Vụ ngừng bán khẩu trang: Đừng đánh mất y đức để mưu lợi trên nỗi sợ hãi của cộng đồng!

(Kiến Thức) - Trong khi cả cộng đồng đang lo lắng, hoang mang vì dịch bệnh do virus corona gây ra, một số cửa hàng kinh doanh thuốc lại dửng dưng, thờ ơ, vô trách nhiệm, đánh mất y đức của người thầy thuốc.

Vụ ngừng bán khẩu trang: Đừng đánh mất y đức để mưu lợi trên nỗi sợ hãi của cộng đồng!
Mới đây, trên một số diễn đàn chợ thuốc, mốt số tài khoản Facebook đã kêu gọi các hiệu thuốc đồng loạt ngừng nhập và bán khẩu trang giữa thời điểm người dân đang rất hoang mang về dịch bệnh do virus corona gây ra.
Trên nhóm “Chợ thuốc Hapulico Hà Nội”, tài khoản facebook Nguyễn Kim Dung kêu gọi: “Tất cả nhà thuốc chúng ta liên kết đoàn kết, không nhập khẩu trang và cũng không bán khẩu trang nữa. Việc đó giờ nhà nước lo, miễn phí hay bán giá như trước thì nhà em không làm được rồi... Sân bay bán 350k/10 cái khẩu trang y tế 4 lớp mà chẳng quản lý thị trường nào vào đập, cứ nhà thuốc nhỏ lẻ bị úp. Vậy nên chúng ta chung sức không nhập, không bán nhé. Hiện tại cũng 70% các nhà không nhập, 10% không bán, 10% phát free (miễn phí)”.
Những thông tin trên ngay lập tức khiến dư luận phản ứng. Tuy nhiên, ngày 3/2, hàng loạt quầy thuốc tại chợ thuốc Hapulico đồng loạt treo biển “không bán khẩu trang, nước rửa tay, miễn hỏi” đã gây chú ý dư luận ở thời điểm dịch corona đang diễn biến phức tạp.
Chính vì vậy, dư luận cho rằng, một số nhà thuốc đã kêu gọi, tuyên truyền, liên kết với nhau về việc không bán khẩu trang y tế cho người dân với lý do không được tăng giá sản phẩm.
Vu ngung ban khau trang: Dung danh mat y duc de muu loi tren noi so hai cua cong dong!
 Nhiều cửa hàng bất ngờ treo biển không bán khẩu trang mà không nói rõ nguyên nhân.
Trao đổi với PV Kiến Thức, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã nêu một số ý kiến, quan điểm liên quan thông tin trên.
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, theo quy định, khẩu trang y tế được coi là thiết bị y tế và phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia số TCVN 8389-1:2010 do bộ khoa học và công nghệ công bố.
Đối với sản phẩm khẩu trang y tế thường được bày bán chủ yếu tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm, thiết bị y tế và được sử dụng nhiều trong hoạt động y tế, khám chữa bệnh, phòng bệnh.
Tuy nhiên hiện nay, lợi dụng tình trạng dịch bệnh nCoV đang bùng phát tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, rất nhiều cơ sở kinh doanh dược phẩm, thiết bị y tế đã ngừng cung cấp mặt hàng này để đáp trả việc nhà nước không cho tăng giá bán sản phẩm.
Dưới góc độ xã hội, luật sư Cường cho rằng, hành vi này là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp. Khi dịch bệnh đang có dấu hiệu bùng phát thì trách nhiệm phòng bệnh phải đặt lên hàng đầu, trách nhiệm này không chỉ thuộc về nhà nước, của ngành y tế mà là của chung toàn xã hội.
"Chúng ta cần chung tay bảo vệ mình và cộng đồng để đẩy lùi dịch bệnh chứ không phải bỏ mặc người dân như các cơ sở này. Trong khi rất nhiều đơn vị phát khẩu trang miễn phí cho người dân để phòng bệnh, tránh nguy cơ lây lan cho công đồng thì một bộ phận cơ sở kinh doanh lại kêu gọi găm hàng, không nhập hàng, không bán hàng thì đây là hành vi phi đạo đức, thể hiện sự ích kỷ, trục lợi trên nỗi sợ hãi của người khác.
Họ quên mất rằng ngoài mục đích lợi ích cá nhân thì chúng ta cần quan tâm đến y đức, đạo đức nghề nghiệp, đến lợi ích chung của cả cộng đồng”, Luật sư Cường nêu ý kiến.
Luật sư Cường cho rằng, không thể chỉ vì việc nhà nước cấm tăng giá sản phẩm mà các cơ sở này lại đối đầu, đáp trả bằng hành vi không bán, không cung cấp sản phẩm.
“Trong khi cả cộng đồng đang lo lắng, hoang mang vì dịch bệnh thì họ lại dửng dưng, thờ ơ, vô trách nhiệm, đánh mất y đức của người thầy thuốc! Họ có chắc là bản thân và gia đình mình sẽ không nhiễm nCoV ?!”, Luật sư Cường nêu ý kiến.
Đồng thời cho rằng, khi dịch bệnh bùng phát thì người có nghề, người trong nghề phải là người tiên phong khoanh vùng, dập dịch, đây là cơ hội để chứng minh đạo đức và nhân cách làm người. Tuy nhiên, nhiều người lại quên điều đó, kiên quyết từ bỏ danh xưng “thầy” thuốc để nhận mình là “con buôn” cầu lợi trên nỗi sợ hãi của cộng đồng.
“Phải chăng việc găm hàng, không cung cấp sản phẩm cho người dân phòng bệnh, bỏ mặc người dân nhiễm bệnh để tăng cơ hội bán thuốc? Do đó, tôi cho rằng hành vi đáp trả của nhóm cơ sơ kinh doanh này là hành vi không thể chấp nhận được và cần được lên án mạnh mẽ”, Luật sư Cường nói.
Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, tại điều 31 Luật dược đã quy định rõ nghĩa vụ của người hành nghề dược là tuân thủ đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề dược; Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
Do đó, trong trường hợp các cơ sở kinh doanh găm hàng, đầu cơ, không bán hàng, không chấp hành quyết định nhà nước trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiêm thì đây là hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Trong trường hợp này, Bộ Y tế, Sở y tế tại các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý thị trường thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược phẩm, thiết bị y tế, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý thật nghiêm để tránh tình trạng trục lợi, gây hỗn loạn, gây hoang mang cho người dân.
Trong trường hợp phát hiện nhóm cơ sở này có hành vi đầu cơ, găm hàng hoặc buôn bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không niêm yết giá thì phải xử lý thật nghiêm theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP về vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Với hành vi đâu cơ mà chưa đến mức xử lý hình sự thì mức xử phạt hành chính có thể từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với tổ chức vi phạm. Ngoài ra người vi phạm còn bị tịch thu sung công quĩ nhà nước tiền thu lợi bất chính.
Đối với hành vi không chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm thì phải xử phạt ngay theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 36 Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Ngoài ra, đối với các trường hợp vi phạm trên thì có thể áp dụng chế tài thu hồi chứng chỉ hành nghề dược của người vi phạm theo quy định tại Điều 26 Luật dược.
Vu ngung ban khau trang: Dung danh mat y duc de muu loi tren noi so hai cua cong dong!-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường.
Còn nếu có căn cứ xác định nhóm người, nhóm cơ sở kinh doanh này có hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc giá trị hàng hóa từ 500.000.000 đồng trở lên thì cần chuyển ngay cho cơ quan công an có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật hình sự năm 2015 mức hình phạt cao nhất của tội danh này có thể lên đến 15 năm tù.
Như vậy, để ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng thu lợi bất chính và bảo đảm quyền lợi của người dân trên toàn quốc, luật sư Cường cho rằng các sở ban ngành cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện đúng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thường xuyên, theo dõi, phối hợp kiểm tra các cơ sở kinh doanh dược phẩm, thiết bị y tế, nếu phát hiện vi phạm thì phải xử lý thật nghiêm, thu hồi ngay chứng chỉ hành nghề của người vi phạm thì mới thể hiện sự răn đe và ngăn chặn, chấm dứt được hành vi này.

