Vụ thảm sát ở Nam Định: Nữ sát thủ có thể thoát tội?

(Kiến Thức) -  Nếu hung thủ giết 3 bà cháu ở Nam Định có kết luận của HĐ giám định tâm thần xác định bị bệnh thì không phải không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như báo chí đã đưa tin vào khoảng 10h sáng ngày 11/4, tại xã Hải Tân, Hải Hậu, Nam Định đã xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng khiến 3 người tử vong. Hung thủ sát hại hai cháu bé Đỗ Thành Đạt (8 tuổi), Đỗ Công Minh (3 tuổi) và bà Đỗ Thị Ngọc (52 tuổi) là Mai Thị Vóc (40 tuổi) vừa là hàng xóm cũng vừa là họ hàng với các nạn nhân.
Vụ việc đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng và băn khoăn, đối với những tình tiết mà hung thủ gây ra, nữ sát thủ sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Để làm rõ vấn đề này, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Luật sư Chu Văn Tiến – Công ty Luật TNHH An Nam thuộc Đoàn Luật Sư thành phố Hà Nội và đồng nghiệp.
Theo nhận định của Luật sư Chu Văn Tiến, đây là một vụ thảm án kinh hoàng, mang nhiều yếu tố bất ngờ. Có lẽ rằng, thảm kịch đau lòng này sẽ khiến cho bất cứ ai (không chỉ người thân của người bị hại mà cả của người gây án) nếu chứng kiến cũng bị ám ảnh, để lại trong lòng người thân của những “nhân vật chính” sự đau đớn dai dẳng.
Vu tham sat o Nam Dinh hung thu tam than co the thoat toi
 Bàn thờ lập vội của các nạn nhân
Luật sư Tiến phân tích, trong vụ việc trên, bà Vóc đã giết ba người: Bà Ngọc, Cháu Đạt và Cháu Minh; trong đó, có hai nạn nhân dưới 13 tuổi (cháu Đạt - 8 tuổi và cháu Minh - 3 tuổi). Theo quy định tại Điều 1 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em năm 2004, Trẻ em được xác định là người dưới 16 tuổi. Với những tình tiết này có thể xác định, đối tượng đã phạm tội giết người theo khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 với tình tiết tăng nặng là thực hiện phạm tội đối với trẻ em, giết nhiều người.
Tuy nhiên, nhận định bước đầu của cơ quan chức năng cho thấy bà Vóc có dấu hiệu trầm cảm. Trầm cảm là triệu chứng của bệnh tâm thần. Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 về Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh làm mất khả năng nhận thức không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp phải được hội đồng giám định tâm thần xác định và kết luận. Đối với vụ án này, sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra.
Trường hợp thứ nhất, nếu đối tượng Mai Thị Vóc có kết luận của Hội đồng giám định tâm thần xác định bị bệnh tâm thần thì không phải không phải chịu trách nhiệm hình sự với tội phạm mình gây ra, vì không nhận thức được hành vi tội phạm của mình. Về nguyên tắc thì đối tượng Mai Thị Vóc vẫn phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh (Điều 13 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009).
Trường hợp thứ hai: nếu đối tượng Mai Thị Vóc có kết luận của hội đồng giám định tâm thần là không bị bệnh tâm thần thì vẫn áp dụng hình phạt theo khoản 1 điều 93 về tội giết người: phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Với tình tiết tăng nặng là thực hiện phạm tội đối với trẻ em, giết nhiều người thì hình phạt cao nhất sẽ là tử hình.
“Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

A) Giết nhiều người;

B) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

C) Giết trẻ em;

D) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

Đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

E) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

G) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

H) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

I) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

K) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

L) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

M) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

N) Có tính chất côn đồ;

O) Có tổ chức;

P) Tái phạm nguy hiểm;

Q) Vì động cơ đê hèn.”

Vụ chém chết người ở Quảng Ninh: Hung thủ có dấu hiệu tâm thần?

(Kiến Thức) - Trước khi gây ra vụ án mạng, Đạt từng được đưa đến bệnh viện tâm thần Quảng Ninh để chữa trị. Đạt cũng thường cầm dao đuổi chém bố, mẹ..

Liên quan đến vụ án mạng xảy ra ngày 7/11, tại thôn Nhuệ Hổ, xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, nạn nhân là ông Đặng Văn Hạnh (56 tuổi) tử vong với 8 nhát ở mặt, chân và tay. Nghi can nhanh chóng được cơ quan công an xác định là Đặng Văn Đạt (26 tuổi) trú tại thôn Nhuệ Hổ, xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Tại cơ quan công an, Đạt đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Đặng Văn Đạt và hiện trường xảy ra vụ án mạng.
 Đặng Văn Đạt và hiện trường xảy ra vụ án mạng.

Kẻ chém chết con gái ruột đang mang thai 4 tháng định tự sát

(Kiến Thức) -  Trong quá trình chạy trốn cách nhà khoảng 30 km, Ba đã vứt bỏ hung khí xuống vực, sau đó có ý định tự sát, nhưng lại tiếp tục chạy trốn.

Liên quan đến vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại thôn Nhội, xã Thành Công, huyện Phổ Yên, TP Thái Nguyên hôm 23/11, khiến chị Lâm Thị H. (SN 1992, con gái của hung thủ) đang mang bầu 4 tháng tử vong tại chỗ với đa chấn thương trên cơ thể; Còn hung thủ Lâm Quảng Ba (SN 1965) trốn khỏi hiện trường sau khi gây án, chiều ngày 25/11 phóng viên Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Đại tá Dương Xuân Quý, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Thái Nguyên.
Đại tá Dương Xuân Quý trao đổi thông tin với phóng viên Kiến Thức.
 Đại tá Dương Xuân Quý trao đổi thông tin với phóng viên Kiến Thức.

Đọc nhiều nhất

Tin mới