Vụ Thuận An và Phúc Sơn vào diện Trung ương theo dõi

Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực thống nhất đưa vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và Phúc Sơn vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Sáng 30/5, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến đối với kết quả chỉ đạo xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ đầu năm đến nay.
Kỷ luật 20 cán bộ diện Trung ương quản lý
Thông tin về kết quả đạt được, Thường trực Ban Chỉ đạo khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt theo đúng tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư là: "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ".
Trong đó, sự kết hợp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả giữa công tác phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực; giữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với công tác cán bộ, xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.
Vu Thuan An va Phuc Son vao dien Trung uong theo doi

Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và Nguyễn Văn Hậu ("Hậu Pháo"), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn 

Các cơ quan vừa xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, vừa xử lý nghiêm vi phạm trách nhiệm nêu gương của lãnh đạo các cấp, góp phần xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, không phải là "đấu đá nội bộ", "phe cánh", "tranh giành quyền lực" như các đối tượng xấu, thế lực thù địch xuyên tạc.
Từ đầu năm đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 2.100 vụ với 4.211 bị can, truy tố 2.030 vụ với 4.042 bị can, xét xử sơ thẩm 1.686 vụ với 3.198 bị cáo về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ; trong đó đã khởi tố mới 285 vụ án, 646 bị can về tội tham nhũng.
Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã khởi tố mới 2 vụ án với 8 bị can, khởi tố thêm 135 bị can trong 7 vụ án; kết luận điều tra 3 vụ án với 318 bị can; kết luận điều tra bổ sung 2 vụ án với 10 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 2 vụ án với 304 bị can; xét xử sơ thẩm 5 vụ án với 140 bị cáo; xét xử phúc thẩm 2 vụ án với 9 bị cáo.
Nhất là đã khởi tố, điều tra, kiên quyết xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng, tiêu cực, phức tạp, xảy ra đã lâu, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương, như: Vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn; vụ án xảy ra tại tập đoàn Thuận An; hoàn thành kết luận điều tra, ban hành cáo trạng truy tố vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm một số địa phương và vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC; hoàn thành xét xử sơ thẩm 2 vụ án trọng điểm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và tập đoàn Tân Hoàng Minh, với mức án rất nghiêm khắc, cũng rất nhân văn, trong đó, lần đầu tiên tuyên phạt tử hình đối với 1 bị cáo là chủ doanh nghiệp tư nhân về tội "tham ô tài sản".
Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; vi phạm do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương, vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Trong công tác kiểm tra của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tích cực, khẩn trương hoàn thành 7/8 cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 7 tổ chức đảng liên quan đến các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Qua kiểm tra, đã xử lý kỷ luật đối với 68 tổ chức đảng, 104 đảng viên, trong đó có 20 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý. Chỉ đạo, đôn đốc 68 cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành kiểm tra 830 dự án, gói thầu liên quan đến Công ty AIC. Đến nay, 60/68 cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thành việc kiểm tra đối với 782/830 dự án, gói thầu; qua kiểm tra, đã xử lý kỷ luật 65 tổ chức đảng, 127 đảng viên, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Ban Chỉ đạo nhấn mạnh việc kiên quyết xử lý trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, xử lý vi phạm trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.
Trên cơ sở đó khuyến khích cán bộ tự giác nhận khuyết điểm, chủ động xin từ chức, xin thôi chức vụ khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín, thể hiện sự nghiêm minh, công bằng, nhưng cũng rất nhân văn; đưa việc "có lên có xuống, có vào có ra" dần trở thành văn hóa, việc làm bình thường trong công tác cán bộ, được dư luận, cán bộ, đảng viên hoan nghênh, đồng tình cao.
Công tác thu hồi tài sản trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo tiếp tục được quan tâm. Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, giai đoạn thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 7.500 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay lên hơn 85.000 tỷ đồng.
Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực ở địa phương tiếp tục được đẩy mạnh. Từ đầu năm đến nay, các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã khởi tố mới 190 vụ án với 463 bị can về tội tham nhũng. Nhiều địa phương đã khởi tố, điều tra xử lý nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp xảy ra từ nhiều năm trước; khởi tố cả cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy, thành ủy quản lý, như: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Bắc Ninh, An Giang, Kiên Giang…
Thuận An, Phúc Sơn vào diện Ban chỉ đạo Trung ương theo dõi
Nhiệm vụ thời gian tới, Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tập trung xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm.
Nhất là tập trung kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến tập đoàn FLC, Công ty AIC, tập đoàn Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn - Đại Ninh (Lâm Đồng);… tích cực phối hợp chặt chẽ trong truy bắt, dẫn độ bằng được những bị can, bị cáo bỏ trốn ra nước ngoài về nước để thi hành án và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Phấn đấu từ nay đến hết năm 2024 kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 36 vụ án, 8 vụ việc; trong đó, phấn đấu đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 6 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.
Cũng tại cuộc họp này, Thường trực Ban Chỉ đạo thống nhất đưa 2 vụ án vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm: Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các cơ quan, địa phương liên quan; Vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và một số cơ quan, địa phương liên quan.

>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng

Nguồn video: VTV1

Tập đoàn Phúc Sơn làm ăn sao trước khi chủ tịch bị bắt?

Tập đoàn Phúc Sơn được biết đến khi làm chủ đầu tư hàng loạt dự án nghìn tỷ, nhưng kết quả kinh doanh những năm gần đây lại sụt giảm.

Ông Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu “Pháo”) - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, bị Cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam để làm rõ hành vi giả mạo, khai man, để ngoài sổ sách kế toán doanh thu gây thiệt hại tài sản Nhà nước.
Tap doan Phuc Son lam an sao truoc khi chu tich bi bat?
Ông Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu “Pháo”) - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn. (Ảnh: Bộ Công an). 
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phúc Sơn, chính thức được thành lập ngày 6/1/2004. Ngày 4/8/2009, doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng đô thị Phúc Sơn. Ngày 27/7/2010, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và hoạt động dưới tên gọi này cho đến nay.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn có trụ sở chính tại thôn Phúc Lập, xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Tận mục dự án tại sân bay Nha Trang của Tập đoàn Phúc Sơn

Dự án tại sân bay Nha Trang của Tập đoàn Phúc Sơn, sau nhiều năm được tỉnh Khánh Hòa giao đất vẫn dở dang, nhiều hạng mục chưa hoàn thiện.

Tan muc du an tai san bay Nha Trang cua Tap doan Phuc Son
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố, tạm giam ông Nguyễn Văn Hậu (biệt danh “Hậu Pháo"), Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn cùng ba cán bộ của Tập đoàn này và Trần Hữu Định (Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Á Group), Nguyễn Hồng Sơn (lao động tự do) để điều tra về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. (Ảnh: Đại Đoàn Kết). 

Soi biệt phủ nguy nga của Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn vừa bị bắt

Trước khi vướng vòng lao lý, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu là một trong những đại gia giàu có nức tiếng ở Vĩnh Phúc.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu (có biệt danh Hậu "Pháo") sinh năm 1981, trú ở phường Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội trong khi quê gốc ở xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.