>>> Mời độc giả xem video Phạt nặng cơ sở "thổi giá" khẩu trang trục lợi:

Nguồn VTC Now.

Nữ nhân viên khách sạn bị nhiễm virus corona quay video chia sẻ về sức khỏe

Qua video clip, chị L.T.T.H (SN 1995, nhân viên lễ tân khách sạn ở Nha Trang, Khánh Hòa), người bị nhiễm virus corona cho biết, sức khỏe của mình rất tốt.

Nữ nhân viên khách sạn bị nhiễm virus corona quay video chia sẻ về sức khỏe
Trước những thông tin trái chiều về bản thân trên mạng xã hội Facebook, chị L.T.T.H đã quyết định tự quay video clip ngay trong phòng cách ly, bày tỏ sự lạc quan về tình hình sức khỏe, đồng thời mong muốn cộng đồng bớt chia sẻ thông tin không đúng về mình, tránh gây hoang mang cho chính bản thân và xã hội.
Nu nhan vien khach san bi nhiem virus corona quay video chia se ve suc khoe
Chị L.T.T.H lạc quan chia sẻ về tình hình sức khỏe bằng video tự quay. Hình cắt từ video.

Ảnh: Yên Tử “vắng như chùa Bà Đanh” vì dịch Corona

(Kiến Thức) - Ngày 3/2 (mùng 10 tháng giêng Canh Tý, mọi năm là ngày khai hội Yên Tử) thì nay vắng bóng du khách do dịch bệnh corona, trên đường tham quan vãn cảnh chùa Đồng, du khách còn được phát khẩu trang miễn phí.

Ảnh: Yên Tử “vắng như chùa Bà Đanh” vì dịch Corona
Anh: Yen Tu “vang nhu chua Ba Danh” vi dich Corona
Ghi nhận những ngày này tại di tích Yên Tử (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), do dịch bệnh Corona, du khách đến Yên Tử khá ít ỏi.
Anh: Yen Tu “vang nhu chua Ba Danh” vi dich Corona-Hinh-2
Ngày này mọi năm Yên Tử khai hội xuân. Năm nay, do dịch bệnh Corona, Quảng Ninh đã quyết định không tổ chức lễ hội Xuân Yên Tử.

Bệnh nhân sửa kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết thành dương tính virus corona

(Kiến Thức) - Nam thanh niên ở Đà Nẵng đã sử dụng kết quả xét nghiệm của chính mình chỉnh sửa thành dương tính với virus corona, đăng lên Facebook để thu hút sự chú ý.

Bệnh nhân sửa kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết thành dương tính virus corona

Ngày 3/2, Công an TP Đà Nẵng đã triệu tập Phạm Hoàng Giang (SN 1999, trú phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để làm rõ về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật gây hoang mang dư luận.

Trước đó, ngày 31/1, Giang dùng tài khoản Facebook Giang Aiden đăng tải hình ảnh tờ giấy xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus corona tại Trung tâm y tế quận Liên Chiểu.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.