Kể từ khi Ngân hàng SCB sáp nhập ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập một số lượng lớn các hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn sử dụng vào các mục đích của Lan. Trong đó, kết quả điều tra xác định, trong thời gian từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, đến nay các khoản vay này còn nợ 545.039.379.476.224 đồng (Dư nợ gốc 415.666.604.370.480 đồng + dư nợ lãi 129.372.775.105.744 đồng). Toàn bộ số tiền chiếm đoạt này đều phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.
Cơ quan điều tra xác định trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền 304 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, hành vi Tham ô tài sản của Lan còn gây thiệt hại số tiền 129 nghìn đồng là số tiền lãi phát sinh từ số tiền gốc chiếm đoạt nêu trên.
Người tố cựu Cục trưởng Cục Thanh tra nhận 5,2 triệu USD từ bà Trương Mỹ Lan
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát vừa được Bộ Công an công bố kết luận điều tra, bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng II thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) bị cáo buộc nhận 5,2 triệu USD.
Đáng chú ý, kết luận điều tra đề cập tới người đã tố giác hành vi của bà Nhàn, đó là ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB, người trực tiếp đưa tiền cho Nhàn theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan. Tại cơ quan điều tra, bị can Văn khẳng định, nguồn tiền đưa bà Nhàn là do bà Lan chỉ đạo. Việc này, bị can Văn đã có đơn tố giác tội phạm về hành vi nhận tiền của bà Đỗ Thị Nhàn.
Theo kết luận, ông Văn đã chủ động khai báo chi tiết việc đưa tiền cho bị can Nhàn và các cá nhân khác trong quá trình thanh tra, tố giác hành vi của bà Nhàn (từ trước khi khởi tố vụ án), hợp tác tích cực với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, làm rõ vụ án. Do vậy, cơ quan điều tra căn cứ theo đúng quy định của pháp luật, Nghị quyết số 03/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, không xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Văn về tội “Đưa hối lộ”.

>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ “chuyến bay giải cứu”: Choáng váng số tiền tỷ nhận hối lộ

00:0000:0000:00
00:00
 
  

Hành trình phá án: Bí ẩn thi thể có 4 'lỗ thủng' bị vứt ven đường

Lợi dụng đêm tối và khu vực vắng người, hung thủ đã dùng dao để sát hại nạn nhân rồi cướp xe đi. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 5h30 sáng 11/6/2018, một người dân dậy sớm đi men theo con đường thuộc xóm Mới (thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, Hải Dương). Khi đến khu vực bãi xe container, họ sững người khi phát hiện 1 thi thể nằm sát mép đường, xung quanh máu còn vương vãi.

Hanh trinh pha an: Bi an thi the co 4 'lo thung' bi vut ven duong-Hinh-2
Tiếp nhận thông tin, Công an huyện Thanh Hà đã lập tức xuống hiện trường đồng thời báo lên Công an tỉnh Hải Dương. Các cán bộ kỹ thuật hình sự là người đầu tiên tiếp cận với thi thể trên. Đây là thi thể nam giới, đã tử vong trước đó nhiều giờ. Trên người nạn nhân có tổng cộng 4 vết thương, trong đó có một vết cắt sâu ở cổ, 2 vết đâm tại cổ, ngực và một vết đâm sau lưng. Nạn nhân được xác định tử vong do mất máu cấp.

Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.